8. Kết cấu luận văn
2.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản thực thi chính sách
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về CSTD đối với HSSV, NHCSXH đã ban hành hướng dẫn số
2162A/NHCS-TD ngày 02/10/2007 hướng dẫn thực hiện việc cho vay đối với
48
từng đối tượng là hộ gia đình; HSSV mồ côi; HSSV và hộ gia đình đã được vay vốn nhưng đang theo học và đang thực hiện các Khế ước nhận nợ dở dang; đồng thời cũng quy định cụ thể về thời gian giải ngân; định kỳ trả nợ, thu nợ, thu lãi tiền vay; gia hạn nợ; chuyển nợ quá hạn; việc kiểm tra vốn vay
và lưu giữ hồsơ vay vốn. Văn bản cũng giải thích và thống nhất về các thuật ngữ ngành ngân hàng để nhân dân có thể tiếp cận và hiểu rõ.
Trong quá trình triển khai chính sách, NHCSXH đã ban hành các văn
bản hướng dẫn cụ thể để phù hợp với tình hình thực tế và chủ trương của
Đảng và Nhà nước, gồm: Văn bản số 2547/NHCS-TDSV ngày 03/09/2009 về điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn;
Văn bản số 3182/NHCS-TDSV ngày 21/12/2010 hướng dẫn thực hiện Quyết
định số 121/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 1956/QĐ-TTg; Văn bản số
1964/NHCSXH-TDSV ngày 15/7/2009 về một số nội dung bổ sung và chấn chỉnh cho vay HSSV năm học 2009 – 2010; Văn bản số 2861/NHCS-TDSV ngày 16/11/2010 về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên;
Văn bản số 1662/NHCS-TDSV ngày 08/07/2011 về việc hướng dẫn Quyết
định số853/QĐ-TTg.
2.2.2. Tổ chức thực thực thi chính sách
(i) Tuyên truyền phổ biến chính sách
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách là công tác quan trọng , NHCSXH tiếp tục đẩy mạnh công tác này để thu hút sự quan tâm đông đảo của công chúng, từ đó tạo sự đồng thuận của dư luận, xã hội đối với chính sách của Nhà nước. Nhận thức về vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác truyền thông trong đội ngũ cán bộ, công chức NHCSXH cũng ngày càng được nâng cao.
Bằng các hình thức truyền thông đa dạng, phong phú như bài viết, trả
lời phỏng vấn, phóng sự, hội thảo…NHCSXH đã cung cấp cho báo chí, công
chúng, các đối tượng chính sách các thông tin liên quan đến chính sách của
49
thực thi chính sách.Tăng cường tuyên truyền trên các tạp chí, báo chuyên ngành như: tạp chí ngân hàng, thời báo kinh tế, thời báo ngân hàng, cũng như đăng trên các báo, tạp chí mà người dân thường quan tâm như: báo nhân dân,
tiền phong, phụ nữ…, và các phương tiện thông tin đại chúng: tivi, đài…
Tuyên truyền ngay tại ngân hàng bằng cách bố trí cho khách hàng quan sát thấy được các hình ảnh của ngân hàng, tiếp xúc trực tiếp với đội ngũ cán
bộ, các công cụ, thiết bị… nhằm tạo cho khách hàng sự tin tưởng, an toàn, thoải mái, thuận tiện khi đến giao dịch. Tại các Điểm giao dịch xã, phường, thị trấn, Ngân hàng Chính sách xã hội niêm yết công khai các thông tin về chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo và các
đối tượng chính sách khác; lãi suất cho vay, mức cho vay tối đa, thời hạn cho vay tối đa từng chương trình, đồng thời công khai kết quả thực hiện chính sách (danh sách hộ vay vốn, số dư nợ, thời hạn trả nợ của từng người vay), niêm yết lịch giao dịch, thời gian giao dịch, nội quy giao dịch.
Chương trình tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn và quy
trình vay vốn tín dụng đào tạo cũng được thông báo rộng rãi đến huyện, xã bằng việc phối hợp với với Ủy ban nhân dân huyện (quận), xã (phường), thôn, xóm phổ biến trong các cuộc họp dân, các cuộc họp của các tổ chức chính trị
xã hội như Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh,
…để người dân dễ dàng tiếp cận, nắm bắt thông tin và liên hệ tìm hiểu khi có nhu cầu.
Nhờ công tác thông tin tuyên truyền, NHCSXH đã giúp cho người dân,
các đối tượng chính sách nắm bắt đầy đủ về nội dung, ý nghĩa, mục đích của chính sách.
(ii) Tổ chức bộ máy và nhân lực thực thi
Trách nhiệm của các cơ quan liên quan được quy định cụ thể tại Quyết
định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 và thực tế triển khai như sau:
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn nhà nước để cho học sinh, sinh viên vay và kinh phí cấp bù chênh
50
lệch lãi suất, phí quản lý để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt việc cho học sinh, sinh viên vay vốn.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành:
+ Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và
các cơ sởđào tạo nghề thuộc quyền quản lý phối hợp với Ủy ban nhân dân địa
phương và Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức thực hiện CSTD học sinh, sinh viên.
+ Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và
các cơ sở đào tạo nghề thực hiện xác nhận việc học sinh, sinh viên đang theo
học tại trường có đủ điều kiện vay vốn quy định tại các khoản 2, 3 Điều 4 Quyết định này.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo
các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện CSTD đối với học sinh, sinh viên theo đúng quy định của pháp luật và Quyết định này.
Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ xin
vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với học sinh, sinh viên theo quy định. Tổ chức huy
động vốn để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề trong quá trình cho vay để vốn vay được sử
dụng đúng mục đích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên trong việc nhận tiền vay và đóng học phí. Đồng thời , cung cấp thông tin kịp thời với Bộ Giáo dục và Đào tạo, BộLao động – Thương binh và Xã hội và có cơ
chế thông tin cho các nhà trường về sốlượng, danh sách HSSV được vay vốn
để phối hợp trong việc nắm bắt tình hình sử dụng vốn vay, thông tin về đối
tượng không được vay (dừng học, thôi học, bị kỷ luật…) thu hồi nợ sau này. Tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là học sinh, sinh viên đã được vay vốn nhà nước theo quy định tại Quyết định này có trách nhiệm đôn đốc học
51
sinh, sinh viên chuyển tiền về gia đình để trả nợ hoặc trực tiếp trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo báo cáo của NHCSXH năm 2015, trong thời gian qua NHCSXH
đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và chính quyền địa phương cải tiến cơ chế cho vay, giải ngân như: giải ngân qua tài khoản thẻ, rà soát, bình xét đối tượng theo quy định làm căn cứ phê duyệt cho vay, tuyên truyền sâu rộng chính sách vay vốn từ nhà trường đến chính quyền
địa phương, tiến hành giải ngân ngay khi hồ sơ, thủ tục được phê duyệt đầy
đủ. NHCSXH Việt Nam cũng đã tích cực phối hợp với ngành Giáo dục và
Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội địa phương để nắm bắt sốlượng HSSV có nhu cầu vay vốn; tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình, thủ tục, hồsơ cho vay; điều chỉnh, bổ
sung chỉ tiêu kế hoạch, phân bổ vốn, cân đối chuyển vốn, giải ngân kịp thời
đến đối tượng thụ hưởng. Tạo điều kiện thuận lợi, không gây phiền hà trong quá trình triển khai cho vay; đồng thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc
để có biện pháp giải quyết kịp thời. Đặc biệt là nhờ việc bình xét đối tượng
được thực hiện dân chủ, công khai từ cơ sở, có sự tham gia của người dân, của Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), đại diện của các tổ chức chính trị-xã hội, nên vốn vay nhanh chóng đến đúng đối tượng thụhưởng.
-Nguồn nhân lực
Với mạng lưới chi nhánh từ Trung ương đến cấp huyện đã giúp cho
NHCSXH tận dụng được nguồn vốn huy động tại địa phương, hỗ trợ và giảm bớt gánh nặng huy động vốn cho NHCSXH cấp trên. Đồng thời cũng giúp nhân dân các địa phương dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ.
Đến 31 tháng 12 năm 2015, tổng số cán bộ, viên chức người lao động trong toàn hệ thống NHCSXH là khoảng 9.700 người. Sốlao động có trình độ
tiến sỹ là 15 người (chiếm tỷ lệ 0,15%), thạc sỹ khoảng 500 người (chiếm tỷ
lệ trên 5%); trình độ đại học khoảng 8.000 người (chiếm tỷ lệ trên 82%); còn lại là lao động có trình độdưới đại học. Với vai trò là người sử dụng lao động,
52
NHCSXH thường xuyên quan tâm tới điều kiện làm việc cũng như tạo công
ăn việc làm cho người lao động, trang thiết bị làm việc được nâng cấp và
được trang bị mới, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động.
Năm 2015, NHCSXH đã tổ chức thành công 33 lớp đào tạo cho 1.607 học viên là cán bộ NHCSXH, nội dung đào tạo bao gồm đào tạo cán bộlãnh đạo và quy hoạch lãnh đạo chi nhánh cấp tỉnh và tương đương; đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở; đào tạo 02 lớp với 100 học viên là Tổ trưởng Tổ
Kế hoạch nghiệp vụ Phòng giao dịch cấp huyện; đào tạo nâng cao kỹnăng và phương pháp tập huấn cho cán bộ tại chi nhánh và Phòng giao dịch; đào tạo cán bộ mới tuyển dụng; tập huấn nghiệp vụ quản lý đào tạo cho 42 cán bộ của
Trung tâm Đào tạo và các Cơ sở Đào tạo; phối hợp với Học viện Ngân hàng
đào tạo 01 lớp “Nghiệp vụ Ngân hàng cơ bản” với 58 học viên là những cán bộ lãnh đạo, quản lý, tốt nghiệp đại học nhưng chưa đúng chuyên ngành; 01
lớp “Nghiệp vụ Kế toán trưởng” với 50 học viên là Trưởng phòng, Phó
Trưởng phòng Kế toán Ngân quỹ chi nhánh cấp tỉnh và Trưởng Kế toán Phòng giao dịch cấp huyện; xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến E- learning triển khai thí điểm khóa đào tạo nghiệpvụ tín dụng trong năm 2016.
(iii) Bảo đảm điều kiện vật chất và nguồn tài chính
Nguồn vốn của NHCSXH chủ yếu được tạo lập từ nguồn vốn Ngân
sách Nhà nước cấp như: Vốn Điều lệ, Vốn Chính phủ dành cho vay xoá đói,
giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác; Vốn ODA
được Chính phủ giao; Vốn nhận uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa
phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.
Ngoài ra, NHCSXH vẫn huy động tiền gửi để tạo lập nguồn vốn. Nguồn vốn của NHCSXH Việt Nam được huy động từ các nguồn chủ yếu sau: nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng 18% - 20% trên tổng nguồn vốn; Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước (tiền gửi 2%); nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư của địa phương,… Tuy nhiên, đối với tiền gửi có trả
53
lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chỉ được huy động trong phạm vi kế hoạch hàng năm được Chính phủ phê duyệt.
- Về điều kiện vật chất, NHCSXH được xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng đầy đủ, đảm bảo điều kiện làm việc. Trong những năm gần đây, đặc biệt
là năm 2014, NHCSXH đã tập trung nguồn lực triển khai thành công dự án hiện đại hóa tin học và phát triển phần mềm ứng dụng hạ tầng công nghệ thông tin. Đến năm 2016, toàn bộ giao dịch của khách hàng với Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện, xử lý và khai thác trên nền tảng dữ liệu tập trung thông qua các hệ thống phần mềm ứng dụng Corebanking - Intellect và Thông tin báo cáo, hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý, điều hành các cấp. Hệ
thống đã nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, tạo ra tiền đề để Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục thực hiện các Dự án Công nghệ thông tin khác và phát triển sâu rộng hơn ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ, hướng đến một Ngân hàng Chính sách xã hội chuyên nghiệp và hiện đại.
- Về nguồn vốn cho vay đối với chương trình tín dụng cho HSSV: trên
cơ sở nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn huy động từ các nguồn khác và số lượng HSSV có nhu cầu vay vốn, NHCSXH cân đối chuyển vốn, phân bổ vốn giữa các chương trình tín dụng để đảm bảo đủ vốn giải ngân kịp thời.
Điển hình như năm 2015, nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp để cho vay HSSV là 6.530 tỷ đồng. Tuy nhiên dư nợ cho vay HSSV lại ở mức 24.456 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều. NHCSXH đã đảm bảo nguồn vốn cho vay HSSV bằng nguồn vốn huy động là chủ yếu, năm 2015, NHCSXH đã huy động 77.449 tỷđồng, chiểm hơn50% trong cơ cấu vốn của NHCSXH.
Việc giải ngân vốn cho HSSV thường tập trung vào đầu năm, đầu kỳ
học, do đó tại thời điểm này áp lực giải ngân rất lớn, dẫn đến có lúc, có nơi còn chưa giải ngân kịp thời cho HSSV. Với sự chủđộng dự báo và nỗ lực của NHCSXH, mức vốn cho vay HSSV tăng trưởng qua các năm với mức độ cao và tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vay vốn của HSSV ngày càng cao.
54
(iv) Triển khai các hoạt động tín dụng - Quy trình cho
(a) Đối với hộgia đình + Hồsơ cho vay:
Giấy đề nghị vay vốn kiêm Khế ước nhận nợ (mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của nhà trường (bản chính) hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản photo có công chứng).
Danh sách hộ gia đình có HSSV đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số
03/TD).
Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số10/TD).
Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD)
+ Quy trình cho vay:
Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học gửi cho Tổ TK&VV.
Tổ TK&VV nhận được hồsơ xin vay của người vay, tiến hành họp Tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Trường hợp người vay chưa là thành viên của Tổ TK&VV thì Tổ TK&VV tại thôn
đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành lập Tổ mới nếu đủ điều kiện. Nếu chỉ có từ 1 đến 4 người vay mới thì kết nạp bổ
sung vào Tổ cũ kể cả Tổ đã có 50 thành viên. Sau đó lập Danh sách hộ gia
đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) kèm Giấy đề nghị vay vốn, Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học trình UBND cấp xã xác nhận.
Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay.
NHCSXH nhận được hồ sơ do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH
được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn, trình Trưởng phòng tín dụng (Tổ trưởng Tổ tín
55
dụng) và Giám đốc phê duyệt cho vay. Sau khi phê duyệt, NHCSXH lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) gửi UBND cấp xã.
UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (đơn vị
nhận uỷ thác cho vay) và Tổ TK&VV để thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sởNHCSXH nơi cho vay để nhận tiền vay.