Đơn vị sự nghiệp công lập có thu có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận (Bùi Tiến Dũng, 2014).
vụ cho nền kinh tế nhưng mục đích chính không phải vì mục tiêu lợi nhuận. Nhà nước duy trì, tổ chức, tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp dịch vụ cho thị trường trước hết nhằm thực hiện vai trò của nhà nước trong phân phối lại thu nhập và thực hiện chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường. Nhờ đó, nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo và phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống, sức khỏe, văn hoá và tinh thần của nhân dân.”
“Thứ hai, các sản phẩm do đơn vị sự nghiệp công lập tạo ra đều mang tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội (Bùi Tiến Dũng, 2014).
Sản phẩm, dịch vụ của đơn vị sự nghiệp chủ yếu là giá trị về tri thức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức… có tính phục vụ không chỉ một ngành, một lĩnh vực nhất định mà kho tiêu thụ sản phẩm đó thường có tác động lan tỏa, truyền tiếp, tác động đến toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Sản phẩm đó là hàng hóa công cộng tác động đến con người về trí, lực tạo điều kiện cho hoạt động, đời sống của con người và quá trình tái sản xuất xã hội.
Thứ ba, đơn vị sự nghiệp công lập trong quá trình hoạt động được nhà nước cho phép thu một số các loại phí, lệ phí, được tiến hành các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ để bù đăó chi phí hoạt động thường xuyên từ đó góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động (Bùi Tiến Dũng, 2014).
Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở hữu của nhà nước vì thế nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của các đơn vị này được hỗ trợ từ nhà nước. Tuy nhiên để giảm bớt gánh nặng cho NSNN thì nhà nước cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập có thu được phép thu một số khoản phí, lệ phí để bù đắp hoạt động thường xuyên và góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động. Nguồn thu này chính là một trong những động lực làm cho các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động có hiệu quả hơn, cung ứng các dịch vụ công ngày càng tốt hơn cho xã hội.
Thứ tư, hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của nhà nước trong
từng thời kỳ (Bùi Tiến Dũng, 2014).
Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước tổ chức, duy trì hoạt động sự nghiệp để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhất định, trong mỗi thời kỳ, nhà nước có các chủ trương, chính sách, có các chương trình mục tiêu kinh tế xã hội nhất định như chương trình xoá mù chữ, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, chương trình phòng chống AIDS…. Các chương trình này chỉ có nhà nước, với vai trò của mình mới có thể thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả. Nhà nước duy trì và phát triển các hoạt động sự nghiệp gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhằm mang lại lợi ích cho người dân.”