7. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Văn hoá ứng xử trong giao tiếp
Giao tiếp là một trong những nhu cầu thiết yếu hằng ngày của con ngƣời, vì là nhu cầu nên nó có những đòi hỏi và yêu cầu nhất định trong giao tiếp. Chính những đòi hỏi và yêu cầu đã tạo nên nét khác biệt giữa các dân tộc và vùng miền, mỗi một nơi lại có một cách giao tiếp riêng. Việc con ngƣời đối đáp lại nhau trong giao tiếp đƣợc gọi là ứng xử, ứng xử trở thành văn hóa trong giao tiếp của con ngƣời. Nó là biểu hiện cho tính cách và con ngƣời khi tham gia cuộc đối thoại.
58
Trong tác phẩm Lớp lớp phù sa của Kiệt Tấn, văn hóa không chỉ đƣợc thể hiện trong lối ăn ở, đi lại mà còn đƣợc biểu hiện trong ứng xử hàng ngày.
Trong tác phẩm, văn hóa ứng xử của cƣ dân Nam Bộ thể hiện trƣớc hết ở cách xƣng hô. Xƣng hô trong quan hệ gia đình thƣờng theo quan hệ dòng họ (nội - ngoại) và theo quan hệ thứ bậc trên dƣới. Cặp xƣng hô tƣơng ứng theo quan hệ thứ bậc nhƣ: ông, bà - cháu; bố, mẹ - con; anh, chị - em. Cặp xƣng hô tƣơng ứng theo quan hệ dòng họ nhƣ: cô/bác (bên nội) - dì/cậu (bên ngoại); mợ/dƣợng (bên ngoại) - bác/thím (bên nội) - cậu/dì (bên ngoại). Tuy nhiên, trong quá trình giao tiếp, nếu ngƣời miền Bắc thƣờng dùng kết hợp giữa quan hệ thứ bậc và quan hệ dòng họ để tạo nên cách xƣng hô nhƣ ông ngoại, ông nội thì trong quá trình giao tiếp ngƣời miền Nam chủ yếu chỉ dùng cách xƣng hô theo quan hệ dòng họ để gọi đáp. Ví dụ nhƣ đoạn thằng Phát nói chuyện với Lão Thần Y, thay vì gọi Lão Thần Y là ông ngoại thì nó chỉ gọi là ngoại:
“Ngoại ơi! Con cóc bị bịnh rồi, ngoại cho nó uống thuốc đi ngoại. Ngoại nó cúi xuống gần, ngó kỹ rồi nói:
- Nó chết rồi con à!
- Vậy hả! Sao ngoại biết?
- Thì hết nhúc nhích cục cựa là nó chết rồi. Thú vật ít khi bị bịnh lắm, không phải như con người đâu.”
[24, tr. 176] Cũng giống nhƣ tiếng Việt toàn dân, từ dùng xƣng hô trong gia đình ngƣời Việt miền Nam Bộ ngoài sử dụng các đại từ có nguồn gốc từ danh từ chỉ huyết thống còn sử dụng các đại từ xƣng hô nhƣ: tôi/tao, mày,…nhƣng là dùng các biến thể của chúng trong ngữ cảnh nhất định nhƣ: tui, mầy, tụi nhỏ,… Những đại từ này đƣợc ngƣời bậc trên xƣng và gọi với những ngƣời dƣới mình nhƣ bố/mẹ với con, ông/bà với cháu, anh/chị với em. Đáng chú ý là đại từ tui (biến thể của tôi) đƣợc sử dụng rất linh hoạt và đa dạng với nhiều vai giao tiếp khác nhau. Cụ thể nhƣ trong quan hệ vợ chồng: chú Ba Khuôn và thím Ba sẽ gọi vợ hoặc chồng là “mình” và xƣng là “tui”: “Thì mình nằm thẳng xương sống
59
chớ đừng ngồi. Tui đương gặt lỡ tay, một chút tui lợi sau” [24, tr. 17], trong quan hệ cha con, hay mẹ con thì ngƣời con có thể xƣng tui và gọi cha mẹ là ba,
má: “Dạ… dạ… tại tui kẹt phải gặt gấp gấp cho kịp nên hổng có hưỡn mà ghé
ba đặng” [24, tr. 42] hoặc xƣng con: “Má ơi! Con hốt thuốc về tới rồi, má ráng
chờ con. Mô Phật, xin Trời Phật hộ độ cho má con. Nam mô A-di-đà Phật…”
[24, tr. 72]. Không phải chỉ có chú Ba, thím Ba hay những ngƣời lớn nhƣ chú thím mới có cách xƣng hô nhƣ vậy mà kể cả trẻ con nhƣ thằng Sơn, thằng Phát cũng gọi bố mẹ là ba má và xƣng tui: “Má để cho tui sướt lông gà cái đã. Tui
sướt tóc ra đằng sau rồi lên liền, để hồi lâu nữa,...” [24, tr. 222]. Từ tui trong
xƣng hô Nam Bộ có thể dùng cho mọi loại đối tƣợng, không phải chỉ có ngƣời trên gọi ngƣời dƣới mà ngƣời bề dƣới cũng có thể xƣng tui với những ngƣời lớn tuổi hơn, có địa vị cao hơn mà không sợ bị coi là xấc xƣợc, hỗn hòa.
Mỗi một vùng miền, mỗi một địa phƣơng lại có một cách giao tiếp và xƣng hô khác nhau, dù cho đa dạng hay đơn giản trong cách xƣng hô thì mỗi một cách dùng đều có những dụng ý và biểu hiện nhất định. Cách giao tiếp không chỉ thể hiện tính cách mà còn là văn hóa, là lối sống của con ngƣời. Việc ngƣời Nam Bộ xƣng tui trong giao tiếp thể hiện cho sự thẳng thắn, bộc trực và cũng giàu nghĩa tình của cƣ dân miền sông nƣớc.
60
* Tiểu kết chƣơng 2
Bằng việc nghiên cứu thiên nhiên, con ngƣời và đời sống văn hóa của nhân dân vùng Thới Lai, Cờ Đỏ, Bình Thủy, Kiệt Tấn đã dựng nên cả một vùng văn hóa Nam Bộ với những đặc trƣng trong nếp sống, lối suy nghĩ và cung cách ứng xử trong cuộc sống hằng ngày. Nam bộ là vùng đất với những dải phù sa màu mỡ nhƣng thiên nhiên nơi đây cũng ẩn chứ không ít những bất trắc hiểm nguy, nó vừa hoang đã, dữ dội nhƣng cũng đủ sự thơ mộng, trữ tình của một vùng sông nƣớc. Chính sông nƣớc đã sinh ra những con ngƣời có tính tình đặc biệt, con ngƣời Nam Bộ luôn tự gắn mình với sông nƣớc, coi mình và sóng nƣớc luôn có những sợi dây vô hình gắn kết, sự gắn kết nào cũng tạo nên sự cố kết trong cái tình sâu nặng với sông nƣớc. Cũng chính sông nƣớc tạo cho họ một tính cách rất Nam Bộ: vừa trọng tình, trọng nghĩa, vừa phóng khoáng, bao dung.
61
CHƢƠNG 3. DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG LỚP LỚP PHÙ SA
CỦA KIỆT TẤN NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 3.1. Nghệ thuật kể chuyện
3.1.1. Xây dựng cốt truyện
Trong giới phê bình, lí luận văn học hiện nay, mỗi nhà nghiên cứu lại có một quan niệm riêng về cốt truyện, mỗi quan niệm lại thể hiện cho quá trình tìm tòi, khám phá lâu dài và bền bỉ. Theo quan niệm của Trần Đình Sử trong cuốn Lí
luận văn học: “cốt truyện là chuỗi các sự việc được tạo dựng trong tác phẩm tự
sự và kịch, nằm dưới lớp lời trần thuật, làm nên cái sườn của tác phẩm. Một số văn bản trữ tình cũng có yếu tố cốt truyện. Khái niệm cốt truyện tách truyện ra làm hai phần: Một phần là chuỗi sự kiện rất đặc trưng cho thể loại tự sự và kịch và một phần khác quan trọng không kém là các yếu tố miêu tả, lời kể, lời bình.
Thiếu các yếu tố này thì cốt truyện không thể thành truyện.” [24, tr. 92].
Mỗi một tác phẩm đều có một cốt truyện riêng, cốt truyện tuy riêng nhƣng sẽ đều có hai tính chất cơ bản. Một là các sự kiện trong chuỗi có mối liên hệ nhân quả hoặc quan hệ bộc lộ ý nghĩa, có mở đầu và có kết thúc. Tính chất này giúp cho ngƣời nghệ sĩ có thể thỏa sức sáng tạo và đƣa vào văn học những dụng ý nghệ thuật để thể hiện ý nghĩa mà mình muốn truyền tải. Chẳng hạn nhƣ trong tác phẩm Lớp lớp phù sa, mở đầu bằng sự kiện thím Ba đang vật lộn trong cơn trở dạ đứa con đầu lòng. Đây là sự kiện mở đầu, đánh dấu cho cuộc sống đầy khó khăn, bất trắc của con ngƣời miền sông nƣớc nhƣng cũng cho thấy sự mạnh mẽ, nghị lực của những con ngƣời phóng khoáng và đầy nghĩa tình với cánh sông nối liền phù sa và đất liền. Tiếp theo là sự kiện ngƣợc trở lại quá khứ về việc chú thím Ba làm mƣớn ở cù lao ông Chƣởng (sự kiện thứ 2). Sự kiện thứ 3: Thím Ba sinh đứa con thứ hai và mắc chứng bệnh lạ. Sự kiện thứ 4: Thím Ba đƣợc chữa khỏi bệnh nhờ thuốc của Lão Thần Y và năm ấy cả nhà thím đƣợc quây quần. Sự kiện thứ 5 là cái chết của Lão Thần Y. Sự việc thứ 6: Cái chết của chú Tƣ khiến cho chú Ba có quyết định đi làm ăn xa. Sự việc thứ 7: Thằng Phát chết hụt khi tắm sông. Sự việc thứ 8: sự việc này là cuộc tình giữa Ba Song Phi
82
Hò trên sông là một món ăn tinh thần của ngƣời dân Nam Bộ nói riêng và của văn hóa Việt Nam nói chung.Đó là một thể loại diễn xƣớng trong đời sống của ngƣời Việt từ thời xa xƣa. Hò đƣợc khởi nguồn từ tập quán sinh hoạt vùng chiêm trũng, nó diễn tả tâm trạng của ngƣời lao động. Khác với các điệu lý, hò thƣờng phải gắn liền với một động tác khi làm việc. Chính vì lí do này, hò thƣờng gắn với động tác chèo đò trên sông, tiếng hò hòa quyện với tiếng vỗ sóng e ấp bên mạn thuyền tạo nên một thanh âm trong trẻo. Tiếng hát cất lên vừa thể hiện vẻ đẹp của lao động vừa thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn ngƣời hát, tiếng hát ấy lan ra tràn khắp dòng nƣớc. Âm thanh của tiếng hò cất lên bao phủ từng ngọn nƣớc, từng ngọn nƣớc ấy phả lại lên không trung, tạo âm vang động cả một vùng rộng lớn. Đọc văn của Kiệt Tấn ta nhƣ lạc vào một thế giới huyễn hoặc với nhiều màu sắc huyền bí mà lãng mạn. Nơi ấy chất chứa tình yêu, sự thƣơng cảm và cả nghĩa tình. Cái nghĩa tình đƣợc biểu hiện trƣớc hết ở những câu hò mở đầu mỗi phần:
Hò...ơ ờ ơ ớ… Miếu linh ai dám tới gần (ờ ờ…) Đứng xa nhà mà khấn (ơ ờ…) thánh thần chứng (ờ ớ..) tri… Hò… ơ ờ ơ ớ… Dang tay đánh thiếp sao đành (ờ ờ…) (chớ) Tấm rách ai vá (mà) tấm lành ai (ờ ớ…) may…
[24, tr. 116]
Đây là những câu hò mở đầu của phần năm, phần năm là một trong những phần sóng gió của gia đình chú thím Ba, thím Ba bị lâm bệnh lạ sau khi sinh thằng Sơn. Chứng bệnh lạ ấy khiến thím suýt chút nữa thì giết chìm chính đứa con lớn và đứa bé vẫn còn đỏ hỏn của mình. Hành động này của thím Ba khiến cho chú Ba phải ra tay quật roi vào ngƣời thím. Đọc đến đây ta vừa thấy xót thƣơng vừa thấy nhói đau đồng cảm với tâm trạng của một ngƣời chồng phải
83
đánh chính ngƣời vợ đang đau yếu. Kiệt Tấn đã mở đầu phần đau thƣơng ấy bằng một khúc hò, khúc hò ấy báo hiệu cho cả nội dung của một phần: Dang tay đánh thiếp sao đành (ờ ờ…)/ (chớ) Tấm rách ai vá (mà) tấm lành ai (ờ/ ớ…)
may… Đây cũng là phần mang màu sắc của tâm linh. Thím Ba đƣợc chữa bệnh
không chỉ bằng thuốc mà còn bằng cả kinh phật, thánh thần và lòng hƣớng đạo. Chất liệu dân gian đƣợc Kiệt Tấn sử dụng nhƣng không phải là ngẫu nhiên mà là có ngụ ý, nó báo hiệu một phần nội dung của đoạn văn phía dƣới. Đây chính là cách ngƣời viết tạo cho ngƣời đọc sự tò mò, ham thích khám phá. Không chỉ có phần năm mà mở đầu hầu nhƣ các phần đều có nhắc tới những phần nội dung sắp diễn đạt. Mở đầu phần sáu có viết: “Ngó qua chùa lớn làm chay.../ (chớ) thỉnh ông Tiêu Diện (ơ ờ...mà) thỉnh/ Ngài Quan ờ ớ Âm (ờ ơ ớ)/ Hò… ơ ờ ơ ớ.../ (chớ) Nghiêng vai ngửa với Phật Trời (ớ ờ .../ Dương cơn hoạn nạn (ơ ờ…)
độ người trầm. (ơ ờ ớ…) luân (ơ ờ ớ…)” [24, tr. 135] thì ở trong nội dung của
phần sáu có nhắc tới việc một nhà sƣ tới chữa bệnh cho thím Ba bằng cách của nhà phật. Trong câu hò của phần bảy có nói về việc cha mẹ mất : “Hò… ơ ờ ơ ớ/ (chớ) Ngó lên nhang tắt đèn lờ/ Muốn nuôi cha mẹ (ơ ờ…)/ (Hò.. ơ ớ…) Muốn
nuôi cha mẹ bây giờ còn (ơ/ ờ ớ…) đâu” [24, tr. 157] thì phần bảy là sự ra đi
mãi mãi của Lão Thần Y.
Tiếng hò làm nên sinh khí văn hóa đậm đà của một vùng sông nƣớc mênh mông, tiếng hò ấy gắn liền với con ngƣời, với các biến cố trong đời sống. Các điệu hò vừa là nét văn hóa vừa là nét sống của con ngƣời Nam Bộ. Chất liệu dân gian này, đƣợc Kiệt Tấn sử dụng nhƣ là một cách để ông giữ gìn và nhớ về một phần quê hƣơng đầy yêu dấu. Không phải ai cũng có thể đƣa vào tác phẩm của mình những đặc trƣng dân gian từ ngàn đời, phải có một tấm lòng tha thiết, một tình yêu sâu sắc và sự am hiểu thấu tƣờng mới có thể sử dụng nó nhƣ một phƣơng tiện của ngôn từ. Tác giả của Lớp lớp phù sa đã sử dụng nó một cách hết sức tự nhiên, trong sáng để nó trở thành một nét rất riêng trong phong cách sáng tác. Văn học dân gian tuy gần gũi nhƣng để sử dụng nó thì cần có đủ sự am hiểu, đủ tình yêu và đủ tài năng nghệ thuật. Đọc tác phẩm của Kiệt Tấn, ta thêm
84
hiểu hơn, yêu hơn và ngƣỡng mộ hơn nét văn hóa độc đáo của cƣ dân miền kênh rạch, sông ngòi.
Kiệt Tấn đã đƣa những điệu hò trữ tình vào tác phẩm của mình một cách rất riêng. Nó không chỉ là cách để biểu trƣng cho văn hóa của một vùng miền mà nó còn là một thủ pháp nghệ thuật của tác giả. Nó báo trƣớc những biến cố sẽ diễn ra, đồng thời thể hiện tình cảm, cách đánh giá của ngƣời viết, từ đó tác động vào tâm hồn ngƣời đọc.
85
* Tiểu kết chƣơng 3
Thông qua các phƣơng tiện biểu hiện nhƣ nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, Kiệt Tấn đã phác họa rõ nét văn hóa Nam Bộ vừa tinh tế, đặc biệt lại phong phú, đa dạng. Văn hóa Nam Bộ đƣợc thể hiện ngay từ những nét tính cách con ngƣời đến ngôn ngữ và những điệu hò trên sông. Để làm đƣợc điều đó, Lớp lớp phù sa của Kiệt Tấn đã rất thành công trong việc vận dụng những phƣơng tiện nghệ thuật từ cách kể chuyện với điểm nhìn đan xen của tác giả và nhân vật đến cốt truyện đƣợc xây dựng từ những mảnh ghép của 18 phần nhỏ, cuối cùng là chất trữ tình, đằm thắm khi ông đƣa và sáng tác của mình những câu hò thơ mộng trên sông. Tất cả tạo nên một tác phẩm riêng không lẫn với bất kì ai, một tác phẩm mang trong mình cái tình sâu nặng với vùng đất Nam Bộ.
86
KẾT LUẬN
1. Lớp lớp phù sa của Kiệt Tấn là một cuốn truyện dài hiện đại mang kết
cấu mới lạ và lối diễn đạt tinh tế cùng cách viết đầy tính triết lí sâu sắc. Tác phẩm với những chƣơng truyện hoàn chỉnh không chỉ đƣa đến những vấn đề của đời sống trong cuộc mƣu sinh mà nó còn nói lên những tâm sự, những cái nhói lòng và biết bao nỗi truân chuyên vất vả trong số phận con ngƣời. Tác phẩm không chỉ nói về một thế hệ, một lớp ngƣời mà nó là sự đa dạng, phức hợp những cuộc đời. Lớp lớp phù sa của Kiệt Tấn có sự chen lẫn của thực hƣ, thật ảo của cái hiện tại và khát vọng thay đổi cuộc đời. Tất cả không chỉ là hƣ cấu và thực tại mà nó là đời, là những thăng trầm, biến thiên của cuộc sống.
2. Lớp lớp phù sa nhƣ một cuốn hồi ức đƣợc Kiệt Tấn viết về chính mình
trong những năm tháng thuở ấu thời sống với ba và má. Chính vì thế mà tập truyện dài này đƣợc đánh giá là biểu hiện rõ nhất của nhà văn miệt vƣờn Kiệt Tấn.
Thuộc thể loại truyện dài hiện đại, Lớp lớp phù sa mang những nét đẹp mới lạ của thể loại truyện dài Việt Nam, tác phẩm đem tới cho ngƣời đọc một cốt truyện độc đáo với những sự chiêm nghiệm, suy ngẫm sâu sắc.
3. Lớp lớp phù sa là tập truyện dài mang nhiều nỗi ám ảnh về số phận, về
cuộc đời, nó chứa chan phong cách sống đặc biệt của vùng Nam Bộ. Nó ngậm trong mình bao tình yêu, sự nhớ nhung, nó gieo rắc vào lòng ngƣời những suy tƣ, những thanh vị của cuộc sống, của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm lại có những mảnh đời với những cực nhọc riêng của đời sống nhƣng trên tất cả là sự lạc quan, bản tính mạnh mẽ dám đƣơng đầu với những chênh vênh, những mất mát của cuộc đời. Ở trong họ luôn tiềm tàng dòng phù sa mang hơi thở đẹp đẽ của một vùng văn hóa sông nƣớc. Thông qua tác phẩm, Kiệt Tấn muốn truyền tải tới ngƣời đọc những ý nghĩa sâu sắc về con ngƣời, về sức sống mãnh liệt của cƣ dân Nam Bộ.
4. Sự thành công trong tác phẩm Lớp lớp phù sa của Kiệt Tấn không chỉ trên phƣơng diện nội dung mà còn trên cả phƣơng diện nghệ thuật. Là tập truyện dài mang nhiều tính mới lạ, Lớp lớp phù sa đem tới cho ngƣời đọc những cảm