Cấu tạo và hoạt động của hệthống phanh dải máy kéo xích 1 Cấutạo

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lái, di chuyển máy kéo (nghề cơ điện nông thôn) (Trang 77 - 79)

Cấu tạo gồm có dải phanh 4 bao lấy trống quay 5 lắp trên trục 7 của hệthống truyền lực. Một đầu dải phanh được lắp cố định vào đầu thanh kéo điều chỉnh 10, đầu kia nối với tay đòn xoay 3 (trên máy kéo DT-54, T-74 v..). Khi đạp bàn đạp phanh 1, thanh kéo 2 xoay tay đòn 3 xiết dải phanh 4 vào bềmặt trống 5. Mômen phanh phụthuộc vào lực đạp trên bàn đạp phanh, nếu chiều quay của trống trùng chiều xiết của dải phanh thì lực masáttạo điều kiện làmtăng lực xiết, vì vậy mômen phanh lớn hơn, hiệu quảphanh cao hơn. Nếu chiều quay ngược lại thì hiệu quảphanh kémhơn (khi lùi xe). Các lò xo 8 và vít 6 dùng đểcho phanh mòn đều và không tựbó phanh, vít 10 dùng để điều chỉnh khe hởgiữa dải phanh và trống phanh.

78

Hình . Sơ đồcác loại phanh dải:

a) Phanh dải loại đơn giản; b)Phanh dải có hai đầu kéo xiết; c) Phanh dải loại bơi: 1-Bàn đạp; 2-Thanh kéo; 3-Tay đòn; 4-Dải phanh; 5-Trống phanh; 6-Vít điều chỉnh; 7-

trục; 8-Lòxo kéo; 9-Thân phanh; 10-Bulông điều chỉnh; 11-Tay đòn tùy động; 12, 14- Chốt; 13-Điểm tựa cố định.

2.2. Nguyên lý hoạt động

Loại này có cơ cấu kéo gồm trạc hai đầu 3, mỗi đầu của trạc xoay nối với một đầu dải phanh. Khi đạp vào bàn đạp phanh, qua thanh kéo 2, làmxoay trạc 3, đầu dưới của nó xoay và làm cả hai đầu dải phanh đều được kéo xiết và ômvào trống phanh. Như vậy mô men phanh sinh ra sẽgiống nhau cho cả hai chiều quay của trống phanh. Các loại phanh này thường trang bị cho các máy kéo có số truyền tiến và số truyền lùi như nhau.

Khi kéo xiết cảhai đầu, vì trống quay theo một chiều nên sẽcó một nửa dải phanh có lực phanh lớn do lực ma sát làm tăng lực kéo xiết, còn ở nửa kia lực ma sát làm cản trở lực kéo xiết nên giảm hiệu quả phanh, ở ôtô khi khi phanh xe, chủ yếu phanh khi xe chuyển động ở chiều tiến, nên kiểu phanh này ít dùng trên ôtô.

Phanh dải loại bơi (8-45 c): Loại phanh này khắc phục được nhược điểm của hai loại phanh dải trên. Về cấu tạo nó có nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên chúng có đặc điểm chung là cả hai đầu dải phanh không có điểm nào liên kết cố định với thân (vỏ) phanh cả. Đầu cố định chỉ hình thành sau khi tác động vào bàn đạp phanh và chiều quay của trống phanh đã xác định. Khi mới đạp vào bàn đạp phanh 1 làm xoay cần điều khiển 11, cả hai nửa dải phanh đều hơi tiếp xúc với trống phanh, ở nửa dải phanh mà lực ma sát ngược chiều với chiều kéo xiết sẽ làm cho chốt (12 hoặc 14) của dải phanh đó cố định vào rãnh chữS,sau đó chốt kia sẽquay quanh chốt cố định tiếp tục thực hiện quá trình phanh, phanh lúc này hoạt độngnhưphanh dải

79

Bài 8: Hệ thống phanh đĩa máy kéo bánh lốp

1. Mục tiêu:

- Trình bày được yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống phanh đĩa máy kéo bánh lốp;

- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh đĩa máy kéo bánh lốp;

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống phanh đĩa máy kéo bánh lốp đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Rèn luyện tính cẩn thận trong công việc.

2. Nội dung.

1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống phanh đĩa máy kéo bánh lốp1.1. Nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lái, di chuyển máy kéo (nghề cơ điện nông thôn) (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)