Chuẩn bị của học sinh: theo hướng dẫn của GV: Soạn bài theo hướng dẫn học bài SGK.

Một phần của tài liệu SKKN hoạt động trải nghiệm trong dạy học ngữ văn 11 (Trang 34 - 36)

- GV cho HS trải nghiệm bằng cách xem trích đoạn phim Trò đời về cảnh đám ma cụ cố tổ, nêu câu hỏi và cung cấp đáp án sau khi HS đã trả lời.

2.Chuẩn bị của học sinh: theo hướng dẫn của GV: Soạn bài theo hướng dẫn học bài SGK.

- Soạn bài theo hướng dẫn học bài SGK.

- Hoàn thành phiếu học tập theo câu hỏi GV giao.

- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước).

- Sưu tầm các tài liệu về tác giả, tác phẩm.

C. Tổ chức hoạt động học tập cho học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

* Mục tiêu:

- Tạo mâu thuẫn nhận thức và tâm thế để HS bắt đầu tiết học mới. - Đánh giá năng lực cảm nhận của học sinh

- Tạo cơ hội cho HS trải nghiệm và sáng tạo

* Phương pháp: GV tổ chức trò chơi cho HS * Phương tiện dạy học: Máy chiếu.

* Tiến trình thực hiện:

Bước 1: GV tổ chức cho học sinh trải nghiệm thông qua các trò chơi:

+ Đoán ý đồng đội: 4 HS tham gia vào trò chơi và chia làm hai đội. HS tự chọn đội cho mình. GV chiếu hình ảnh, HS quan sát và dùng hành động diễn tả lại cho đồng đội của mình về nội dung mà hình ảnh đó biểu thị.

Hình 1: Đội A Hình 2: Đội B

(Tác phẩm Hai đứa trẻ - Thạch Lam) (Tác phẩm Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)

+ Đuổi hình bắt chữ: 2 HS tham gia vào phần chơi. Ai nhanh tay hơn sẽ có được cơ hội trả lời. Nếu trả lời sai, nguời còn lại có quyền trả lời và được tính điểm. Nếu cả 2 người chơi không trả lời được thì các HS phía dưới có thể trả lời.

Bước 2: HS tham gia trò chơi

+ Trò chơi Đoán ý đồng đội ngoài mục đích trải nghiệm sáng tạo còn nhằm kiểm tra kiến thức cũ.

+ Trò chơi Đuổi hình bắt chữ để HS tìm thấy từ khoá Phong cách báo chí, chuẩn bị vào bài học mới.

Bước 3: GV nhận xét, biểu dương

Bước 4: Giới thiệu bài: Có thể nói lĩnh vực báo chí đã đang và sẽ có ảnh hưởng

sâu rộng đến đời sống xã hội đặc biệt trong thời đại 4.0. Hàng ngày các em thường xuyên tiếp nhận các văn bản báo chí nhưng không phải ai cũng có những hiểu biết đúng đắn về lĩnh vực này. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được khái niệm, đặc điểm của ngôn ngữ báo chí, các thể loại chủ yếu của văn bản báo chí cũng như cách tiếp nhận đúng đắn có chọn lọc một văn bản báo chí.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (32 phút) HOẠT ĐỘNG 1: NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

* Mục tiêu:

- Hướng dẫn HS tìm hiểu về một số thể loại báo chí và ngôn ngữ báo chí

Một phần của tài liệu SKKN hoạt động trải nghiệm trong dạy học ngữ văn 11 (Trang 34 - 36)