Các giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ CAO BẰNG (Trang 98 - 101)

3.3.5.1. Thực hiện cơ chế trả lương theo vị trí việc làm

“Động lực của người lao động là thành quả người lao động được hưởng gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Thu nhập của người lao động ảnh hưởng nhiều và quyết định đến hiệu quả của công việc. Do đó, triển khai thực hiện cơ chế trả lương theo vị trí việc làm để đảm bảo lương được trả đúng người, công bằng, phù hợp với năng lực, trình độ và kết quả làm việc, góp phần xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước, tạo động lực cho cán bộ, viên chức hết lòng cống hiến và gắn bó với trường. Do đó, để tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức của nhà trường và nâng cao hiệu quả, chất lượng làm việc, trường cần thực hiện cơ chế trả lương theo vị trí việc làm bằng việc tạo nguồn cho Quỹ trả lương và đánh giá hiệu quả làm việc.

Để thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, trường Trung cấp Y tế Cao Bằng có thể tiến hành theo các bước sau:

(i) Xác định, phân tích từng yếu tố cấu thành dộ phức tạp công việc thống nhất của các chức danh từ thấp nhất đến cao nhất;

(ii) Đánh giá, đo lường độ phức tạp công việc của các chức danh bằng cách lượng hoá chúng theo phương pháp cho điểm;

(iii) Kết quả điểm của các yếu tố phản ánh độ phức tạp công việc của từng chức danh, từ đó xác định quan hệ tiền lương và mức lương.”

Tiền lương hàng tháng của cán bộ, giảng viên được tính theo công thức sau:

Lcn = Lmin x H

Trong đó, Lcn: Lương cá nhân, Lmin: Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, H: Hệ số phức tạp công việc.

dung công việc theo các yếu tố tổng hợp và phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để đánh giá cho điểm từng chức danh, công việc như sau:

(i) Yếu tố chất lượng công việc, nghề nghiệp (A) chiếm tỷ trọng 67% cho năm yếu tố:

A1: Trình độ đào tạo theo yêu cầu của công việc, nghề nghiệp đòi hỏi, A2: Thâm niên làm việc cần tích luỹ kinh nghiệm để làm quen và thạo việc A3: Tư duy, chủ động sáng tạo, tổ chức thực hiện công việc

A4: Mức độ hợp tác của công việc, A5: Sự đòi hỏi, nhạy bén khi xử lý công việc. (ii) Yếu tố tổng hợp về trách nhiệm công việc, nghề nghiệp (B) chiếm tỷ trọng 33% cho năm yếu tố thành phần:

B1: Trách nhiệm và ảnh hưởng của quá trình thực hiện và kết quả công việc B2: Trách nhiêm vật chất đối với các quyết định có liên quan đến công việc B3: Trách nhiệm vật chất đối với phương tiện làm việc

B4: Trách nhiệm đối với cả tính mạng của bản thân và người khác có liên quan đến công việc, nghề nghiệp

B5: Trách nhiệm khi quan hệ đôi nội, đối ngoại theo yêu cầu công việc.

3.3.5.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính

“Năng lực đội ngũ cán bộ Phòng Kế toán tài vụ sẽ quyết định chất lượng, hiệu quả công tác hạch toán và quản lý thu chi. Để thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, cần có kế hoạch tổng thể, thực hiện trong một thời gian dài với phương thức thích hợp để tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Một số giải pháp như sau:

- Đề xuất các chính sách nhằm khuyến khích, động viên cán bộ làm công tác kết toán đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu chuyên môn được giao. Ben cạnh đó cũng cần sự kết hợp với nỗ lực của từng cá nhân.

- Định kỳ mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến và trao đổi các chế độ, cơ chế, chính sách mới về quản lý tài chính đối với trường trung cấp, giúp cán bộ làm công tác kế toán của trường được cập nhật và nghiên cứu, thực hiện đúng, hiệu quả theo quy định của các văn bản pháp lý của Nhà nước.

- Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác kế toán về chính trị, tin học, ngoại ngữ nhằm trang bị kỹ năng cần thiết phục vụ công việc chuyên môn để nâng cao trình độ của cán bộ đáp ứng yêu cầu của quản lý tài chính trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của trường.

3.3.5.3. Tăng cường năng lực cho cán bộ, giảng viên

Để chủ động khai thác các chương trình, công việc, trường cần đầu tư tăng cường năng lực nghiên cứu cho cán bộ, giảng viên như sau:

- Cử cán bộ nghiên cứu đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp theo đúng vị trí việc làm được phân công, đảm nhận.”

“- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm về phương pháp nghiên cứu khoa học, tin học văn phòng, ngoại ngữ nhằm củng cố và tích lũy kiến thức phục vụ cho công việc, tạo tác phong nghề nghiệp trong công việc.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả công việc của cán bộ theo vị trí việc làm và phân loại theo các mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Cử giảng viên đi học à dự thi các lớp bồi dưỡng chuyên đề do cơ quan quản lý nhà nước hoặc các cơ sở đào tạo có uy tín mở với những nội dung phù hợp.

- Tổ chức các lớp chuyên đề, mời chuyên gia giảng dạy để cập nhật kiến thức mới - Tăng giờ sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt khoa học, phân công giảng viên trong bộ môn nghiên cứu và báo cáo để trao đổi kiến thức, từ đó góp phần nâng cao chất lượng kiến thức của mỗi giảng viên

- Cử cán bộ, giảng viên đi khảo sát, tìm hiểu thực tế và tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học

- Trong những năm tới, trường cần phấn đấu có nhiều cán bộ, giảng viên có trình độ cao để trở thành giảng viên “đầu đàn” trong đội ngũ giảng viên của trường. Do đó, cần tích cực cử giảng viên đi đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong và ngoài nước.

- Cải tiến chính sách, chế độ đối với cán bộ, giảng viên tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có phụ cấp cho việc đi học, chế độ sau khi đi học.”

3.3.5.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính

Thời buổi kinh tế hội nhập phát triển dẫn đến tình trạng liên tục cập nhật và đổi mới các ứng dụng công nghệ thông tin, từ đó, trường Trung cấp Y tê Cao Bằng cần phải luôn đa dạng hoá các nguồn tài chính để thuận tiện cho việc mua sắm các tài sản, trang thiết bị, nối mạng.

Do cần phải xử lý khối lượng thông tin lớn và đáp ứng kịp thời, nhanh chóng những yêu cầu nên trường cần phải có các trang thiết bị điện tử cùng các phần mềm ứng dụng mới nhất để việc quản lý tài chính và các thông tin liên quan đạt hiệu quả tốt hơn. Thông qua việc nối mạng, tăng cường sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin cho quản lý tài chính sẽ giúp trao đổi thông tin, dữ liệu được dễ dàng hơn, các lãnh đạo ở xa sẽ không còn bị cảnh bất cập chờ đợi một thời gian dài mới có thể nắm được tin tức, tình hình, hoạt động quản lý tài chính của trường nữa.

Ngoài việc cung cấp các trang thiết bị máy móc công nghệ mới và hiện đại, trường nên tập trung tuyển dụng và có phương pháp đào tạo tất cả các cán bộ, giảng viên, người lao động những kỹ năng, các thông tin cơ bản về tin học để phục vụ cải cách hành chính và nâng cao năng suất hiệu quả cho công việc, đồng thời giải quyết những vấn đề phát sinh hiệu quả hơn và qua đó, kịp thời phân bổ quản lý tài chính ở trường. Hơn thế nữa, trường cần thành lập một tổ chuyên gia xử lý, lập trình và giải quyết các vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin để các chuyên gia kiểm toán, kế toán có thể rà soát, kiếm tra lại những vấn đề về hoạt động quản lý tài chính nhanh chóng hơn.

Có thể nói rằng, các ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp trường trong việc kiểm soát những dữ liệu, hồ sơ, văn bản liên quan đến quản lý tài chính, đồng thời giúp phân bổ nguồn lực tài chính đúng và tốt hơn. Ngoài ra, các ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp trường không chỉ giải quyết những vướng mắc, những quá trình xử lý và quản lý tài chính nhanh hơn, mà còn giúp tăng thu cho NSNN.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ CAO BẰNG (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w