Kinh nghiệm về tín dụng học sinh sinh viên ở một số nướ c

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 45 - 48)

8. Kết cấu luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm về tín dụng học sinh sinh viên ở một số nướ c

Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm đến chính sách tín dụng

đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhà nước tổ chức huy

động các nguồn lực tài chính để cho vay các đối tượng này nhằm tạo việc làm, cải thiện đời sống, hạn chế tình trạng đói nghèo. Nhà nước thực hiện

chính sách ưu đãi về cơ chế cho vay, lãi suất cho vay; điều kiện cho vay, cơ

chế xử lý rủi ro... Tuỳ theo quan điểm của mỗi quốc gia để đưa ra những cơ

chế chính sách khác nhau. Trong đó nổi lên vấn đề lựa chọn mô hình đầu tư

tín dụng cho đối tượng chính sách như thếnào đểđạt hiệu quả và cụ thểở đây

tác giả lựa chọn hai quốc gia điểm hình có thực hiện tín dụng đối với HSSV

tương đương với điều kiện của Việt Nam, từ đó những bài học kinh nghiệm

có ý nghĩa đối với Việt Nam.

Tại Trung Quốc

Có hai chương trình cho học sinh sinh viên đang được Trung Quốc thực hiện. Hai chương trình quốc gia chính thức được bắt đầu năm 1999, một

chương trình do Chính phủ trợ cấp và chương trình thứ hai hoạt động theo hình thức thương mại.

Chương trình cho sinh viên vay vốn do Chính phủ trợ cấp là chương

trình cho vay chính ở Trung Quốc. Chương trình cho đối tượng sinh viên nghèo hệ chính quy tập trung ở các trường Đại học công lập. Nguồn vốn cho

vay do 04 ngân hàng thương mại nhà nước cấp. Các cơ sở giáo dục xử lý

bước đầu đơn xin vay vốn nhưng các ngân hàng thương mại vẫn chịu trách nhiệm lựa chọn, cho vay và thu nợ và chịu rủi ro khi khách hàng không trả

37

nợ. Khách hàng chỉ phải trả một nửa lãi suất cho vay, một nửa lãi suất còn lại do Chính phủ chi trả. Mặc dù NHTM cấp vốn vay nhưng tổng số vốn vay lại do hệ thống chỉ tiêu kiểm soát theo tổng số lãi Chính phủ hỗ trợ và sự sẵn sàng cấp vốn vay của NHTM. Sinh viên vay vốn không cần người bảo lãnh và phải trả nợ trong vòng 4 năm sau khi tốt nghiệp.

Còn chương trình cho vay sinh viên vay vốn theo hình thức thương mại

thông thường do các NHTM thực hiện dành cho các sinh viên trường tư thục và công lập mà không tính đến hoàn cảnh kinh tế xã hội, lãi suất cho vay theo lãi suất thịtrường.

Tại Bangladesh

Ngân hàng Grameen (GB) theo tiếng Bangladesk nghĩa là “Ngân hàng của làng quê”. GB bắt đầu với một dự án nghiên cứu của Muhammad Yunus và dự án kinh tế nông thôn tại trường đại học Chittagong, Bangladesh để kiểm tra phương pháp của ông trong việc cho vay tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho người nghèo nông thôn. Vào năm 1976, làng Jobra và các làng quê khác xung quanh trường đại học Chittagong trở thành khu vực đầu tiên đạt điều kiện tiếp nhận dịch vụ từ GB. Ngân hàng thành công vang dội và sau đó dự án được chính phủ hỗ trợ trải rộng đến các quận khác của Bangladesh. Năm 1983, nó chuyển thành một ngân hàng độc lập dưới quyết định của cơ quan lập pháp Bangladesh. Để phát triển, GB phải tự bù đắp các chi phí hoạt động, không được bao cấp từ phía Chính phủ và hoạt động theo luật riêng, không bị chi phối bởi luật tài chính và luật ngân hàng của Bangladesh. Hiện nay, bản thân GB sở hữu 90% cổ phần của ngân hàng và 10% cổ phần còn lại thuộc sở hữu của chính phủ. Hoạt động chủ yếu của GB là cung cấp tín dụng cho người nghèo nông thôn, nhất là đối tượng nữ giới (60% đối tượng cho vay của GB là phụ nữ)

Chương trình cho vay giáo dục bậc đại học trở lên được GB giới thiệu vào năm 1997 dành cho trẻ em của các gia đình thuộc hộ nghèo theo quy định của GB để họ có thể theo đuổi việc học ở những cấp cao. Đó là những cử

38

nhân, thạc sỹ, tiến sỹ thuộc các trường đại học khác nhau sẽ được xem xét cho vay chi trả: học phí, chi phí thực phẩm, văn phòng phẩm, tiền ăn và ở.

Để được vay vốn, những sinh viên này phải là con em của những thành

viên trong nhóm TK&VV . Đây là nhóm gồm 05 hộ gia đình sống trong cùng làng xã, có hoàn cảnh kinh tế gần giống nhau và đều đủ chuẩn đói nghèo kết hợp lại. Mỗi nhóm bầu một tổ trưởng, một thư ký làm nhiệm vụ tổ chức họp định kỳ, sinh hoạt nhóm, phổ biến thông tin, quy định chung cho nhóm và kết nối với đại diện ngân hàng. Hàng tuần khi họp xem xét khả năng hoàn trả vốn, nếu một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, các thành viên khác phải có trách nhiệm giúp đõ. Phương thức cấp tín dụng cho vay sẽ theo điều kiện đặc biệt: cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp qua các nhóm TK&VV này; cho vay gắn với gửi tiết kiệm bắt buộc hàng tuần để tạo lập nguồn vốn xây dựng, hạn chế rủi ro, nâng cao trách nhiệm của các thành viên. Ngoài ra, mỗi thành viên phải đóng góp mỗi tuần 01 kata để lập quỹ giáo dục trẻ em; khấu trừ 5% số tiền vay nộp thuế nhóm và khấu trừ 5% số tiền vay lập quỹ bảo hiểm (tổng cộng 10%). Nếu theo đến hạn trả lãi, hộ gia đình vay không trả lãi sẽ trừ vào quỹ bảo hiểm, quỹ nhóm, quỹ của trung tâm và GB cũng có biện pháp trừng phạt là từ chối tất cả các khoản vay của các thành viên còn lại trong nhóm. Nhờ phương pháp đặc biệt này, người vay bị hối thúc buộc phải làm ăn để trả nợ và để không làm ảnh hưởng đến các thành viên còn lại trong nhóm.

Khi vay vốn cho các em sinh viên, hộ gia đình chỉ cần làm đơn và nhóm đứng ra bảo lãnh là đủ. Lãi suất áp dụng tại GB là lãi suất thực dương.

Lãi suất cho sinh viên vay là 0%/năm trong suốt thời gian đang theo học tại trường và 5%/năm sau thời gian tốt nghiệp. Đến cuối năm 2013, cho vay đầu tư giáo dục của GB được 52.880 triệu sinh viên với số tiền tổng cộng lên tới 3.361 triệu Taka; trong đó 28% là cho học sinh nữ vay; Tỷ lệ hoàn trả vốn vay tới 95% và tỷ lệ vốn an toàn xung quanh mức 10% . Tính đến thời điểm tháng 6/2014, GB đã xây dựng được 2.567 chi nhánh, mở rộng đến 81.390 ngôi làng

39

và có 1.329.805 nhóm thành viên tham gia vay vốn.

Nhờ hoạt động với những quy trình, hệ thống kiểm soát thống kê và những ràng buộc trách nhiệm nghiêm ngặt, mô hình GB đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân nghèo khổ vùng nông thôn ở Bangladesh. Mô hình được chính phủ Bangladesh và các nước trên thế giới đánh giá cao. Mô hình này

đáng để nhiều nước học hỏi và nên được nhân rộng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 45 - 48)