Cao Bằng
“Công tác quản lý tài chính của nhà trường đứng trước yêu cầu khắt khe trong quản lý các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu nói chung và quản lý tài chính tại Trường Y tế Cao Bằng nói riêng, phải vừa đảm bảo công bằng, hiệu quả kinh tế, cân đối thu chi. Điều đó có nghĩa là nhà trường vừa phải đảm bảo đầu tư, cung ứng, xây dựng, phát triển các nguồn lực của nhà trường vừa phù hợp với nguồn ngân sách của nhà nước. Hiệu quả quản lý là yêu cầu bắt buộc đối với người quản lý và trách nhiệm các cấp quản lý, nhằm đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý. Để tự chủ tài chính đòi hỏi phải có hiệu quả cao trong công tác quản lý tài chính. Quan điểm hoàn thiện quản lý tài chính của trường Trung cấp Y tế Cao Bằng như sau:
- Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo để huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển giáo dục – đào tạo. Đổi mới cơ bản việc xây dựng và quản lý nhà nước các nhiệm vụ giáo dục – đào tạo trọng điểm cấp nhà nước. Thay đổi căn bản cơ chế tài chính và phương thức đầu tư cho hoạt động giáo dục – đào tạo. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ giáo dục – đào tạo, sử dụng NSNN.
- Xây dựng kế hoạch phát triển các khoa, phòng, kế hoạch đào tạo cán bộ, giảng viên mới phù hợp với nhu cầu xã hội, kế hoạch xây dựng các quy chuẩn về chuyên môn, kỹ thuật.
- Đa dạng hóa nguồn lực trong xã hội đầu tư phát triển các hoạt động sự nghiệp: đầu tư của Nhà nước, đóng góp của cộng đồng, nguồn thu sự nghiệp, trong đó phát huy vai trò chủ đạo của nguồn tài chính từ NSNN. Từng bước phấn đấu tăng mức chi thường xuyên cho y tế trong tổng chi ngân sách.
- Coi đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển.
- Xây dựng và nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách có tinh thần, trách nhiệm, nghiệp vụ cao
- Tăng cường công tác quản lý tài chính, đa dạng các nguồn thu để đảm bảo các yêu cầu hoạt động của nhà trường
- Thiết lập cơ chế quản lý thu chi có hiệu quả, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính, củng cố, tăng cường cơ sở vật chất hiện có của nhà trường
- Chủ động về tài chính để thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra của nhà trường.”