8. Kết cấu luận văn
3.3.2. Kiến nghị với các Bộ, ngành, chính quyền địa phương
3.3.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước
NHNN cần tăng cường hỗ trợ vốn cho NHCSXH thông qua hình thức
cho vay, trước mắt đểcó đủ nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHNN cần nghiên cứu và sớm có cơ chế cho vay đối với NHCSXH với lãi suất ưu đãi và thời hạn cho vay hợp lý, giúp NHCSXH có khả năng đáp ứng tối đa nhu cầu về vốn của các khách hàng là đối tượng thụ hưởng chính sách.
93
3.3.2.2. Đối với Bộ Tài chính
Đổi mới cơ chế quản lý tài chính hiện nay đối với NHCSXH: Cơ chế
quản lý tài chính của Bộ Tài chính hiện nay thể hiện tính bao cấp của NSNN và mang tính cứng nhắc, không khuyến khích sự năng động, sáng tạo trong hoạt động tài chính của NHCSXH. Thực hiện cơ chế cấp bù lãi suất từ NSNN sẽ tạo nên tính bao cấp và ỷ vào NSNN, không khuyến khích tăng tính năng động, sáng tạo trong hoạt động tài chính của NHCSXH và tạo gánh nặng cho chính NSNN. Vì vậy, cần đổi mới cơ chế cấp bù NSNN bằng cơ chế cấp vốn
điều lệ và các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của NSNN cho ngân hàng sử
dụng.
Thay đổi cơ chế khoán chi phí quản lý cho NHCSXH: việc áp dụng cơ
chế khoán chi phí quản lý cho NHCSXH dựa trên kết quả dư nợ cho vay bình
quân năm. Điều này không khuyến khích việc tích cực thu nợ, thu lãi mà chỉ quan tâm đến việc giải ngân càng nhiều càng tốt. Do đó, cần áp dụng cơ chế
khoán chi phí quản lý cho NHCSXH dựa trên tổng số lãi thực thu. Phương pháp này có ưu điểm là: (i) NSNN không phải cấp bù phí quản lý hàng năm cho NHCSXH (hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm) vì NHCSXSH tự trang trải chi phí quản lý bằng số tiền lãi thu được; (ii) khuyến khích NHCSXH có các biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng, đôn đốc khách hàng trả nợ, trả lãi.
3.3.2.3. Đối với liên ngành Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin tuyên truyền, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Chính sách xã hội
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách về tín dụng đối với HSSV, hoàn thiện quy trình tổ chức xác nhận vay vốn của nhà trường và UBND cấp xã, phường cho đối tượng được vay, nghiên cứu bổ sung các quy
định liên quan đến chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm.
Phối hợp chặt chẽ và chia sẻ thông tin giữa các trường đào tạo, NHCSXH, chính quyền địa phương để thực hiện đơn giản, gọn nhẹ thủ tục
94
vay và thuận lợi cho việc giám sát sử dụng vốn vay tín dụng và đào tạo của HSSV.
Có thông báo thông tin về tín dụng đào tạo trong năm học mới đến các Sở, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và các
trường trung học phổ thông, trung học cơ sở.
3.3.2.4. Kiến nghị với chính quyền địa phương
Chỉđạo Ban đại diện HĐQT tại địa phương, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động CSTD đối với HSSV và các đối tượng chính sách
khác đúng với chủ trương chính sách của Chính phủ. Với cơ cấu bộ máy tổ
chức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các
cấp thành phố, quận, huyện theo đúng quy chế tổ chức và hoạt động; đồng thời có biện pháp củng cố và nâng cao vai trò của Ban giảm nghèo và các tổ
chức tương hỗ từ đó hỗ trợ NHCSXH tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ
có hoàn cảnh khó khăn.
3.3.2.5. Đối với tổ chức hội nhận ủy thác cho vay Học sinh sinh viên
Các tổ chức hội nhận ủy thác của NHCSXH cho vay hộ nghèo cần có
chương trình kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ
sở trong việc thực hiện hợp đồng dịch vụ ủy thác. Làm tốt hơn nữa công tác
đào tạo nghề nghiệp; phương thức lồng ghép các chương trình kinh tế, văn
hóa xã hội với chương trình tín dụng; tổ chức tổng hợp thông tin ngành dọc,
sơ kết, tổng kết phong trào để động viên kịp thời gương người tốt việc tốt và có giải pháp chỉ đạo đủ mạnh, giáo dục, răn đe những việc làm cố ý xâm tiêu vốn tín dụng.