8. Kết cấu luận văn
1.2.3. Các tiêu chí đo lường kết quả thực thi và các nhân tố tác động tới việc
1.2.3.1. Các tiêu chí đo lườngkết quả thực thi
Từ đặc điểm của CSTD đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn như đã
phân tích có thể đưa ra một số tiêu chí chủ yếu đánh giá chất lượng CSTD đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể như sau:
(1) Chỉtiêu định lượng
Hiệu quả hoạt động cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn thể hiện
ở khả năng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của HSSV có hoàn cảnh
khó khăn.
a) Quy mô cho vay
- Tốc độtăng trưởng tín dụng
Đối với NHCSXH, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng phản ánh nỗ lực của ngân hàng trong việc chuyển tải vốn tới đối tượng chính sách là HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH qua các năm.
Công thức tính: Tốc độtăng trưởng dư nợ tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn = Dư nợ tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn năm sau
Dư nợ tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn năm trước
x 100%
28
Chỉ tiêu này phản ánh qui mô tín dụng đối với HSSV của NHCSXH so sánh với việc cho vay các đối tượng chính sách khác.
Công thức tính: Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với HSSV = Dư nợ tín dụng HSSV Tổng dư nợ tín dụng x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh việc NHCSXH có tập trung vào việc cho vay đối với HSSV hay không vì bên cạnh đó NHCSXH còn thực hiện việc mở rộng
cho vay các đối tượng khác nhằm mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội.
- Dư nợ bình quân một số HSSV và tốc độtăng trưởng dư nợ bình quân Chỉ tiêu này cho ta biết số tiền ngân hàng hiện đang cho vay đối với một HSSV bình quân năm nay và tăng giảm so với năm trước là bao nhiêu.
Công thức tính dư nợ bình quân của một HSSV:
Dư nợ bình quân một HSSV =
Tổng dư nợ tín dụng HSSV Tổng HSSV có quan hệ vay vốn
Công thức tính tốc độtăng trưởng dư nợ bình quân của một HSSV:
Tốc độtăng trưởng dư
nợ bình quân một HSSV =
Dư nợ bình quân một HSSV năm trước
Dư nợ bình quân một HSSV năm sau x 100%
Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng của NHCSXH trong việc hỗ trợ vốn cho HSSV ngày càng phù hợp với nhu cầu vay vốn qua các năm.
b) Sốlượng khách hàng
- Sốlượng HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ngân hàng Chỉ tiêu số lượng HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ngân hàng là chỉ tiêu đánh giá về sự tiếp cận của khách hàng HSSV đối với công tác tín dụng. Công thức tính: Tổng sốlượt HSSV được vay vốn = Lũy kế sốlượt HSSV được vay đến cuối kỳtrước + Lũy kế sốlượt HSSV được vay trong kỳ báo cáo
29
Chỉtiêu lũy kế số lượt HSSV vay vốn được tính lũy kế từ lượt vay đầu
tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả.
Đối với NHCSXH, trong điều kiện còn rất nhiều đối tượng chính sách
chưa được tiếp cận với nguồn vốn chính thức của ngân hàng đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển của NHCSXH trong hoạt động tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
- Tỷ lệ HSSV có hoàn cảnh khó khăn phân theo cấp bậc đào tạo, đối
tượng thụhưởng và vùng kinh tếđược vay vốn Ngân hàng
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của công tác CSTD đối với HSSV ở
từng cấp bậc đào tạo, theo từng đối tượng thụ hưởng và từng vùng kinh tế
trong cả nước. Thông qua vay vốn ngân hàng, HSSV có điều kiện vươn lên
học tập tốt nhằm nâng cao địa vị xã hội, giảm bớt sự thiếu hụt cán bộ, rút dần khoảng cách chênh lệch về dân trí giữa các vùng miền.
Công thức tính tỷ lệ HSSV có hoàn cảnh khó khăn phân theo cấp bậc
đào tạo được vay vốn Ngân hàng:
Tỷ lệ HSSV phân theo từng cấp bậc đào tạo được vay vốn Ngân hàng
=
Tổng số HSSV phân theo từng cấp bậc đào tạo được vay vốn Ngân hàng
Tổng số HSSV vay vốn
Công thức tính tỷ lệ HSSV có hoàn cảnh khó khăn phân theo đối tượng thụhưởng được vay vốn Ngân hàng:
Tỷ lệ HSSV phân theo đối tượng thụhưởng được vay vốn Ngân hàng
=
Tổng số HSSV phân theo đối tượng thụ hưởng được vay vốn Ngân hàng
30
Công thức tính tỷ lệ HSSV theo từng vùng kinh tếđược vay vốn Ngân hàng:
Tỷ lệ HSSV theo từng vùng kinh tếđược vay vốn Ngân hàng =
Tổng số HSSV theo từng vùng kinh tế được vay vốn Ngân hàng
Tổng số HSSV vay vốn
c) Nợ quá hạn
- Tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay HSSV có hoàn cảnh khó
khăn của NHCSXH
Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ
của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng. Công thức tính: Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn HSSV Tổng dư nợ tín dụng x 100%
Tỷ lệ nợ quá hạn tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn
cao đồng nghĩa với việc nhiều khoản vay bị HSSV sử dụng sai mục đích hoặc không có hiệu quả, nhiều khoản nợ đến hạn nhưng vì nhiều lý do không thu hồi được. Nợ quá hạn tăng sẽ làm giảm khả năng tài chính của ngân hàng, sự
phát triển bền vững trong hoạt động ngân hàng bịảnh hưởng. Hiện có hai quan điểm khác nhau xác định nợ quá hạn:
(1) Nợ quá hạn được xác định là khoản nợ do khách hàng sử dụng sai mục đích xin vay, các khoản nợ đến hạn nhưng khách hành cố tình không trả
hoặc đến kỳ hạn cuối cùng hộ vay không trả được gia hạn nợ.
(2) Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi
đã quá hạn.
Thực tế, trước đây các NHTM thực hiện chuyển nợ quá hạn theo quan
điểm (1). Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước quy định các NHTM áp dụng quan
31
Đặc thù trong cho vay HSSV là đối tượng khách hàng lớn, món vay nhỏ, nợ quá hạn cao. Qua phân tích nguyên nhân rủi ro, tìm biện pháp giải quyết, nguyên nhân HSSV không thể trảđược nợ chủ yếu là do HSSV chưa kiếm được việc làm, chưa có kinh nghiệm trong làm ăn hoặc do các nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số HSSV sử dụng vốn vay sai mục
đích, cố ý chây ỳ, thiếu ý thức trả nợ.
(2) Một số chỉtiêu định tính
Hiệu quả hoạt động cho vay của NHCSXH đối với HSSV được thể
hiện ở tính hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội; cụ thể:
- Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của HSSV của NHCSXH, hỗ trợ
HSSV trang trải chi phí học tập, từ đó đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo và ổn định chính trị - kinh tế - xã hội trên phạm vi quốc gia, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo. Nếu nguồn vốn của ngân hàng đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn ngày càng tăng của HSSV, thì đánh giá hiệu quả cho vay
đối với HSSV cao và ngược lại.
- Khả năng HSSV có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với vốn CSTD: thủ
tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp nhanh chóng, giảm bớt chi phí trong hoạt
động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng; các kênh thông tin về
chủtrương, chính sách đến với HSSV.
- Xác định đúng đối tượng vay vốn là HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
Việc chọn đúng đối tượng vay vốn là HSSV có hoàn cảnh khó khăn không
phải là dễđối với tổ chức cấp CSTD, với các điều kiện vay vốn ưu đãi thì tiêu
cực trong việc chọn đúng đối tượng vay là rất dễ xảy ra. Vì vậy chỉ tiêu này
cũng đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng tín dụng đối với hộ
nghèo.
1.2.3.2. Các nhân tố tác động tới việc thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên
Hoạt động cho vay HSSV chịu tác động của nhiều nhân tố. Để hoạt
32
tri thức, vấn đề quan trọng là các tổ chức tín dụng phải đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới hoạt động cho vay HSSV, để phát huy những mặt tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới hoạt động cho vay HSSV cần phải xem xét một số vấn đề liên quan sau:
(1) Nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH bao gồm:
- Chính sách cho vay của NHCSXH
Chính sách cho vay của NHCSXH đối với HSSV là sự cụ thể hóa chính sách tín dụng của nhà nước đối với HSSV trong mỗi giai đoạn nhất định phù hợp với bối cảnh cụ thể. Chính sách cho vay của ngân hàng là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, góp phần quyết định đến sự
thành công hay thất bại của một ngân hàng. Việc thay đổi về đối tượng cho vay, lãi suất cho vay, mức vay…của HSSV có ảnh hưởng rất lớn đến doanh số cho
vay tăng lên hay giảm đi rõ rệt sau mỗi lần điều chỉnh. Hay chính sách lãi suất
ưu đãi thường nảy sinh một số mặt tiêu cực như: Tạo cho khách hàng tâm lý ỷ
lại, tạo ấn tượng cho rằng chương trình nghiêng về phúc lợi hơn là cho vay, thậm
chí người vay thấy không cần thiết phải trả nợ; do lãi suất ưu đãi nên người vay có thể sử dụng sai mục đích như cho vay lại hoặc gửi tiết kiệm với lãi suất cao
hơn; gây tiêu cực trong cho vay, lựa chọn không đúngđối tượng vay, tranh giành vốn vay … Tất cảđiều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng.
- Qui trình cho vay
Quy trình cho vay bao gồm những quy định cần thiết thực hiện trong quá trình khép kín gồm: Nhận hồsơ xin vay, quyết định cho vay và giải ngân, kiểm
tra trước, trong và sau khi cho vay, thu hồi nợ vay cả gốc và lãi. Việc xây dựng tốt quy trình tín dụng, việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp chặt chẽ, khoa học giữa các bước trong quy trình góp phần hạn chế và ngăn
ngừa rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay.
33
Quản trịđiều hành phải được thực hiện một cách khoa học, đảm bảo sự
phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng, cũng như
giữa Ngân hàng với các cơ quan khác như tài chính, pháp lý … nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, giúp Ngân hàng theo dõi, quản lý sát sao các khoản cho vay, các khoản huy động vốn, thực hiện tốt các loại dịch vụ Ngân
hàng. Đây là cơ sởđể tiến hành hoạt động cho vay HSSV một cách lành mạnh và có hiệu quả.
Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và giỏi về chuyên môn sẽ giúp Ngân hàng có thểngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện hoạt động cho vay đối với HSSV.
- Trách nhiệm của tổtrưởng tổ TK&VV
Tổ trưởng tổ TK&VV yêu cầu phải là người có trách nhiệm cao, có tính trung thực, có đạo đức nghề nghiệp bởi vì nếu người tổtrưởng có ý muốn chiếm
đoạt tiền lãi, tiền gửi tiết kiệm, không muốn hoàn trả cho ngân hàng mặc dù tổ viên đã trả tiền cho tổ trưởng, điều này sẽ gây ra những rủi ro không nhỏ trong ngân hàng. Nếu tổ trưởng trung thực, có tinh thần trách nhiệm thì rủi ro xảy ra
đối với ngân hàng sẽ giảm, hiệu quả hoạt động cho vay được nâng cao.
- Sự phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội
Vận hành CSTD ưu đãi này đòi hỏi sự vào cuộc của cả một hệ thống chính trị từ Trung Ương đến địa phương. Vì vậy công tác phối hợp, liên kết với các tổ chức chính trị - xã hội triển khai nhanh chóng, chỉđạo sát sao, bám sát chủ trương, chính sách sẽ làm chương trình đi nhanh, hiệu quả, đồng vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, ngược lại sẽ làm trì trệ, ngân hàng có vốn nhưng không
giải ngân được.
- Chính sách huy động vốn
Nguồn vốn cho vay HSSV phụ thuộc phần lớn vào Chính phủ, ngân sách nhà nước, trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn thì việc chi ngân sách buộc phải hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến chương trình cho vay.
34
vào công tác tuyên truyền, trình độ quản lý của ngân hàng, Hội đoàn thể và của tổ TK&VV.
- Công tác thông tin tuyên truyền
Thông tin có vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay đối với HSSV, theo dõi và quản lý HSSV, thông tin có thể thu được từ những nguồn sẵn có ở
Ngân hàng (hồ sơ vay vốn, phân tích của cán bộ Ngân hàng …), từ HSSV, từ các cơ quan chuyên vềthông tin cho vay đối với HSSV ở trong và ngoài nước, từ các nguồn tin khác (báo, đài..). Số lượng, chất lượng của thông tin thu thập
được liên quan đến việc phân tích, nhận định tình hình cho vay HSSV … đểđưa
ra những quyết định phù hợp. Vì vậy, thông tin càng đầy đủ, nhanh nhậy, chính xác và toàn diện thì tạo ra khả năng hoạt động cho vay HSSV của Ngân hàng càng có hiệu quả.
(2) Nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH bao gồm:
- Khách hàng
Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, theo quy định người vay không phải thế chấp tài sản chỉ cần là thành viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại nơi sinh
sống, được Tổ bình xét cho vay, lập thành danh sách hộgia đình đề nghị vay vốn và có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Do vậy, việc thu hồi nợ vay (cả
gốc và lãi) của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào ý thức trả nợ của người vay.
-Chủtrương của Đảng và chính sách của Nhà nước
Khi Đảng và Nhà nước có những quyết sách và chủtrương đúng đắn giúp
đỡ HSSV thì vốn hoạt động của NHCSXH sẽ được hỗ trợ tích cực, từ đó giúp
Ngân hàng mở rộng cho vay và ngược lại. Việc thay đổi về đối tượng cho vay, lãi suất cho vay, mức vay… có ảnh hưởng rất lớn đến chương trình vay, doanh
số cho vay tăng lên hay giảm đi rõ rệt sau mỗi lần điều chỉnh. Cho nên, CSTD cần phải được xây dựng hợp lý, có sự điều chỉnh linh hoạt, kịp thời, vì nếu cứng nhắc thì sẽảnh hưởng bất lợi đến hoạt động cho vay.
35
- Môi trường kinh tế - xã hội
Trong một môi trường kinh doanh lành mạnh, một xã hội ổn định,vấn đề
giải quyết việc làm được chú trọng, tỷ lệ HSSV ra trường kiếm được việc làm
tăng lên thì tỷ lệ HSSV vay vốn Ngân hàng có khả năng trả nợcũng sẽ tăng lên, do đó hoạt động cho vay đối với HSSV sẽcó xu hướng tốt lên và ngược lại. Do
đó, ngân hàng sẽ đảm bảo được nguồn lực của mình để có thể mở rộng CSTD, giúp nhiều người dân được hưởng lợi hơn, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia vì sự phát triển của nền kinh tế và ổn định xã hội.
- Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là nền tảng để mọi hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung, thì đòi hỏi môi trường pháp lý phải đồng bộ và hoàn thiện. Đặc biệt