Sự cần thiết của liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT KINH DOANH GIỮA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM VỚI CÁC ĐỐI TÁC (Trang 29 - 30)

Theo GS Hoàng Đức Thân, về bản chất, liên kết kinh doanh chính là hình thức hợp tác và phối hợp của các doanh nghiệp với nhau để thực hiện những biện pháp nhằm thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều hướng có lợi cho các doanh nghiệp. Thông qua việc tận dụng tiềm năng hoặc những điểm mạnh của các bên tham gia, các hoạt động liên kết được thực thi nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của các doanh nghiệp. Giải thích theo một cách khác, liên kết kinh doanh giống như tạo ra một tổ chức vô hình có qui mô lớn hơn với nhiều sức mạnh hơn khi thực hiện. (Hoàng Đức Thân, Giáo trình Kinh doanh Thương mại, 2018)

Các chủ thể tham gia vào chuỗi giá trị đều có mong muốn là tối đa hóa lợi nhuận của mình. Muốn làm được điều này, chủ thể tham gia phải thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị, nghĩa là thực hiện nhiều hoạt động, giảm chi phí và tăng doanh thu. Trong cùng chuỗi giá trị, mức độ lợi nhuận thu được ở từng quá trình/ công đoạn lại khác nhau, thậm chí chênh lệch nhau rất lớn. Vì vậy, nếu chủ thể nào đã định vị cho mình ở những hoạt động tạo ra giá trị thấp có thể cải thiện tình hình hình lợi nhuận của mình nhờ việc tăng cường liên kết và dịch chuyển sang những quá trình/ công đoạn tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn. Đối với những chủ thể này, liên kết kinh doanh giúp họ mở rộng việc trao đổi thông tin, tìm hiểu về các hoạt động có liên quan còn lại trong chuỗi giá trị, tìm cách dịch chuyển sang những hoạt động khác có mức lợi nhuận hấp dẫn hơn hoặc là tìm cách nâng cấp những hoạt động của mình nhằm mục đích đạt được mức lợi nhuận cao hơn.

Có thể nói rằng vấn đề phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các chủ thể trong một chuỗi giá trị là hai nội dung có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Một trong những nội dung quan trọng của phân tích chuỗi giá trị là phân tích các liên kết mà một chủ thể nào đó tham gia vào trong chuỗi giá trị. Đồng thời, việc tổ chức các quan hệ liên kết kinh doanh lại căn cứ vào mạng lưới của các chủ thể

tham gia vào chuỗi giá trị. Có thể khẳng định rằng hai mảng vấn đề này có quan hệ chặt chẽ và cần được xem xét một cách tổng thể chứ không tách rời .

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT KINH DOANH GIỮA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM VỚI CÁC ĐỐI TÁC (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w