Các tiêu chí đo lường kết quả thực thi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 68 - 73)

8. Kết cấu luận văn

2.2.3. Các tiêu chí đo lường kết quả thực thi

2.2.3.1. Quy mô tín dng

(i)Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH có sự thay đổi rõ rệt qua các năm. Các Quyết định về tín dụng đối với HSSV

được Thủtướng Chính phủ ban hành với những thay đổi về chính sách và điều kiện vay vốn như: quy định nâng mức cho vay (từ 150.000đồng/HSSV/ tháng

lên 1.100.0000đ/HSSV/tháng), lãi suất từ 0,5% - 0,55%/tháng, các đối tượng vay vốn được mở rộng hơn trước (hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đột xuất,

lao động học nghề nông thôn, bộđội xuất ngũ…) đã tạo điều kiện cho các hộ gia

đình tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Dư nợ cho vay chương trình HSSV tăng trong năm 2012 và giảm qua

các năm gần đây (Bảng 2.2). Nguyên nhân của việc giảm tỷ lệ tăng trưởng cho vay HSSV là từnăm 2012 là năm bắt đầu giai đoạn trả nợ của HSSV vay từ những năm 2007.

60

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

Tổng dư nợ 113.921 121.699 129.456 142.528

Tỷ lệ tăng trưởng tổng

dư nợ (%) 9,80% 6,83% 6,37% 10,10%

Dư nợ cho vay HSSV 35.802 34.262 29.794 24.456

Tỷ lệ tăng trưởng DN

HSSV (%) 7,04% -4,30% -13,04% -17,92%

Tỷ trọng DN

HSSV/Tổng DN (%) 31,43% 28,15% 23,01% 17,16%

Đơn vị: Tỷ đồng

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay các chương trình tín dụng của NHCSXH

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012, 2013, 2014, 2015 của NHCSXH (ii) Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với HSSV

Qua bảng 2.3 ta thấy, tỷ trọng dư nợ chương trình HSSV chiếm khoảng từ 17 – 32% so với tổng dư nợ của các chương trình và đứng thứ hai trong danh mục các chương trình tín dụng có dư nợ lớn của NHCSXH.

Kết quả trên khẳng định sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống NHCSXH, sự phối hợp chặt chẽ giữa NHCSXH, BộLao động – Thương binh và xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức nhận ủy thác, sự quan tâm chỉ đạo của Ban

đại diện HĐQT các cấp, chính quyền địa phương như:

- NHCSXH không ngừng tăng cường mối liên kết với chính quyền địa

phương các cấp trong việc tuyên truyền CSTD đối với HSSV có hoàn cảnh

khó khăn.

- NHCSXH các cấp đã tăng cường tác động đến người vay để nâng cao ý thức trách nhiệm của người vay đối với việc trả nợNgân hàng, đểngười vay hiểu rõ đây là một khoản tín dụng có hoàn trả, khác với khoản cấp phát không hoàn lại.

- NHCSXH đã điều chỉnh phương thức ủy thác từ toàn phần sang ủy thác bán phần, không ủy thác cho các tổ trưởng Tổ TK&VV, các tổ chức chính trị - xã hội trực tiếp thu nợ, mà chỉủy nhiệm thu lãi đối với những tổ có

61

(iii) Mức tăng dư nợ bình quân một HSSV

Dư nợ bình quân một HSSV trong những năm gần đây có mức tăng rất

ấn tượng thể hiện qua bảng số liệu sau:

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

Dư nợ cho vay HSSV (tỷ đồng) 35.802 34.262 29.794 24.456

Số HSSV vay vốn 2.314.879 2.093.881 1.677.964 1.317.938

Bình quân dư nợ/HSSV (triệu đồng) 15.466.035 16.362.917 17.756.042 18.556.260

5,80% 8,51% 4,51%

Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân một HSSV

Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình

quân/ 01 HSSV

Nguồn: Báo cáo tín dụng các năm 2013, 2014, 2015, 2016 của NHCSXH

Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy số tiền NHCSXH hiện đang cho vay đối với một HSSV bình quân tăng qua các năm, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với đối tượng HSSV qua việc tập trung nguồn vốn cho vay, mở rộng

đối tượng vay, mức vay, thời hạn vay và thời hạn trả nợ vì vậy bình quân dư

nợ một HSSV tăng đáng kể. Năm 2012, dư nợ bình quân một HSSV là 15,5 triệu đồng nhưng đến năm 2015, dư nợ bình quân một HSSV là 18,5 triệu

đồng tăng 20% so với năm 2012. Điều này phản ánh khả năng của NHCSXH trong việc hỗ trợ vốn cho HSSV ngày càng phù hợp với nhu cầu vay vốn hàng

năm.

2.2.3.2. Slượng khách hàng

Qua bảng số liệu 2.5 – Số HSSV vay vốn tại NHCSXH, ta thấy, tỷ trọng HSSV vay vốn trên tổng khách hàng còn dư nợ tại NHCSXH chiếm tỷ lệ khá cao từ 15% - 28%. Số lượng HSSV vay vốn tại NHCSXH đang giảm dần từ năm 2012 đến 2015. SốHSSV đang theo học tại các cơ sở đào tạo, các trường

năm học 2013-2014 giảm 0,73% so với năm học 2012-2013, số tuyệt đối giảm 20.927 HSSV trong khi những năm trước số HSSV nhập học hằng năm tăng bình quân 10% mỗi năm (nguồn số liệu báo cáo thống kê do Bộ Giáo

62

dục và Đào tạo cung cấp), vì vậy năm 2014, số lượng HSSV vay vốn tại NHCSXH là 1.886.289 HSSV giảm 19,86% so với năm 2013. Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Số khách hàng còn dư nợ các chương trình 8.517.702 8.653.095 8.636.505 8.498.263 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 1,59% -0,19% -1,60% Số HSSV còn dư nợ 2.314.879 2.093.881 1.677.964 1.317.938 Tỷ lệ tăng trưởng (%) -9,55% -19,86% -21,46% Tỷ trọng HSSV/tổng khách hàng (%) 27,18% 24,20% 19,43% 15,51%

Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2013, 2014, 2015, 2016 của NHCSXH

Bảng 2.5: Số HSSV vay vốn tại NHCSXH

NHCSXH đã không ngừng mở rộng mạng lưới, vươn tới những vùng miền của cả nước phục vụ HSSV có hoàn cảnh khó khăn không chỉ ở thành thị, vùng nông thôn mà cả miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nỗ lực đó thể hiện ở

việc đến 31 tháng 12 năm 2015, Ngân hàng Chính sách xã hội đã đạt 11.068

Điểm giao dịch cấp xã trên tổng số 11.162 xã, phường, thị trấn trong cả nước.

2.2.3.3. N quá hn trong hoạt động cho vay hc sinh, sinh viên

Tình hình nợ quá hạn chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó

khăn tại NHCSXH trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 thể hiện qua bảng số liệu 2.6.

Số liệu trong bảng 2.6 cho thấy nợ quá hạn cho vay HSSV năm 2014, 2015 tăng, năm 2012 tỷ lệ NQH chiếm tỷ lệ 0,47% so với tổng dư nợ cho vay

HSSV, nhưng đến cuối năm 2014 nợ quá hạn giảm chỉ còn 0,38% so với tổng

dư nợ cho vay HSSV.

Đến 31/12/2014 tỷ lệ nợ quá hạn các chương trình tín dụng tại NHCSXH chiếm 0,41% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn hộ nghèo chiếm 0,58% tổng dư nợ cho vay hộ nghèo. Nếu so sánh tỷ lệ nợ quá hạn cho vay HSSV với tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo và tỷ lệ nợ quá hạn của tất cả các

63

tỷ lệ rất nhỏ, chiếm khoảng 0,38% tổng dư nợ HSSV và chiếm khoảng 0,08% tổng dư nợ các chương trình.

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

- Tổng dư nợ 113.921 121.699 129.456

- Dư nợ cho vay HSSV 35.802 34.262 29.794

- Dư nợ cho vay hộ nghèo 41.560 41.650 39.252

+ NQH các chương trình TD 1.179 963 536

+ NQH cho vay HSSV 167 168 114

+ NQH cho vay hộ nghèo 580 452 226

+ Tỷ lệ NQH các chương trình/Tổng dư nợ 1,03% 0,79% 0,41% + Tỷ lệ NQH hộ nghèo/Tổng dư nợ hộ nghèo 1,40% 1,09% 0,58% + Tỷ lệ NQH HSSV/Tổng dư nợ HSSV 0,47% 0,49% 0,38% Đơn vị tính: Tỷ đồng

Bảng 2.6: Dư nợ quá hạn một số chương trình tín dụng tại NHCSXH

Nguồn: Báo cáo tín dụng các năm 2014, 2015,2016 của NHCSXH

Tỷ lệ nợ quá hạn Chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn

của NHCSXH mặc dù đạt tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ nhưng chưa thực sự

phản ánh đúng thực trạng các khoản nợ quá hạn của ngân hàng, khả năng tiềm

ẩn tỷ lệ nợ xấu cao, điều này được thể hiện như sau:

- Việc hạch toán và quản lý phân loại nợ của NHCSXH không thực hiện phân loại nợ theo chất lượng tín dụng như các NHTM khác. Phân loại nợ

của NHCSXH được theo dõi không chi tiết mà chỉ được hạch toán trên 2 tài khoản là nợ đủ tiêu chuẩn và nợ cần chú ý. Cách quản lý này chưa phản ánh

đúng tính chất các khoản nợgây khó khăn trong công tác quản trị và phân loại khách hàng của ngân hàng, vì vậy tỷ lệ này chưa đánh giá chính xác chất

64

Bên cạnh đó, việc gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ cho các khoản vay của HSSV có hoàn cảnh khó khăn được thực hiện với rất nhiều lý do

chưa phù hợp với những quy định chung như:

+ Theo quy định người vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khóa học, số tiền cho vay được phân kỳ trả nợ tối đa 6 tháng 1 lần, nhưng rất nhiều HSSV ra trường chưa có

việc làm nên không có thu nhập để trả nợ Ngân hàng. Trong khi đó nhiều hộ

nghèo – đối tượng cam kết trả nợ thay HSSV, lần đầu tiên tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, nên khi vay chưa xác định đúng thời hạn trả nợ ngân hàng dẫn đến tình trạng đến kỳ hạn trả nợ nhưng kỳ sản xuất, kinh doanh chưa kết thúc hoặc

chưa bán được sản phẩm vì vậy chưa có nguồn trả nợ phải xin gia hạn nợ.

+ Do đặc điểm của hộ nghèo phần lớn là thiếu kiến thức về sản xuất, kinh doanh, mọi hoạt động phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên khi xảy ra thiên

tai, lũ lụt, dịch bệnh, … hoặc làm ăn không thuận lợi sẽ dẫn đến việc mất vốn hay bị thua lỗ, người dân không có tiền trả nợkhi đến hạn phải xin gia hạn nợ.

+ Thêm vào đó, một số hộ vay có tâm lý ỷ lại vào nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ nên tuy có khảnăng trả nợ nhưng lại xin gia hạn nợđể kéo dài thời gian vay vốn được ưu đãi cùng với việc do cán bộ ngân hàng không kiểm tra kỹ nên vẫn được chấp thuận.

Từ các nguyên nhân trên dẫn đến nhiều khoản nợ đã quá hạn nhưng được gia hạn nợ nên vẫn hạch toán nợ trong hạn. Một số trường hợp khác do chuyển nợ quá hạn không kịp thời đã làm sai tỷ lệ nợ quá hạn. Như vậy, tỷ lệ

nợ quá hạn trên thực tế có thể cao hơn nhiều so với báo cáo, điều này cho thấy tiềm ẩn nguy cơ mất vốn của NHCSXH là khá cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)