Nhận xét chung về quản lý tài chính và cơ chế tự chủ tại Trường Trung cấp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ CAO BẰNG (Trang 76)

kiểm soát kế hoạch tài chính như sau:

- Kiểm soát trước khi thực hiện kế hoạch tài chính: Kiểm soát sản lượng dự kiến của toàn trường, sản lượng đăng ký thực hiện của các đơn vị trực thuộc.

- Kiểm soát thường xuyên trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch tài chính đã được quyết định: Kiểm soát kết quả thực hiện kế hoạch của các đơn vị trực thuộc và tổng hợp của toàn trường tại các báo cáo giao ban định kỳ hàng tháng. - Kiểm soát sau khi thực hiện kế hoạch tài chính: Kiểm soát kết quả thực hiện toàn trường định kỳ hai lần một năm tại báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm và tổng kết cuối năm.

Mọi khoản thu chi đều được phản ánh đầy đủ trong sổ sách kế toán, hàng năm đều được thực hiện công khai minh bạch số quyết toán thu chi trên bảng tin nội bộ và báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên. Các khoản liên quan đến quyền lợi của đoàn viên công đoàn đều được Hiệu trưởng, Đảng ủy và Công đoàn thống nhất. Phương án tăng thêm thu nhập cho CBCNV được trả trên cơ sở hiệu quả công tác.

Do kiểm soát được thực hiện nghiêm túc, theo quy trình rõ ràng nên hàng năm, việc quản lý tài chính tại Trường Trung cấp Y tế Cao Bằng không phải điều chỉnh nhiều, ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch.

2.3. Nhận xét chung về quản lý tài chính và cơ chế tự chủ tại TrườngTrung cấp Y tế Cao Bằng Trung cấp Y tế Cao Bằng

2.3.1. Kết quả đạt được

“Thực hiện chủ trương quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015: Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Trường Trung cấp Y tế Cao Bằng đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tư tưởng của cán bộ, viên chức và người lao động trong trường. Từ đó, hiệu quả và chất lượng của hoạt động giảng dạy cũng được nâng cao, gắn trách nhiệm, quyền lợi của người lao động với kết quả hoạt động chung của trường. Một số kết quả đạt được trong quá trình quản lý tài chính của Trường Trung cấp Y tế Cao Bằng sau 05 năm thực hiện quy định cơ chế tự chủ về tài chính như sau:

- Khuyến khích đơn vị tăng cường khai thác nguồn thu: Nguồn thu của trường gồm 2 nguồn cơ bản, đó là nguồn NSNN cấp và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. NSNN cấp để đảm bảo chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên của đơn vị biến động qua các năm. Kinh phí ngân sách cấp chú trọng cho các hoạt động chi thường xuyên nhiều hơn so với cấp cho hoạt động chi không thường xuyên. Điều này cho thấy hướng cấp phát ngân sách là khá đúng đắn. Đối với các khoản chi thường xuyên từng bước để đơn vị tự đảm bảo nguồn thu sự nghiệp. Nguồn thu sự nghiệp của trường chủ yếu là từ học phí, lệ phí. Cùng với việc nguồn kinh phí ngân sách cấp, đơn vị cũng chủ động tăng cường khai thác nguồn thu sự nghiệp từ hoạt động dịch vụ khác như hoạt động liên kết đào tạo với các trường khác.

- Góp phần tăng tự chủ trong chi tiêu vầ khả năng tiết kiệm chi: Trong quản lý tài chính, trường đã chủ động khai thác nguồn thu và tích cực trong việc thực hiện tiết kiệm chi. Việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ với nội dung, định mức chi cụ thể và rõ ràng. Theo quy định, chi hoạt động thường xuyên có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với định mức chung do nhà nước quy định. Điều này giúp cho đơn vị chủ động hơn trong việc chi tiêu để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao mà các khoản chi đó vẫn đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Phần chênh lệch thu chi, đơn vị được để lại chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức. Điều

này đã khuyến khích đơn vị thực hiện tốt tăng thu, sử dụng kinh phí tiết kiệm và nâng cao hiệu suất lao động trong đơn vị.

- Góp phần tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức và người lao động: Trên cơ sở nguồn kinh phí và khả năng tiết kiệm chi, phần chênh lệch thu chi cuối năm của trường được phân phối thu nhập tăng thêm cho người lao động trong đơn vị. Thu nhập sẽ quyết định đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động nghiên cứu, gắn trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ với kết quả hoạt động chung của trường. Trong những năm qua, trường không những thực hiện tốt nhiệm vụ được giao mà thu nhập của cán bộ, viên chức và người lao động trong trường cũng được tăng lên đáng kể.”

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, trường vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính:

- Quy trình lập kế hoạch thu-chi chưa có nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường và đối thủ cạnh tranh cùng ngành, lĩnh vực. Trường chưa có chính sách khuyến khích cụ thể đối với cán bộ, giảng viên khi đàm phán, ký kết hợp đồng dịch vụ cho đơn vị nên chưa khai thác triệt để được các nguồn thu và chưa phát huy được tiềm năng tài chính của mình.

“- Tổng nguồn tài chính của nhà trường huy động hàng năm còn phụ thuộc nhiều vào nguồn NSNN (chiếm tới trên 45%). Trong thời gian tới, do đổi mới cơ chế quản lý giáo dục đại học và cao đẳng theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã hội và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các trường đại học, nguồn kinh phí NSNN cấp sẽ giảm dần. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động nguồn tài chính của trường nếu trường không chủ động tăng cường khả năng tự chủ của mình.

- Trường chưa có định hướng, biện pháp tổ chức thực hiện quản lý nguồn kinh phí trong dài hạn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục, đặc biệt là trong cơ chế ngày càng tăng tự chủ cho các trường.

- Cơ cấu chi của trường còn nhiều bất cập, kinh phí chi cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kinh phí NSNN, dưới

15% các năm. Nhìn chung, nhà trường đã chú trọng đến công tác đào tạo nhưng kinh phí cho công tác này chưa thực sự cao và chưa được quan tâm đúng mực.

- Nguồn thu ngoài NSNN còn hạn chế, chiểm tỷ trọng chưa cao trong tổng nguồn tài chính huy động (trên 40%). Nguồn thu ngoài NSNN của trường chủ yếu thu từ nguồn học phí và lệ phí, trung bình chiếm trên 64% các năm. Định mức thu học phí hiện nay không đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Hơn nữa, nguồn thu từ hoạt động đào tạo, liên kết chiếm tỷ trọng chưa cao. Điều này chứng tỏ rằng nhà trường chưa khai thác hết được tiềm lực của mình. Nguồn khai thác nguồn kinh phí ngoài NSNN còn nhiều bất cập, chưa có kế hoạch huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn thu này trong dài hạn với giáo dục đào tạo.

- Việc phân bổ giữa các nguồn chi chưa hợp lý, chưa đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo. Nguồn tài chính chỉ tập trung vào thanh toán cá nhân, các khoản chi nghiệp vụ đào tạo; chi mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất và chi quản lý hành chính chỉ chiểm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng chi. Nhà trường đã quan tâm đến tình hình bồi dưỡng, nâng cao hoạt động đào tạo cho các cán bộ, giảng viên nhưng chưa nhiều, chưa đáp ứng được tình hình đổi mới giáo dục. Tính đến năm 2019, toàn trường mới chỉ có 22,5% cán bộ, giảng viên có bằng thạc sĩ, không có cán bộ, giảng viên nào có bằng tiến sĩ. Đây là tỷ lệ rất thấp so với các trường đại học, cao đẳng hiện nay (có hơn 50% cán bộ, giảng viên có bằng thạc sĩ, tiến sĩ).

- Chênh lệch thu chi hàng năm không nhiều, biến động và có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Phần lớn chênh lệch thu chi hàng năm dùng để cho năm sau do đó nguồn kinh phí bổ sung vốn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, nâng cao đội ngũ giảng viên, cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên của nhà trường bị hạn chế. Nhà trường vẫn chưa tạo được cơ chế quản lý tài chính ổn định để tăng chênh lệch thu chi hàng năm.

- Việc kiểm tra, kiểm soát lập kế hoạch quản lý tài chính chưa được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc và chặt chẽ, chưa bám sát nguyên tắc tài chính. Các báo cáo tài chính của trường chưa công khai , minh bạch nên các cán bộ của trường

không nắm rõ được cụ thể tình hình tài chính của trường, gây ra tâm lý hoang mang, nghi ngờ, không rõ ràng giữa các khoản thu chi. Nhà trường cũng chưa xây dựng cơ chế giám sát thường xuyên với công tác thu chi của chủ tài khoản và kế toán.

- Bộ máy tổ chức của trường chưa đáp ứng được yêu cầu mới. Vẫn còn cán bộ, giảng viên có bằng cao đẳng. Tỷ lệ giảng viên có bằng trên đại học chỉ chiếm 22,5%, chưa đủ thực hiện chức năng tham mưu cho cán bộ lãnh đạo của nhà trường.”

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

Các hạn chế trên là do các nguyên nhân sau:

a. Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức của cán bộ, giảng viên của nhà trường về công tác tự chủ tài chính chưa rõ ràng: Các cán bộ, giảng viên của trường vẫn dựa vào nguồn NSNN cấp. Hơn nữa, tình hình tuyển sinh khó khăn trong những năm gần đây cũng khiến cho cán bộ, giảng viên không chủ động, ngại khó khăn để tuyển sinh, huy động nhiều nguồn thu khác. Phần lớn các cán bộ, người lao động của trường còn giữ tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nguồn kinh phí NSNN cấp, trong khi sử dụng tài sản vẫn còn thói quen lãng phí của công, cha chung không ai khác.

“- Nhà trường chưa có chính sách đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được so với sự phát triển của giáo dục và đào tạo của nhà trường. Điều này khiến cho giáo viên – sinh viên gặp khó khăn trong công tác giảng dạy khi chủ yếu giảng dạy trên lý thuyết, thiếu tính thực hành. Trong lĩnh vực y dược, điều này gây khó khăn trong việc áp dụng vào thực tế, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo của trường.

- Năng lực của bộ máy quản lý tài chính chưa cao. Trình độ chuyên môn của các cán bộ, giảng viên của trường chưa cao, chưa xứng tầm với nhiệm vụ được giao. Vì vậy, đội ngũ cán bộ phụ trách tài chính kế toán của trường chưa đáp ứng được chất lượng so với yêu cầu. Phòng tài chính, kế toán khối lượng công việc lớn nhưng chỉ có 02 người, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc hiện tại.

b. Nguyên nhân khách quan

Nghị định số 16/CP chỉ giao quyền tự chủ cho các trường trong việc tổ chức chi mà chưa giao quyền tự chủ về huy động nguồn lực tài chính từ học phí do người học đóng góp, mức học phí vẫn thu theo khung do Chính phủ quy định. Do đó, nhà trường chưa chủ động, tìm kiếm, huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, thu hút nhân tài, xây dựng cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo. Hơn nữa, NSNN hàng năm chi cho giáo dục đào tạo tăng không đáng kể, thậm chí còn có xu hướng giảm trong những năm gần đây.

- Định mức chi quản lý hành chính còn thấp trong khi giá cả ngày càng cao làm cho các chi phí như xăng, điện, văn phòng phẩm, điện thoại chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ kinh phí hoạt động của các đơn vị. Bên cạnh đó, việc chi tiêu cho các hoạt động thường xuyên của đơn vị ngày càng tăng do giá cả thị trường tăng nhưng định mức chi không được điều chỉnh tương ứng làm khó khăn cho công tác quản lý tài chính của đơn vị, ảnh hưởng đến kinh phí tiết kiệm được.”

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI TRƯỜNG

TRUNG CẤP Y TẾ CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2025

3.1. Định hướng phát triển Trường Trung cấp Y tế Cao Bằng và yêu cầu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu

Nền kinh tế tri thức đang dần thay thế nền kinh tế công nghiệp, mở ra một hướng phát triển mới cho loài người, trong đó có sự phát triển của các quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ nhân lực có trí tuệ cao. Trong văn kiện đại hội X (2006) của Đảng, quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục được khẳng định “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tâp thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục”.

Đào tạo trung cấp là một bậc học trong hệ thống giáo dục Đại học. Đây là bậc học không thể thiếu trong hệ thống giáo dục Quốc dân, đóng vai trò tiếp thu các thành quả của giáo dục phổ thông, tạo nguồn cho đào tạo cao đẳng, đại học và nguồn lao động trực tiếp cho xã hội.

Trong thời gian tới, trường Trung cấp Y tế Cao Bằng đang từng bước xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu và học tập, đội ngũ giảng viên,... phấn đấu đủ tiêu chuẩn được nâng cấp thành trường Cao đẳng Y tế Cao Bằng vào năm 2030.

Trường Trung cấp Y tế Cao Bằng phấn đấu đạt những tiêu chuẩn sau:

“- Mở rộng quy mô đào tạo đáp ứng 80% nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp cho ngành y tế tỉnh Cao Bằng và đào tạo theo nhu cầu xã hội. Các cán bộ y tế được đào tạo tại trường có phẩm chất đạo đức, có năng lực thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, có kỹ năng truyền thông, giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng.

- Đào tạo và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cán bộ y tế có trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có phẩm chất đạo đức góp phần phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Cao Bằng.

- Đào tạo góp phần đáp ứng nguồn nhân lực cán bộ y tế cho ngành, đặc biệt là cán bộ y tế tuyến cơ sở. Do đặc thù riêng nên Cao Bằng còn nhiều khó khăn trong việc thu hút cán bộ y tế từ các địa phương khác đến tỉnh công tác, đồng thời khi đến tỉnh công tác, các cán bộ này cũng sẽ gặp khó khăn, thách thức không nhỏ do phong tục, tập quán và ngôn ngữ khác nhau.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để hỗ trợ cho công tác đào tạo và phát triển của nhà trường; tập trung ưu tiên các đề tài hướng về cộng đồng, nghiên cứu các yếu tố thực tiễn, đặc biệt là công tác chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng, từ đó đề xuất những giải pháp giải quyết, nhằm nâng cao công tác phòng và chữa bệnh có hiệu quả ngay tại cộng đồng.”

- Đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại, nâng cao trình độ đội ngũ công nhân viên chức theo yêu cầu chuẩn hóa nghiệp vụ chuyên môn.

- Về quy mô đào tạo: Căn cứ vào nhu cầu thiết yếu nguồn nhân lực có trình

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ CAO BẰNG (Trang 76)