Cơcấu quayvòng kiểu hành tinh kép

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lái, di chuyển máy kéo (nghề cơ điện nông thôn) (Trang 48 - 50)

Trên hình biểu diễn nguyên lý cấu tạo của cơcấu hành tinh hai cấp dùng trong cơ cấu quay vòng của máy kéo xích.

Vì tính chất đối xứng của cơcấu nên trênhình vẽ chỉ trình bày một nửa phía bên phải của cơcấu, nửa bên trái có cấu tạo hoàn toàn giống nửa bên phải.

Sơ đồ nguyên lý cơcấu quay vòng kiểu hành tinh hai cấp:

1- Ly hợp; 2- Phanh cơcấu hành tinh; 3-Phanh bán trục

2.2. Nguyên lý.

Với kết cấu này máy kéo có thểchuyển động thằng bằng hai cách sau:

+ Khi gài hoàn toàn cảhai ly hợp 1 và nhả tất cả các phanh 2 và 3. Toàn bộ hệ thống cầu sau máy kéo được quay như một khối liền với tốc độ góc của trục chủ động giữa;

+ Khi ly khai hoàn toàn cả hai ly hợp 1 và phanh hoàn toàn cả hai phanh hành tinh 2 ở cả hai bên (phanh bán trục 3 phải được nhảra). Lúc đó cả hai bán trục bên phải và bên trái sẽ quay với tốc độ góc giảm nhưnhau. Trường hợp này, máy kéo chuyển động thẳng với tốc độ thấp hơn trường hợp trên.

49

Việc quay vòng máy kéo có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Khi cần vòng gấp, ví dụ về bên phải, thì bán trục bên phải được phanh lại nhờphanh 3, lúc đó ly hợp 1 và phanh 2 đều mởhoàn toàn, ly hợp phía bên trái đóng, các phanh 2 và 3 bên trái khi đó đều mở. Trong trường hợp này toàn bộ công suất của động cơ được truyền đến nhánh xích bên trái. Bán trục bên trái sẽ được nối với trục chủ động cầu sau và quay cùng tốc độcủa trục chủ động.

Nếu ly hợp 1 bên trái khi đó mở (ly khai), phanh 2 đóng thì bán trục bên trái sẽ quay với tốc độ giảm thấp.

Khi không cần vòng gấp, phanh cơ cấu hành tinh 2 phía bên quay vòng đóng lại, ly hợp 1 bên quay vòng mởhoàn toàn. Lúc đó nửa trục bên phía quay vòng sẽ quay với tốc độ giảm, đồng thời ly hợp bên kia đóng và mởhoàn toàn cảhai dải phanh, bán trục bên đó sẽ quay nhanh hơn, việc quay vòng diễn ra do hai bên dải xích chuyển động với tốc độ khác nhau.

50

BÀI 6: TRỢ LỰC LÁI

1. Mục tiêu

- Trình bày được yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại bộ trợ lực lái; - Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ trợ lực lái;

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng được bộ trợ lực lái đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Rèn luyện tính cẩn thận trong công việc.

2. Nôi dung.

1.Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bộ trợ lực lái 1.1. Nhiệmvụ:

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lái, di chuyển máy kéo (nghề cơ điện nông thôn) (Trang 48 - 50)