Tổng quan đặc điểm của Ngân hàng Thương mại cổ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT KINH DOANH GIỮA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM VỚI CÁC ĐỐI TÁC (Trang 55)

2.1. Tổng quan đặc điểm của Ngân hàng Thương mại cổ phần KỹThương Việt Nam Thương Việt Nam

2.1.1. Đặc điểm sở hữu và lĩnh vực kinh doanh của Techcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Techcombank đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép Hoạt động số 0040/NH-GP có hiệu lực từ ngày 06 tháng 08 năm 1993 trong thời hạn 20 năm. Được sự chấp thuận của NHNN Việt Nam, thời hạn hoạt động của Ngân hàng đã được gia hạn lên 99 năm theo Quyết định của NHNN số 330/QĐ-NH5 ngày 08 tháng 10 năm 1997.

Techcombank được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức và cá nhân tùy theo tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá; cung cấp các dịch vụ cho khách hàng; và các dịch vụ ngân hàng khác khi được NHNN cho phép.

Techcombank là ngân hàng thương mại đô thị đa năng, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm các mục đích thỏa mãn khách hàng, tạo giá trị gia tăng cho cổ đông, lợi ích và phát triển cho nhân viên và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng.

Trong 5 năm trở lại đây, một trong những thành tựu lớn nhất của Techcombank là đã xây dựng được một chiến lược rõ ràng – lấy khách hàng làm

trọng tâm. Không đơn thuần là tài trợ vốn, Techcombank mang đến một giải pháp tổng thể giải quyết nhu cầu toàn diện của khách hàng.

Techcombank là ngân hàng duy nhất có mặt trong top 3 doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận tốt nhất năm 2019. Theo Vietnam Report (VnReport) mới công bố Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận tốt nhất năm 2019 (Profit500), trong đó Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) là đại diện duy nhất của ngành ngân hàng có tên trong Top3, chỉ đứng sau tập đoàn VinGroup và Vinamilk. Bảng xếp hạng Profit500 của VnReport đã ghi nhận vị trí xứng đáng của Techcombank, khi đứng đầu trong nhóm ngân hàng về hiệu quả hoạt động, với 15 quý tăng trưởng liên tiếp gần đây. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, ngân hàng đã đạt lợi nhuận 5,7 nghìn tỷ đồng, doanh thu đạt 9,1 nghìn tỷ đồng – cao kỷ lục trong bán niên hoạt động từ trước tới nay của Techcombank, đứng thứ hai ngành tài chính Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối quý II nằm ở mức thấp 1,8%, phản ánh rõ chiến lược quản trị rủi ro thận trọng và phát triển bền vững do Ngân hàng đề ra. Đáng chú ý, tỉ lệ CAR theo chuẩn mực Basel II của TCB tại thời điểm cuối quý 2 đạt mức 15,6%, cao gần gấp đôi so với tỷ lệ CAR yêu cầu tối thiểu của Basel II là 8%.

2.1.2. Đặc điểm nhân lực và tài chính của Techcombank

2.1.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực Cơ cấu nguồn nhân lực

Một trong những giá trị cốt lõi của Techcombank có giá trị “Phát triển nhân lực” làm kim chỉ nam cho mỗi hành động, vì vậy yếu tố “Chất” và “Lượng” nhân sự tại Techcombank đã và đang tiếp tục được nâng sao, thể hiện qua các chỉ số đo lường, cụ thể như sau:

Năm 2019, số lượng cán bộ nhân viên Techcombank tăng 14% từ 9.757 cán bộ năm 2018 lên mức 11.156 cán bộ năm 2019 theo đúng chiến lược và kế hoạch mở rộng mục tiêu kinh doanh, khẳng định quy mô và vị thế của Techcombank trên thị trường.

trình độ đại học đạt 84% và trên đại học đạt 8% năm 2019.

Tỉ lệ nghỉ việc năm 2019 của Techcombank tương đương năm 2018, ở mức 16,7%. So với đà tăng của số lượng cán bộ tuyển mới, đây là tỷ lệ tương đối khả quan, thể hiện sự nỗ lực và đầu tư không ngừng của Ban Lãnh đạo Ngân hàng trong việc:

Thực hiện các chính sách cạnh tranh và vượt trội nhằm thu hút và giữ chân nhân tài (Điều chỉnh thu nhập cơ bản định kỳ hàng năm, các chương trình thưởng vượt trội trên thị trường,…).

Đầu tư vào phát triển tài năng thông qua các chương trình đào tạo chuyên sâu, đào tạo theo khung năng lực, thực hiện PDP và kế hoạch kế cận,…

Thời gian làm việc trung bình của cán bộ đạt mức 4,5 năm. Đây là con số rất tích cực, thể hiện mức độ gắn kết của người lao động với Ngân hàng, cao hơn đáng kể so với mức trung bình 3 năm của ngành dịch vụ.

Hoạt động đào tạo

Tiếp nối truyền thống đào tạo những con người vượt trội, năm 2019, Techcombank đặc biệt chú trọng đầu tư vào công tác đào tạo, đưa ra những giải pháp thiết thực nhất nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ CBNV, đồng thời trang bị cho CBNV đầy đủ kỹ năng, kiến thức để sẵn sàng chuyển đổi.

Triển khai thành công 1.348 khóa học và thi, với 109.975 lượt học viên, trong đó bao gồm 665 khóa học tập trung, 597 khóa học e-learning, 86 khóa học ngoài Ngân hàng. Số lượng giảng viên nội bộ tham gia giảng dạy cũng tăng dần qua các năm, đạt 435 cán bộ trong năm 2019 (không bao gồm giảng viên cơ hữu). Đây là những con số vô cùng ấn tượng, khẳng định một năm bứt phá và thành công đối với công tác đào tạo tại Techcombank

Đặc biệt, Ngân hàng luôn ưu tiên và chú trọng việc đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ lãnh đạo và đội ngũ kế cận, thông qua việc liên tục cải tiến các chương trình đào tạo chủ chốt “ Techcomlead” nhằm xây dựng một đội ngũ CBNV tinh nhuệ, sẵn sàng đương đầu với những thay đổi không ngừng và đảm nhiệm những nhiệm vụ mới. Các lãnh đạo cấp cao tiếp tục được trang bị và nâng cao năng lực lãnh đạo

thông qua các chương trình phát triển năng lực lãnh đạo được tư vấn bởi các tổ chức tư vấn hàng đầu.

Chính sách đãi ngộ

Chính sách đãi ngộ của Techcombank dành cho cán bộ nhân viên được dựa trên nền tảng chiến lược “Nhân sự xuất sắc”, với mục tiêu xây dựng chế độ đãi ngộ cạnh tranh, gắn liền với chiến lược quản lý nhân tài, đảm bảo nguồn nhân lực hiệu suất cao, và đảm bảo mang lại niềm hạnh phúc cho CBNV.

Chính sách đãi ngộ của Techcombank hiện nay rất đa dạng, đáp ứng toàn diện nhu cầu từ cơ bản (thông qua chính sách lương thưởng, phúc lợi cơ bản) đến nâng cao (các chế độ cạnh tranh, vượt trội hơn) của CBNV. Tất cả các chính sách lương thưởng, phúc lợi đều đảm bảo cạnh tranh/ cao hơn mặt bằng chung thị trường các Ngân hàng nội địa và các Công ty đa quốc gia tại Việt Nam với định vị ở mức P50 cho các cán bộ nhân viên, và mức P75/P90 cho các phân khúc nhân tài và nhóm có hiệu quả công việc vượt trội. Ngoài ra, Techcombank luôn đi đầu xu hướng thị trường, liên tục chuyển đổi các chế độ dành cho nhóm nhân tài chủ chốt cần giữ chân nhân tài, thông qua các chương trình như Techcomer tiêu biểu, Học bổng TechcomKids, ESOP,… qua đó tạo thêm động lực giúp cán bộ nhân viên tin tưởng gắn bó và cống hiến cùng Ngân hàng. Đặc biệt, ngay cả khi CBNV và người thân không may gặp rủi ro trong cuộc sống, không còn khả năng cống hiến tại Techcombank, Ngân hàng cũng luôn cam kết đồng hành và hỗ trợ CBNV thông qua Quỹ Nhân ái.

Bên cạnh đó, tại Techcombank, cán bộ nhân viên luôn được tạo điều kiện tối đa để phát triển bản thân thông qua môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện với lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng. Ngân hàng liên tục tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề như “Hội thảo phát huy vai trò nhà lãnh đạo ngân hàng tương lai”, Workshop “Hướng dẫn xây dựng khung năng lực nhằm mang lại những kiến thức mới mẻ, hữu ích cho CBNV”. Trong công việc hàng ngày, cán bộ nhân viên cũng luôn được khuyến khích để đưa ra những ý tưởng mới, các sáng kiến chuyển đổi với những chính sách đãi ngộ và cơ hội phát triển tương ứng. Techcombank hy vọng,

mỗi cán bộ nhân viên không chỉ làm tốt công việc của bản thân, mà sẽ không ngừng trau dồi thêm kiến thức kỹ năng để phát triển bản thân thông qua chế độ đào tạo và kế hoạch phát triển bản thân (PDP) cùng chương trình kế cận (Succession Plan), vừa giúp đảm bảo nguồn nhân lực nội bộ chất lượng cao, vừa tạo điều kiện giúp CBNV phát triển hơn ngay trong Ngân hàng.

2.1.2.2. Đặc điểm tài chính Tổng tài sản:

Trong giai đoạn 2015- 2019, tổng tài sản của Techcombank gia tăng mạnh mẽ từ 191.993.602 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2019, tổng tài sản của Techcombank đã tăng lên gấp đôi và đạt 383.699.461 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản trung bình trong giai đoạn này là 19%. Tính đến cuối năm 2019, Techcombank có tổng tài sản đứng thứ 6 trong hệ thống NHTM sau các ngân hàng Agribank, Vietinbank, Vietcombank, Sacombank và MB. Số liệu cụ thể về tổng tài sản của Techcombank được thể hiện qua Hình 2.1.

Đơn vị: Triệu đồng 2015 2016 2017 2018 2019 0 50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000 250,000,000 300,000,000 350,000,000 400,000,000 191,993,602 235,363,136 269,392,380 320,988,941 383,699,461

Hình 2.1. Tổng tài sản của Techcombank trong giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank Tổng vốn chủ sở hữu

Tổng vốn chủ sở hữu của Techcombank trong giai đoạn 2015 – 2019 tăng rất mạnh từ 16.457.566 triệu đồng năm 2015 tăng lên 62.072.767 triệu đồng vào năm

2019. Trong đó, năm 2017, 2018 là những năm ghi dấu ấn tăng trưởng mạnh nhất lần lượt là 37,5% và 92,3% bởi trong hai năm này là những năm đầu ghi dấu ấn niêm yết thành công của TCB trên thị trường chứng khoán.

Đơn vị: Triệu đồng 2015 2016 2017 2018 2019 0 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 70,000,000 16,457,566 19,586,476 26,930,745 51,782,705 62,072,767

Hình 2.2. Vốn chủ sở hữu của Techcombank trong giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank Hệ số an toàn vốn

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Techcobank trong giai đoạn 2015 – 2019 luôn luôn ở mức cao và vượt xa tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Đây là điều kiện rất thuận lợi để giúp cho Techcombank có thể gia tăng mạnh mẽ dư nợ tín dụng, quy mô hoạt động của mình. Số liệu cụ thể được thể hiện qua Hình 2.3.

2015 2016 2017 2018 2019 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 14.74% 13.12% 12.68% 14.60% 15.50%

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank trong giai đoạn 2015 – 2019 luôn được kiểm soát ở mức dưới 3% và có xu hướng giảm trong giai đoạn này. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu thấp nhất vào năm 2019 là 1,30% và cao nhất vào năm 2018 với tỷ lệ đạt 1,80%. Điều này cho thấy mặc dù quy mô của Techcombank gia tăng rất mạnh mẽ trong giai đoạn 2015 – 2019 nhưng vẫn thực hiện kiểm soát cho vay một cách chặt chẽ. Đây là một trong những nguyên nhân giúp cho Techcombank là ngân hàng có thu nhập đứng đầu trong hệ thống ngân hàng.

2015 2016 2017 2018 2019 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 1.60% 1.80% 2.00% 1.70% 1.60% 1.60% 1.80% 1.30%

Hình 2.4. Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank

Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động (LDR)

Hiệu suất cho vay vốn của Techcombank luôn đạt được từ 65,50% đến 76,60%. Số liệu cụ thể được thể hiện qua Hình 2.5

2015 2016 2017 2018 2019 58.00% 60.00% 62.00% 64.00% 66.00% 68.00% 70.00% 72.00% 74.00% 76.00% 78.00% 70.00% 71.80% 76.60% 65.50% 76.30%

Hình 2.5. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động của Techcombank giai đoạn 2015 – 2019

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm qua các năm từ 45,90% năm 2015 xuống còn 38,40% năm 2019. Điều này cho thấy, sự ổn định hơn về mặt nguồn vốn của Techcombank và giảm bớt được những rủi ro trong hoạt động tài chính. 2015 2016 2017 2018 2019 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 50.00%45.90% 41.50% 43.00% 31.50% 38.40%

Hình 2.6. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của Techcombank giai đoạn 2015 – 2019

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank từ 2015 - 2019

Hoạt động kinh doanh của Techcombank với những con số đầy ấn tượng và liên tục tăng trưởng qua các năm. Xét về tổng doanh thu, năm 2014 mới đạt được 14.125 tỷ đồng. Đến năm 2015, với những thành tựu đáng kể như “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2014 cho dịch vụ quản lý tiền tệ, tài trợ thương mại và năng lực quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối” từ tạp chí Corporate Treasurer danh giá. Không chỉ dừng lại ở đây, từ các mảng kinh doanh cho đến các dịch vụ hỗ trợ, từ chất lượng dịch vụ khách hàng cho đến môi trường làm việc cho cán bộ nhân viên, tất cả đều được thị trường ghi nhận qua các giải thưởng trong năm 2015. Số liệu cho thấy, tổng thu nhập của toàn hệ thống ngân hàng tiếp tục tăng lên trong năm 2015 và đạt 9.343 tỷ đồng.

Năm 2016, Techcombank tiếp tục chủ động tạo dựng cho mình một nền tảng vững chắc, một thế mạnh về chuyên môn. Đặc biệt, thực sự chủ động học hiểu khách hàng, từ đó, cùng sát cánh tháo gỡ những vấn đề doanh nghiệp gặp phải trong thời kỳ hội nhập. Kết quả kinh doanh của cả năm 2016 là thành quả của phương châm đó. Techcombank đã vượt lên thách thức để có được một nền tảng vững chắc, một sức bật vượt trội cho các năm phát triển tiếp theo. Năm 2016 đánh dấu mức tăng trưởng vượt bậc của Techcombank về lợi nhuận trước thuế, tăng 96,2% so với năm trước đó, đạt 3.996 tỷ đồng, hoàn thành 113% kế hoạch đặt ra. Trong 5 năm qua, ngân hàng đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế bình quân 40,8%. Các chỉ số về khả năng sinh lời là tỷ số lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ số lợi nhuận ròng/tài sản (ROA) của ngân hàng trong năm 2016 đã có những bước tiến ấn tượng khi lần lượt đạt 17,50% và 1,5%, đều tăng gấp đôi năm tài chính 2015. Đây là mức tăng trưởng cao nhất của Techcombank trong 5 năm vừa qua.

Năm 2017 là bước sang năm thứ 2 kiên định với chiến lược “Khách hàng là trọng tâm”, Techcombank hiểu rằng sự an tâm, thành công của khách hàng cũng chính là con đường dẫn tới thành công của chính ngân hàng. Do đó, mọi sản phẩm dịch vụ của Techcombank đều hướng tới mục đích trước tiên là nhằm hỗ trợ cho sự thành công tài chính trong dài hạn của khách hàng. Từ việc cung cấp những sản

phẩm riêng lẻ, Techcombank đã cung cấp cho khách hàng những gói sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tài chính của họ qua đó tiến thêm một bước tới gần hơn với khách hàng. Song hành cùng sự thành công của khách hàng, trong năm 2017 Techcombank đã gặt hái được nhiều thành tựu ấn tượng khi các chỉ số về lợi nhuận đều có sự tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng gấp khoảng 2 lần trong hai năm liên tiếp. Lợi nhuận trước thuế đạt 8.036 tỷ đồng, vượt kế hoạch 60%, tăng gấp khoảng hai lần trong 2 năm liên tiếp và tăng trưởng bình quân 73,9% trong hai năm trở lại đây.

Trong năm 2018, Techcombank đã thêm một lần nữa đạt những kết quả ấn tượng với tổng doanh thu của Techcombank năm 2018 đạt mức 18.349 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm trước nhờ sự tăng trưởng đồng đều ở cả thu nhập từ lãi (24,6%) và thu nhập ngoài lãi (18,8%). và 10.661 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng lần lượt 11,5% và 32,7% so với năm trước. Trong đó hạn mức tăng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT KINH DOANH GIỮA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM VỚI CÁC ĐỐI TÁC (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w