Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 85)

8. Kết cấu luận văn

3.2.1.Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách

3.2.1.1.Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đáp ứng nguồn vốn cho vay đối với Học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội

Đối vi ngun vn NSNN

Chính phủ cần có giải pháp tăng vốn điều lệ cho hệ thống NHCSXH,

đặc biệt là tăng thêm vốn cho việc thực hiện chương trình tín dụng HSSV,

đưa nguồn vốn NSNN trung ương, địa phương chiếm tỷ trọng ít nhất là 60% trong tổng nguồn vốn của NHCSXH. Từ đó tạo nền tảng tài chính bền vững cho hoạt động tín dụng đối với chương trình tín dụng HSSV.

77

Trên cơ sở định hướng hoạt động của NHCSXH từ nay đến năm 2020,

NHCSXH cần dự kiến năm 2017 và các năm sau dư nợ sẽ duy trì ở mức khoảng 39.000 – 40.000 tỷđồng trở lên, nguồn vốn thu hồi nợ cơ bản đáp ứng

đủ nhu cầu vay vốn phát sinh trong năm.

Để đạt được mức tăng trưởng nguồn vốn chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn như đã nêu, Chính phủ ưu tiên cho NHCSXH nhận vốn từ NSNN (vốn nhận từ chương trình tín dụng hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo - PRSC 10) là 1.035 tỷđồng. Nhà nước cần bổ sung vốn điều lệhàng năm cho NHCSXH tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 1.000 tỷ đồng. Tận dụng sự ủng hộ, quan tâm của Chính phủ, NHCSXH tiếp tục huy động vốn từ kênh phát hành Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh khoảng từ 1.000 –

2.000 tỷđồng.

Đối vi các ngun vốn huy động

Nguồn vốn dùng để cho vay HSSV còn rất thấp. Để đáp ứng đủ số lượng HSSV có hoàn cảnh khó khăn, đủ điều kiện vay vốn thì nguồn vốn đó

còn thiếu rất nhiều. Giải pháp tăng trưởng nguồn vốn một cách ổn định, hỗ trợ

mục tiêu phát triển bền vững, NHCSXH cần xây dựng chiến lược huy động vốn trung và dài hạn theo định hướng dưới đây:

- Chủđộng, độc lập tạo lập nguồn vốn để thay thế dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn 2% đi vay và nhận tiền gửi từ các NHTM. Theo lịch trình của Chính phủ từ năm 2008 một sốNHTM Nhà nước đã được cổ phần hóa do đó

nguồn vốn này sẽ thay đổi.

- NHCSXH cần tập trung vào các nguồn vốn không lãi như: tiền gửi tự

nguyện không lấy lãi, vốn cho, tặng, hoặc nguồn có lãi suất thấp như: tiền tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm của cộng đồng người nghèo, tiền gửi thanh toán của khách hàng, nguồn ODA theo chương trình, dự án. NHCSXH cần tập trung vào một số giải pháp sau:

78

+ Tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan, Đoàn thể, các Bộ ngành tại

Trung ương và các cấp ủy chính quyền tại địa phương, hỗ trợ đối tượng chính sách xã hội trong đó có đối tượng là HSSV, phải được xem là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp chính quyền, đoàn thể mặt trận, các cơ quan, tổ

chức và cá nhân.

+ Để góp phần thực hiện tốt mục tiêu này, NHCSXH cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, cùng các cấp ủy, chính quyền và ban ngành

đoàn thể địa phương phát động, vận động tạo phong trào sâu rộng, thường

xuyên để thu hút tiền gửi không lãi hoặc lãi suất thấp nhằm thực hiện cho vay tới các đối tượng là HSSV tại địa phương.

+ Đẩy mạnh công tác huy động nguồn tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo vay vốn thông qua các hình thức: tiết kiệm ban đầu và tiết kiệm định kỳ.

Đây là tiền tiết kiệm thuộc sở hữu của người tiết kiệm, được gửi vào NHCSXH,

được trả lãi suất không kỳ hạn và được rút ra khi người gửi có nhu cầu.

+ NHCSXH cần mở rộng và đa dạng hóa mối quan hệ hợp tác trong và

ngoài nước. Để có thể tiếp cận và xúc tiến việc vận động, tranh thủ các nguồn tài trợ ưu đãi của nước ngoài thì một trong các điều kiện quan trọng là phải làm tốt công tác quảng bá hình ảnh NHCSXH, mở rộng đa dạng hóa các mối quan hệđối ngoại, hợp tác quốc tế. Các biện pháp có thể áp dụng với mục tiêu trên gồm: giới thiệu hình ảnh của NHCSXH thông qua các hình thức và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phương tiện như bản tin về hoạt động của NHCSXH định kỳ, tham gia các hội thảo, hội nghị về hoạt động ngân hàng khóa tập ngắn ngày trong và ngoài

nước. Tham gia và hoạt động tích cực trong các hiệp hội về ngân hàng trong

và ngoài nước như: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp và Nông thôn khu vực Châu Á Thái Bình Dương…

- Xây dựng một cơ chế huy động vốn trong toàn hệ thống để nâng cao khả năng cạnh tranh về chi phí huy động, mức độ biến động và khả năng đáp ứng kịp thời của mỗi nguồn vốn.

79

- Huy động vốn theo lãi suất thị trường phụ thuộc vào kế hoạch cấp bù lãi suất. NHCSXH cần chuyển hướng huy động vốn sang hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, huy động tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, huy động nguồn vốn ODA, nhận tiền gửi kiều hối và mở rộng các dịch vụnhư: tiền gửi thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán bảo hiểm...

- Nhưng năm tới, cần tăng cường chỉđạo mở rộng dịch vụ tiền gửi thanh

toán đến hộgia đình, dịch vụ bảo hiểm, tiết kiệm … củng cốhuy động tiền gửi các TổTK&VV, huy động tiền gửi tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.

3.2.1.2. Mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động để đáp ứng tốt nhất cho các đối tượng chính sách xã hội trong đó có Học sinh sinh viên

Mặc dù Chính phủđã rất quan tâm tạo lập nguồn vốn để đáp ứng mức

tăng trưởng bình quân hàng năm, nhưng nhu cầu vay vốn của HSSV hàng

năm vẫn rất lớn trong đó có cả hộ gia đình không thuộc đối tượng thụ hưởng theo quyết định 157/2007/QĐ-TTg (hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn đột xuất) và những hộ này rất khó khăn nếu không được tiếp cận nguồn vốn CSTD này,

đặc biệt là những hộ gia đình có từ 02 con đi học. Theo số liệu thống kê đến thời điểm hiện nay toàn quốc có 218.780 hộ gia đình có từ 02 con đang theo

học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề với tổng số 473.707 HSSV.

Qua nghiên cứu về thu nhập và chi phí thực tế hiện nay tại nước ta có khoảng 70% dân số có mức thu nhập dưới 10 triệu đồng/ năm, tương đương 800 ngàn đồng/người/tháng. Trong khi đó, tổng mức chi phí bình quân cho 1 HSSV học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hiện nay ít nhất là 2,5 triệu đồng/tháng.

- Cần áp dụng lãi suất tiệm cận với lãi suất thị trường, mức lãi suất mà

đối tượng thụ hưởng các chương trình CSTD tại NHCSXH, không thuộc hộ

nghèo nhằm giảm thiểu cấp bù lãi suất từ NSNN. Đối tượng hộ gia đình

80

157/QĐ-TTg có thu nhập cao hơn nên chịu mức lãi suất cao hơn để đảm bảo sự công bằng trong chính sách.

3.2.1.3. Điều chỉnh chính sách cho vay một cách hợp lý nhằm khuyến khích và tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh sinh viên

V mc cho vay

Việc xác định mức cho vay đối với HSSV cần phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, mức cho vay 1.100.000 đồng/tháng hiện bộc lộ sự bất hợp lý.

Theo tính toán với mức được vay là 1.100.000 đồng, HSSV không thể đủ trang trải cho việc tiêu dùng, sinh hoạt và học tập hàng tháng. Đặc biệt là trong tình hình lạm phát như hiện nay, giá đồ dùng sinh hoạt tăng, giá điện,

giá xăng dầu tăng kéo theo một loạt các loại giá khác cũng tăng như: giá nước, giá thuê phòng … khiến cho cuộc sống của các HSSV gặp không ít khó

khăn, đặc biệt là các bạn HSSV nghèo, tỉnh lẻ lên thành phố học.

Căn cứ vào các lần tăng học phí, sự biến động giá cả và chỉ số giá tiêu dùng thì mức cho vay đã tăng theo các lần từ 800.000đ/HSSV/tháng (năm 2007) lên 860.000đ (năm 2009) lên 900.000đ/HSSV/tháng (năm 2010) lên 1.000.000đ/HSSV/tháng (năm 2011). Từ tháng 8/2013 đến nay thực hiện cho vay với mức là 1.100.000đ/HSSV/tháng.

Theo lộ trình tăng học phí đã được Chính phủ phê duyệt đối với từng

năm học theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 15/5/2010 về Quy định về

miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đến năm học 2014-2015, mức học phí bình quân năm học sau so với năm học

trước sẽ tăng từ15% đến 20%/tháng/HSSV.

Tại thời điểm ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 thì mức cho vay là 800.000 đồng/tháng/HSSV, qua khảo sát tại thời điểm đó mức chi phí cho học tập của HSSV khoảng 1.200.000

đồng/tháng, như vậy mức cho vay này chỉđáp ứng được khoảng trên 60% cho nhu cầu chi phí học tập của HSSV.

81

Theo kết quả khảo sát thực tế tại một số tỉnh, thành phốnăm học 2014- 2015, chi phí học tập của một HSSV trong khoảng từ 3.500.000 đồng/tháng

đến 4.000.000 đồng/tháng (Chi phí cho 1 HSSV nông thôn lên thành phố học chi phí khoảng 4.000.000đ/tháng), mức cho vay hiện nay là 1.100.000

đồng/tháng mới chỉ đáp ứng được khoảng từ 27,5% đến 31,4% nhu cầu chi phí học tập của HSSV.

Vì vậy, điều chỉnh mức cho vay tăng (khoảng 2.000.000 đồng/HSSV/tháng

đến 2.500.000 đồng/HSSV/tháng) mới có thể giúp HSSV có đủ tiền đóng học phí và trang trải các chi phí liên quan đến học tập, đồng thời giảm thiểu được tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích, làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay.

Điều chnh chính sách lãi suất cho vay đối vi HSSV có hoàn cnh khó

khăn

Đối với NHCSXH, tự chủ về tài chính luôn là mục tiêu đạt được không dễ dàng. Yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự bền vững về tài chính là khả năng tự trang trải chi phí trong hoạt động. Hoạt động của NHCSXH không phải là hoạt động từ thiện mà bản chất vẫn là một ngân hàng. Để hoạt động của NHCSXH ổn định và phát triển, ngày càng giảm dần sự phụ thuộc vào NSNN, NHCSXH cần xây dựng lộ trình giảm dần và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn sự ưu đãi về lãi suất cho vay, ưu đãi ở đây chỉ cần là ưu đãi về thủ tục vay vốn, điều kiện vay, thời hạn vay vốn. Trong thời kỳ đầu, các đối tượng chính sách cần được vay vốn theo lãi suất ưu đãi ở mức độ nào thì vần phải tính toán hợp lý và trong tương lai cần phải hướng họ theo lãi suất thịtrường.

Hiện tại, lãi suất cho vay của NHCSXH đang thực hiện chỉ tương đương 55% lãi suất thịtrường. Mức lãi suất này thấp hơn cả lãi suất huy động tiền gửi bình quân đầu vào của các NHTM. Nếu so sánh lãi suất cho vay của NHCSXH với lãi suất huy động có cùng kỳ hạn của các NHTM thì lãi suất cho vay của NHCSXH còn thấp hơn nhiều sơ với lãi suất huy động vốn của

82

các NHTM. Vì vậy, duy trì lãi suất như hiện nay có nghĩa là lãi suất thực của NHCSXH bị âm.

Thực tế đã chứng minh, HSSV hoàn toàn có thể chấp nhận vay vốn Ngân hàng với lãi suất cao hơn mức lãi suất cho vay hiện nay của Ngân hàng vì họ quan tâm nhiều hơn đến khả năng về lượng vốn được vay chứ không phải chỉ có lãi suất vay. Thực tế các chương trình cho vay đối với HSSV hiện

đang được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế đều áp dụng lãi suất thị trường, thậm chí cao hơn cả lãi suất của các NHTM nhưng tỷ lệ hoàn trả vốn vay rất cao. Như vậy, việc xây dựng một chính sách lãi suất đảm bảo sự phát triển và tự chủ về tài chính cho ngân hàng là điều kiện tiên quyết để NHCSXH hoạt

động bền vững. Tuy nhiên việc này không thể thực hiện được ngay một lúc mà cần phải có lộ trình thích hợp. Cụ thể là:

+ Giai đoạn 1: Thực hiện chính sách lãi suất cho vay đối với các đối

tượng chính sách theo hướng ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay trên thị trường

nhưng phải cao hơn lãi suất huy động vốn trên thịtrường. Cụ thể là: “Lãi suất

huy động vốn trên thị trường < lãi suất cho vay ưu đãi< lãi suất cho vay trên thị trường”. Tỷ lệ thấp hơn của lãi suất NHCSXH so với lãi suất thị trường

được tính toán dựa trên mức độ ưu đãi về các khoản thuế phải nộp ngân sách và tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước… Điều này nhằm đảm bảo

cho NHCSXH bù đắp đủ chi phí và có lợi nhuận hợp lý.

+ Giai đoạn 2: Thực hiện chính sách lãi suất cho vay theo lãi suất thị trường. Lãi suất thị trường cần phải bao gồm 4 thành phần: chi phí vốn, chi phí hoạt động, bù đắp rủi ro và có lợi nhuận.

3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực thi chính

sách

3.2.2.1. Chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ

Tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

83

cảnh khó khăn thuận lợi khi làm thủ tục vay vốn và giảm tải công việc cho cán bộ làm công tác cho vay.

Với đặc điểm của cho vay chính sách là đối tượng cho vay thường là những người dân nghèo, trình độvăn hóa còn thấp vì vậy thủ tục tín dụng (thủ

tục xin vay vốn, thủ tục giải ngân, thủ tục hoàn trả vốn vay…) càng đơn giản, dễ hiểu thì người dân càng có nhiều điều kiện để tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn của ngân hàng.

Để làm được điều này, NHCSXH dựa trên các quy định, quy chế đã được Chính phủ ban hành tiến hành tham mưu cho UBND và Ban đại diện

HĐQT NHCSXH tỉnh, thành phốban hành văn bản hướng dẫn cho các đơn vị

quận, huyện, xã, phường thực hiện xây dựng cơ chế quản lý điều hành công

tác cho vay theo hướng cắt giảm thủ tục hành chính phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tạo sự thông thoáng trong việc triển khai thực hiện, loại bỏ những cản trở, phiền hà trong công tác cho vay.

Về phía ngân hàng, các Phòng ban Nghiệp vụ tiếp tục rà soát hoàn thiện các quy trình, thủ tục cho vay theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, dễ

thực hiện trong thực tế nhưng vẫn đảm bảo tuân thủđúng các nguyên tắc tín dụng do Ngân hàng Nhà nước đã ban hành. Cần thống nhất các mẫu biểu Giấy xác nhận, Giấy cam kết trả nợ tạo sự thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện tại các địa phương, các cơ sở đào tạo và người thụ hưởng. Trong quy trình thu hồi nợ cần hướng dẫn cụ thể hơn đối với các trường hợp đặc biệt

như học xong ra trường nhập ngũ vào quân đội, xuất khẩu lao động, hộ di dời, giải tỏa khỏi nơi cư trú cũ.

Cần xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt

động tín dụng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bội gắn với trách nhiệm cụ thể. Phải coi đây là công cụ hữu hiệu trong hoạt động quản lý chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát theo chuyên đề, theo kế hoạch kiểm tra điểm hoặc đột xuất để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những thiếu

84

sót trong quy trình, thủ tục cho vay. Phối hợp, đôn đốc các tổ chức hội cần tích cực tham gia kiểm tra vốn vay, nhắc nhở người vay trả nợ, lãi đúng hạn,

đầy đủ; phát hiện và thông báo cho ngân hàng những trường hợp sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 85)