Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham

Một phần của tài liệu SKKN hoạt động trải nghiệm trong dạy học ngữ văn 11 (Trang 53 - 58)

- Sưu tầm các bài phỏng vấn và hoàn thiện sản phẩm trên trang báo của nhóm

10.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham

kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu

Sau khi áp dụng sáng kiến ở 2 lớp 11A1,11A4 :

- Lớp 11A1 hướng dẫn HS tìm hiểu bài học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

- Lớp 11A4 hướng dẫn bài học theo hướng mới phát huy sự chủ động, sáng tạo nhưng chưa tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cụ thể.

Tiến hành khảo sát qua bài kiểm tra học kỳ 1 với đề bài như nhau. Kết quả đạt được như sau:

Lớp 11A4 ( Lớp đối chứng ) Lớp 11A1 ( Lớp thực nghiệm ) Điểm Từ 8 trở lên Từ 7- <8 Từ 5-<7 Từ 3-<5 <3 Từ 8 trở lên Từ 7- <8 Từ 5- <7 Từ 3- <5 <3 Số HS đạt 0 8 29 7 0 5 14 18 4 0 Tỷ lệ % 0 % 18,2 % 65,9 % 15,9 % 0 % 12,2 % 34,1 % 43,9 % 9,8 % 0 %

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tác giả kiến theo ý kiến của tác giả

Đổi mới phương pháp là yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên nói riêng cũng như ngành giáo dục nói chung, người GV phải linh hoạt trong quá trình dạy học chuyển từ lý luận vận dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả đối với người học.

Xét về riêng cá nhân tôi khi áp dụng sáng kiến này tôi đã thấy một phần nào đó đem lại hiệu quả trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên và tăng khả năng nhận thức, tạo hứng thú, đam mê học tập cho HS.

Mặt khác với xu thế đi lên không ngừng của thời đại phát triển kinh tế nói chung và của ngành giáo dục nói riêng thì đổi mới phương pháp dạy học trực quan,

phát huy tính chủ động của học viên là điều tất yếu. Kết quả sáng kiến đem lại được:

+ HS được trải nghiệm, gắn việc học với thực tế và năng lực bản thân. + HS được thể hiện mình, hoàn thiện mình, được giao lưu, chia sẻ. + Các em có kĩ năng làm việc nhóm, rèn kĩ năng học tập cá nhân. + Kĩ năng khắc sâu kiến thức, tìm hiểu thông tin liên hệ tốt hơn.

+ Sáng kiến đã cho HS tìm thấy niềm yêu thích khi tìm hiểu các bài học Ngữ văn đồng thời giúp HS khắc ghi kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép hay khiên cưỡng.

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

Theo tham khảo ý kiến các đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt chuyên môn nghiệm thu SKKN, sáng kiến của tôi nhận được sự ủng hộ và đánh giá khá tốt. Các đồng nghiệp nhận định rằng nếu sáng kiến được áp dụng, chắc chắn học sinh sẽ hứng thú hơn với bộ môn Ngữ văn. Đồng thời, sáng kiến trên sẽ thúc đẩy đổi mới việc dạy học: giờ học Ngữ văn sẽ không còn là những giờ học kiến thức thuần túy, giờ “học chữ” mà trở thành những giờ “học làm người”. Đây chính là cơ hội thuận lợi để chuẩn bị cho các em những hành trang cần và đủ của mỗi con người trong giai đoạn hiện nay.

Theo phản hồi từ HS, sáng kiến đã đem đến không khí học tập đầy hứng khởi, lí thú, làm thay đổi cách nhìn nhận của các em về bộ môn. HS không bị áp đặt, được thoả sức tìm hiểu sáng tạo, được thể hiện quan điểm và được lắng nghe, chia sẻ…HS còn khám phá được chính bản thân mình, phát huy khả năng và năng lực. Đặc biệt, qua giờ học có hoạt động trải nghiệm, khoảng cách giữa GV với HS và giữa HS với HS được thu hẹp.

Như vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã thực sự thể hiện vai trò tích cực trong dạy – học Ngữ văn 11, phần nào trở thành động lực thúc đẩy niềm hăng say, nỗ lực học tập của học sinh. Từ việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được phát triển các năng lực của chủ thể; có kĩ năng nắm bắt nội dung nhanh hơn, chủ động phát hiện ra các giá trị của văn học, có khả năng phản hồi thông tin, trực tiếp được thể nghiệm các tư tưởng, cảm xúc, góp phần tích cực tham gia vào đời sống xã hội để trở thành những con người phát triển toàn diện.

11.Danh sách tổ chức cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến:

TT Tên tổ chức Địa chỉ Phạm vi

1 Lê Thị Thanh Hương THPT Nguyễn Thái Học Môn Ngữ văn

Trong quá trình viết báo cáo những phần hướng dẫn nêu ra trong tài liệu này có thể còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý, giúp đỡ của Nhà trường và đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Vĩnh Yên, ngày....tháng....năm.... Vĩnh Yên, ngày 20 tháng 12 năm 2019

Thủ trưởng đơn vị Người viết

Lê Thị Thanh Hương

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tập huấn trải nghiệm, hướng nghiệp cho GVTH – Lớp tập huấn của Bộ GD – ĐT.

2. Tài liệu Nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho CBQL, giáo viên THPT - PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa; TS. Nguyễn Hồng Kiên (Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN).

3. Bùi Ngọc Diệp (2015), Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 113/ 02.

4. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) (1998), Tổ chức hoạt động giáo dục, NXB Giáo dục. 5. Nhiều tác giả (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội. 6. Đinh Thị Kim Thoa (2005), Tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Hà Nội.

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HS TRONG MỘT SỐ GIỜ DẠY THỰCNGHIỆM NGHIỆM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tranh của HS sưu tầm chân dung các nhân vật trong giờ học Hạnh phúc một tang

Một phần của tài liệu SKKN hoạt động trải nghiệm trong dạy học ngữ văn 11 (Trang 53 - 58)