Quy trình thực thi chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 29 - 36)

8. Kết cấu luận văn

1.2.2. Quy trình thực thi chính sách

Thực thi chính sách là quá trình đưa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của chính sách. Việc thực thi chính

sách được triển khai thông qua hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, với sự

tham gia của các đối tác. Tùy thuộc vào từng chính sách cụ thể mà các chủ thể

thực thi chính sách xác định các nhiệm vụ, nội dung cụ thể trong triển khai thực thi chính sách. Tuy nhiên ở góc độ chung nhất, quá trình triển khai thực

thi chính sách được tổ chức thành các nội dung chính sau:

(1) Xây dựng và ban hành các văn bản thực thi chính sách

Các chính sách công với tư cách là sản phẩm của quá trình hoạch định chính sách, thường mang tính định hướng về mục tiêu và giải pháp giải quyết các vấn đề công, do đó để đưa chính sách vào thực tiễn thì các chủ thể thực

thi chính sách căn cứ vào thẩm quyền của mình ban hành các văn bản, chương

trình, dự án để cụ thể hóa mục tiêu và giải pháp chính sách cho từng giai đoạn thời gian hoặc địa bàn cụ thể. Để thực hiện nhiệm vụ này, các chủ thể thực thi chính sách cần tiến hành các hoạt động sau:

- Nghiên cứu nội dung chính sách để xác định những văn bản, chương

trình hoặc dự án cần phải được ban hành, phê duyệt.

- Xây dựng kế hoạch soạn thảo và ban hành các văn bản thực thi chính sách, xây dựng kế hoạch lập và phê duyệt các chương trình, dự án thực thi chính sách.

- Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch trên bảo đảm ban hành

được các văn bản, chương trình, dự án có chất lượng, hợp pháp, đúng thời gian, tiết kiệm và hiệu quả.

21

Các văn bản hướng dẫn thực thi qui định rành mạch, hợp lý trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể thực hiện; tránh tình trạng lẫn lộn quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể thực hiện.

(2) Tổ chức thực thi chính sách

Sau khi các văn bản, chương trìnhđược ban hành và phê duyệt, các chủ

thể thực thi được giao trách nhiệm tổ chức thi hành văn bản và triển khai thực hiện chương trình. Tổ chức thực thi chính sách gồm 05 nội dung sau:

(i) Tuyên truyn, ph biến chính sách

Việc trước tiên cần làm trong quá trình thực thi chính sách là truyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách. Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực thi chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách. Qua đó để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, quy mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch được giao.

Tuyên truyền, vận động thực thi chính sách cần thực hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách đang được thi hành, để mọi đối tượng cần tuyên truyển luôn được củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực thực thi chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bằng nhiểu hình thức như:

tuyên truyền, phổ biến trực tiếp, qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tivi v.v…).Tùy theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất của từng loại chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động thích hợp.

22

Để công tác tuyên truyền, vận động chính sách được tốt, NHCSXH cần được tăng cường đầu tư về trình độ chuyên môn cho đội ngũ thực thi chính sách, phẩm chất chính trị, về trang thiết bị kỹ thuật…Trong đó, các phương

tiện truyền thông như báo chí, radio và website do nhà nước quản lý là kênh tuyên truyền có hiệu quả cao, phạm vi ảnh hưởng rộng rãi nhất.

(ii) T chc b máy và nhân lc thc thi chính sách

Một chính sách thường được thực thi trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác các hoạt động thực thi mục tiêu là hết sức đa

dạng, phức tạp chúng đan xen, thúc đẩy lẫn nhau, kìm hãm bởi vậy nên cần phối hợp giữa các cấp, ngành để triển khai chính sách. Nếu hoạt động này diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động khoa học sáng tạo thì sẽ có hiệu quả cao, và duy trì ổn định.

Trong tổ chức thực thi CSTD đối với HSSV, các cơ quan được xác

định vai trò cụ thểnhư sau:

+ Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ

Lao đồng thương binh và xã hội, BộTài chính, Ngân hàng Nhà nước đóng vai

trò phối hợp và tổ chức thực thi chính sách.

+ Ngân hàng CSXH thực hiện hoạt động cho vay.

+ Cơ quan chính quyền địa phương tham gia quản lý các đối tượng vay vốn.

+ Các Trường Đại học, Trường đào tạo, dạy nghề và các tổ chức xã hội của HSSV như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tham gia phối hợp thực hiện.

+ Nhân dân tham gia vào quá trình giám sát, phát hiện những sai sót, những bất cập còn tồn tại trong quá trình thực thi chính sách.

- CSTD đối với HSSV được thực thi trên phạm vi rộng, số lượng các đối tượng cá nhân và tổ chức tham gia thực thi chính sách là rất lớn. Bên cạnh đó, các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách diễn ra cũng hết sức phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian. Bởi vậy, muốn tổ chức

23

thực thi chính sách có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách. Cụ thể, Chính phủ đã phân công NHNN, BộTài chính là hai đơn vị đầu mối cùng các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp thực hiện CSTD đối với HSSV.

Mặt khác, chính sách khi thực thi có thể tác động đến lợi ích của các bộ phận dân cư theo các hướng khác nhau. Có bộ phận được hưởng lợi nhiều, có bộ phận được hưởng lợi ít, có bộ phận không được hưởng lợi, thậm chí còn bị tác động tiêu cực. Chính vì vậy cần đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan.

Sự thành công của CSTD đối với HSSV do nhiều yếu tố, nhân tố cấu

thành, trong đó có sự phối hợp của các đối tượng tham gia thực thi chính sách là Bộ Tài chính, BộGD&ĐT, Bộ LĐTBXH và chính quyền địa phương. Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách.

- Năng lực thực thi chính sách công, cụ thể là CSTD đối với HSSV của cán bộ công chức là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi

chính sách. Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là thước đó gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế, tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong tương lai ... Cán bộ, công chức có năng lực thực thi chính sách tốt sẽ chủ động điều phối được các yếu tố chủ quan tác

động theo định hướng, đồng thời khách phục những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố khách quan để công tác tổ chức thực thi chính sách mang lại kết quả thực sự.

24

Điều kiện vật chất cần cho quá trình thực thi chính sách là yếu tố ngày các có vị trí quan trọng để cùng nhân sự và các yếu tố khác thực hiện thắng lợi chính sách của Nhà nước. Để quản lý mọi mặt hoạt động trong điều kiện phát triển hiện nay, Nhà nước luôn phải tăng cường các nguồn lực vật chất cả

về số lượng và chất lượng. Việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện hiện đại để hỗ trợ các quá trình quản lý của Nhà nước hiện đã trở thành một nguyên lý phát triển. Nếu điều kiện vật chất đáp ứng được yêu cầu sẽ giúp cho tính khả thi của công tác tổ chức thực thi chính sách luôn được tăng cường. Chẳng hạn, chỉ ần thiếu các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thì các cơ quan nhà nước khó có thể chuyển tải nội dung chính sách đến với đối tượng một cách thường xuyên.

Trong các nguồn lực vật chất thì nguồn tài chính là đòi hỏi không thể

thiếu để thực thi bất kỳ một chính sách nào, đặc biệt đối với chính sách tín dụng. Nguồn kinh phí để thực thi chính sách thường gồm ngân sách nhà nước cấp, các tổ chức xã hội và tư nhân đóng góp, huy động trong dân hoặc nước ngoài tài trợ. Nguồn kinh phí này chi dùng cho nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị vật tư, phương tiện kỹ thuật, trả lương cho đội ngũ cán

bộ quản lý và những người tham gia triển khai thực thi chính sách. Đối với CSTD cần một nguồn vốn để đối tượng nhận hỗ trợ vay. Các khoản vay này

thường kéo dài, chi phí lãi vay thu được thấp, do vậy, luôn cần một nguồn tài

chính đủ để đảm bảo thực hiện mục tiêu này. Nếu chúng ta không có đủ kinh phí thì không thể thực hiện được chính sách hoặc thực hiện không đến nơi đến chốn, dù chính sách có ý nghĩa xã hội to lớn.

(iv) Trin khai thc hin chính sách

Việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng thường thông qua các nội dung sau:

- Đơn vị thực hiện ban hành và hướng dẫn áp dụng quy trình cho vay cho từng đối tượng cụ thể như hộ gia đình, HSSV mồ côi vay trực tiếp tại

25

NHCSXH hay các đối tượng các. Cần quy định cụ thể về hồsơ vay, điều kiện vay, quy trình – thủ tục vay.

- Sử dụng nguồn lực được bố trí để tiến hành giải ngân cho các đối

tượng kịp thời, đúng mức quy định. Định kỳ giải ngân, đối tượng nhận và các

trường hợp phát sinh như ủy quyền nhận giải ngân cũng cần được tính đến. - Sau khi nguồn vốn được giải ngân, đơn vị thực hiện chính sách cần có biện pháp để theo dõi, thu hồi nợ. Cần chú ý đến thời gian thu hồi nợ, phân kỳ

trả nợ, số tiền theo từng đợt, các phương án xửlý khi người vay gặp khó khăn chưa thể trả nợđúng hạn hay các trường hợp phải chuyển nợ quá hạn ...

(v)Theo dõi, thanh kiểm tra và sơ kết, tng kết

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra là một nhiệm vụ, một khâu quan trọng trong thực hiện chính sách. Năng lực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ

công chức được biểu hiện, phản ánh cụ thể ở khả năng, kiến thức, kỹnăng và

trách nhiệm trong việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách. Khả năng, kiến thức, kỹnăng đó thể hiện ở trình độ am hiểu sâu sắc mục tiêu của

chính sách, đối tượng chính sách và các quy định, các công cụ, các giải pháp thực hiện; nắm chắc, chính xác các quy định trong kế hoạch, các quy chế, nội quy thực hiện chính sách. Ngoài ra, phải có kỹnăng thu thập, cập nhập đầy đủ

các nguồn thông tin, các cơ sở dữ liệu thông tin phản ánh về quá trình triển khai và kết quả thực hiện chính sách từ các cơ quan, tổ chức hữu quan, đặc biệt là từ các đối tượng thụ hưởng chính sách và của người dân. Trên cơ sở đó, phân tích xử lý thông tin, đối chiếu so sánh với các quy định trong chính

sách, các quy định trong kế hoạch, quy chế, nội quy thực hiện chính sách để có cơ sở phát hiện, phòng ngừa và xử lý vi phạm (nếu có); phát hiện sơ hở

trong quản lý, trong tổ chức thực hiện, đề xuất các giải pháp chấn chỉnh việc thực hiện, điều chỉnh các biện pháp, cơ chế góp phần hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách.Định kỳ, các chủ thể thực thi chính sách tiến hành sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện. Việc sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách được tiến hành theo trình tự từdưới lên trên.

26

Trước hết, cơ quan, tổ chức được giao thi hành văn bản thực thi chính sách nào thì tiến hành sơ kết, tổng kết việc thi hành văn bản đó và báo cáo lên cơ quan, tổ chức cấp trên. Các cơ quan, tổ chức được giao thực hiện các

chương trình, dự án thì tiến hành đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc

chương trình, dự án đó, báo cáo lên cơ quan, tổ chức cấp cao hơn. Trong báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ thể hiện rõ quá trình triển khai thực hiện, những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và

đề xuất những kiến nghị với cấp trên để thóa gỡ khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Trên cơ sởcác báo cáo, đánh giá trên của cơ quan, tổ chức cấp dưới, cơ

quan, tổ chức thực thi chính sách cao nhất tổng hợp thành báo cáo sở kết, tổng kết thực thi chính sách. Cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực thi chính sách cuối cùng này báo cáo và giải trình về kết quả thực thi chính sách trước cơ

quan hoạch định chính sách và nhân dân. Đồng thời, có thể kiến nghị với cơ

quan hoạch định chính sách điều chỉnh, sửa đổi chính sách cho phù hợp với thực tiễn.

Yêu cu ca công tác theo dõi, thanh kim tra và báo cáo, sơ kết, tng kết

+ Công tác theo dõi, thanh kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; sát sao và trung thực, kịp thời phát hiện những thiếu sót để khắc phục, điều chỉnh.

+ Công tác báo cáo, đánh giá, sơ kết, tổng kết của việc thực hiện văn

bản, hay chương trình, dự án trong thực thi chính sách phải đảm bảo tình trung thực, chính xác, rõ ràng để thấy được việc thực thi có khả quan hay không, có những thuận lợi, khó khăn gì và nguyên nhân của những khó khăn,

hạn chế; từ đó có thể có hướng, giải pháp phù hợp để điều chỉnh chính sách hay nâng cao chất lượng thực thi chính sách.

27

+ Công việc này diễn ra theo trình tự, hệ thống, có kế hoạch cụ thể, rõ ràng giúp các chủ thể thực thi chính sách chủđộng trong việc thu thập thông tin, tổng hợp, báo cáo một cách kịp thời.

1.2.3. Các tiêu chí đo lường kết qu thc thi và các nhân ttác động ti vic thc thi chính sách tín dng đối vi hc sinh sinh viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 29 - 36)