Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tài chính theo cơ chế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ CAO BẰNG (Trang 39)

chế tự chủ

1.4.1. Yếu tố khách quan

1.4.1.1. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục đào tạo

Cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp là một nội dung của chính sách tài chính quốc gia. Do đó, khi xây dựng cơ chế tự chủ tài chính, các đơn vị phải đảm bảo tuân theo các chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước bởi đây chính là nhân tố có vai trò quyết định đến hoạt động tự chủ tài chính của đơn vị. Trong từng giai đoạn nhất định, Nhà nước sẽ đưa ra các chủ trương, chính sách tự chủ tài chính khác nhau, phù hợp với yêu cầu đổi mới và tình hình phát triển của đất nước. Do đó, cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị này cũng bị ảnh hưởng và thay đổi đáng kể.

1.4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội và chính sách chi tiêu công cho giáo dục đại học – cao đẳng là các yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo định hướng xây dựng một nền giáo dục đại học đại chúng tích hợp vào nền giáo dục học suốt đời. Cơ cấu trình độ phải rõ ràng, minh bạch, phù hợp với mô hình phổ biến nhất của thế giới, dễ thực hiện sự liên thông giữa các cấp bậc học và các loại hình đào tạo trong nước và quốc tế. Hệ thống giáo dục cũng phải đảm bảo mạng lưới đa dạng, gồm các loại hình trường về chức năng, kiểu sở hữu, bảo đảm thực hiện chương trình đào tạo và bỗi dưỡng sau trung học đa giai đoạn và đa dạng. Cơ chế quản lý dựa trên quyền tự chủ và trách nhiệm của xã hội và nhà trường, chính sách tài chính đảm bảo đầu tư, kích thích tính cạnh tranh lành mạnh, huy động được tối đa các nguồn lực công và tư. Do đó, cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị cũng phải thay đổi để thích ứng với từng giai đoạn cụ thể, thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, công bằng tại các trường.

Quy mô các trường đại học và cao đẳng ngày càng tăng nhưng chi phí công và các nguồn lực cung cấp để các trường phát triển không cùng tăng. Điều này vô tình gây áp lực lên chất lượng giáo dục. Đây là vấn đề nan giải không chỉ của các trường đại học, cao đẳng Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Các quốc gia đã nghiên cứu, thực hiện nhiều chính sách, giải pháp đổi mới chính sách quản lý giáo dục, trong đó có giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính tại các trường đại học, cao đẳng, từng bước trao quyền tự chủ tài chính cho nhà trường đã được triển khai để nâng cao chất lượng giáo dục.

1.4.1.3. Cơ sở pháp lý để quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ theo các chức năng quản lý

“Cơ sở pháp lý để quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ là tập hợp những văn bản, chính sách của Nhà nước quy định trên cơ sở pháp luật của Nhà nước và tình hình của đơn vị để xác định khung hành động cho các hoạt động tài chính của đơn vị nhằm đảm bảo thu – chi tài chính đúng pháp luật và hiệu quả.

Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/2/2015, nguồn kinh phí hoạt động của các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập bao gồm các nguồn thu như kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; nguồn thu từ sự nghiệp; nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật; nguồn khác.

Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:

+ Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp); được cơ quan quản lý cấp trên trực tiêp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ).

+ Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; + Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác).

+ Kinh phí thực hiện nhiệm vu đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.

+ Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chê theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có).

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm.

+ Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Kinh phí khác (nếu có).

Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:

+ Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luât.

+ Thu từ hoạt động dịch vụ.

+ Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có).

+ Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng. - Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luât. - Nguồn khác, gồm:

+ Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị.

+ Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.”

1.4.2. Yếu tố chủ quan

1.4.2.1. Quy mô, lĩnh vực hoạt động và nhiệm vụ được giao hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập

“Các đơn vị sự nghiệp nói chung và các đơn vị sự nghiệp giáo dục – công lập nói riêng khó có thể hoàn thành nhiệm vụ quản lý tài chính theo cơ chế ự chủ trong điều kiện cơ sở vật chất hạn chế. Quy mô của mỗi đơn vị sẽ có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động quản lý tài chính của đơn vị đó như việc xác định hình thức, phương

thức huy động vốn các nguồn tài chính cho giáo dục – đào tạo hay phân phối chênh lệch thu chi hàng năm của mỗi trường. Các đơn vị có quy mô lớn, vốn lớn, dễ dàng đầu tư, mua sắm, nâng cấp trang thiết bị dạy học, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên, cải cách tiền lương theo hướng tăng cao. Tuy nhiên, quy mô nhỏ sẽ khiến việc đầu tư, mua sắm những trang thiết bị khó khăn hơn, trình độ chuyên môn của giáo viên cũng khó được nâng cao nên chất lượng giảng dạy cũng gặp khó khăn.

Các lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập khác nhau cũng có cơ chế tài chính khác nhau. Đối với các trường thuộc lĩnh vực như tự nhiên, kỹ thuật, nông lâm, chi phí thực hành, thí nghiệm, trang thiết bị cơ sở vật chất nhiều hơn các trường thuộc các lĩnh vực khác.

Hơn nữa, mỗi đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập đều được giao những nhiệm vụ cụ thể. Các đơn vị phải thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài,... Nhiệm vụ đó chi phối mọi hoạt động của đơn vị sự nghiệp, trong đó hoạt động tài chính (nội dung và phạm vi nguồn thu, nhiệm vụ chi của các đơn vị là khác nhau).”

1.4.2.2. Sự nhận thức của đơn vị về tự chủ tài chính và trình độ của người quản lý trong đơn vị

Đơn vị có nhận thức tốt, hiệu quả, chủ động về cơ chế tự chủ tài chính sẽ thực hiện công tác này tốt hơn. Khi có nhận thức tốt, việc quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ sẽ được thực hiện một cách chủ động. Hơn nữa, khi các cán bộ, công nhân viên có nhận thức tốt về tự chủ tài chính, hiệu quả công việc cũng có hiệu quả hơn. Khi tự chủ tài chính, tài chính của đơn vị sẽ tốt hơn và chế độ đãi ngộ cho các cán bộ công nhân viên cũng được nâng cao.

Cơ chế quản lý tài chính cũng hiệu quả hay hạn chế tùy thuộc nhiều vào năng lực, trình độ của người vận dụng nó. Họ chính là những người đề ra cơ chế tự chủ tài chính.

1.4.2.3. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý tài chính

đơn vị sự nghiệp và ngành nghề kinh doanh. Bộ máy quản lý thu chi tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập có thu gồm cơ cấu tổ chức và nhân sự trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý thu – chi trong đơn vị.

Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý tài chính gồm các bộ phận, các vị trí và cá nhân có trách nhiệm, quyền hạn nhất định trong quản lý tài chính. Trong cơ cấu tổ chức, phải xác định rõ bộ phận nào chịu trách nhiệm, bộ phận nào chịu trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện các kế hoạch tài chính.

Thông thường Ban lãnh đạo đơn vị mà trực tiếp là Phòng Tài chính là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc tổng hợp và quản lý kế hoạch thu, chi của tất cả các bộ phận. Các phòng, ban là bộ phận trực tiếp thực hiện kế hoạch thu chi cho các hoạt động của đơn vị mình.”

Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức: tối ưu, linh hoạt, hiệu lực và hiệu quả.

Về nhân sự của bộ máy quản lý tài chính, cần bảo đảm đáp ứng đủ về số lượng, cơ cấu cũng như chất lượng, các cán bộ quản lý cũng như các nhân viên làm việc trong bộ máy tài chính kế toán của đơn vị. Các nhân lực đó phải được đào tạo về chuyên môn, phải được tuyển dụng và bố trí theo yêu cầu công việc và những quy định về công tác cán bộ của từng đơn vị. Nếu không có bộ máy quản lý tài chính tốt thì chức năng quản lý tài chính khó lòng được thực hiện một cách hiệu lực và hiệu quả.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ

TỰ CHỦ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ CAO BẰNG

2.1. Khái quát về Trường Trung cấp Y tế Cao Bằng

2.2.1. Quá trình thành lập

Trường Trung cấp Y tế Cao Bằng được thành lập ngày 23/8/1961 với tên gọi Trường Cán bộ Y tế Cao Bằng theo Quyết định số 268/TC-QĐ ngày 23/8/1961 của Ủy ban hành chính tỉnh Cao Bằng.

Năm 1973, Trường Cán bộ Y tế Cao Bằng được Bộ Y tế quyết định đổi tên thành Trường Trung học Y tế Cao Bằng

Năm 2008, theo Quyết định số 50/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng Trường Trung học Y tế Cao Bằng đổi tên thành Trường Trung cấp Y tế Cao Bằng trực thuộc Sở Y tế Cao Bằng.

Nhiệm vụ của trường đó là đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình bộ cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, trường Trung cấp Y tế Cao Bằng đã không ngừng phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, đóng góp một phần nhỏ bé cho sự nghiệp “trồng người” của đất nước. Kể từ khi thành lập đến nay, trường đã đào tạo hơn 4.000 trung cấp (Y sĩ: hơn 2.600 sinh viên; Y tá TH&ĐD ĐK: hơn 800 sinh viên; HSTH: hơn 550 sinh viên; Dược sĩ: hơn 2.500 sinh viên; Sơ cấp: 1686 YTSC; 579 dược tá; 76 Y sỹ chuyển điều dưỡng và 2.297 lượt cán bộ y tế được đào tạo lại). Trường ngày càng phát triển cả về cơ cấu ngành nghề, quy mô và chất lượng đào tạo, trở thành địa chỉ tin cậy về đào tạo của cán bộ y tế cho tỉnh Cao Bằng và các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam.

2.2.2. Quy mô đào tạo và cơ sở vật chất

* Về quy mô đào tạo

Trường Trung cấp Y tế Cao Bằng là một trường đa ngành, đa nghề. Năm 2019-2020, trường đang đào tạo 04 chuyên ngành cho hệ trung cấp, đó là Dân số,

Điều dưỡng, Hộ sinh và Y sĩ, 01 chuyên ngành cho hệ sơ cấp đó là Nhân viên y tế thôn bản với tổng số 650 sinh viên.

Bảng 2.1: Quy mô đào tạo của Trường Trung cấp Y tế Cao Bằng

Tiêu chí 2015 2016 2017 2018 2019

Ngành Y sỹ đa khoa 300 300 300 300 300

Ngành Điều dưỡng 300 300 200 200 200

Y sỹ chuyển đổi Điều

Dưỡng (VB2) 100 100 100 150 150

Tổng số sinh viên 700 700 600 650 650

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chínhtrường Trung cấp Y tế Cao Bằng

Như vậy, những năm gần đây, các trường cao đẳng, trung cấp, đại học tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tuyển sinh. Tuy nhiên, số lượng sinh viên đang theo học tại Trường Trung cấp Y tế Cao Bằng vẫn khá ổn định. Hàng năm, trường có khoảng 600-700 sinh viên theo học. Đây là một trong những kết quả đáng mừng, chứng tỏ được khả năng thu hút sinh viên khá tốt của trường và cũng giúp cơ chế tài chính của trường ngày càng tự chủ hơn.

* Cơ sở vật chất

Trường Trung cấp Y tế Cao Bằng đóng tại số 040 Tổ 17 Phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng. Địa điểm của trường có vị trí rất thuận lợi về giao thông và đã được quy hoạch ổn định lâu dài của tỉnh Cao Bằng.

Tổng diện tích khuôn viên diện tích đất của trường là 8.390 m2; Diện tích sàn sử dụng là 5.544 m2. Cơ sở vật chất phục vụ thực hành, học tập và thực tập của sinh viên trong trường gồm 01 hội trường lớn; 14 phòng học lý thuyết; 02 phòng thực hành chăm sóc bệnh nhân; 02 phòng thực hành sản; 02 phòng thực hành giải phẫu sinh lý; 02 phòng thực hành Dược; 01 phòng thực hành tin học; 01 phòng thư viện (460 đầu sách) và 01 kí túc xá 2 tầng với 28 phòng (395 chỗ ở).

Ngoài ra, trường còn liên kết cơ sở thực tập cho sinh viên của trường tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và 4 bệnh viện đa khoa huyện với tổng số 700 giường bệnh và cơ sở thực tập tại 04 trạm y tế xã.

2.2. Phân tích thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Trường Trung cấp Y tế Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2019

2.2.1. Cơ sở thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Trường Trung cấp Y tế Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2019

2.2.1.1. Cơ sở pháp lý để quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ theo các chức năng quản lý

“Việc quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ của Trường Trung cấp Y tế Cao Bằng được thực hiện theo một số căn cứ pháp lý như sau:

- Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, mục đích tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập đó là:

+ Quản lý, sử dụng các nguồn thu, chi đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, hiệu quả và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng, nâng cao trách nhiệm của mọi người trong các hoạt động thu chi.

+ Khuyến khích khai thác mở rộng nguồn thu tăng thu nhập cho người lao động, thu hút và phát triển nguồn lực đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của nhà trường.

+ Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động. Tạo quyền chủ động cho đơn vị và cán bộ, viên chức trong Nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập như sau: + Quy chế chi tiêu nội bộ là cơ sở pháp lý để nhà trường điều hành quản

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ CAO BẰNG (Trang 39)