ngôn ngữ báo chí ở tiết 53
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân ở nhà
Bước 3: Trao đổi, báo cáo kết quả: HS báo cáo kết quả vào tiết sau (tiết 53)
Bước 4: Đánh giá: GV nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp và đánh giá kết quả cuối cùng của HS; tuyên dương một số bạn tiêu biểu.
3.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong bài học Làm văn PHỎNG VẤN VÀ
TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
TIẾT 71: PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤNA. Mục tiêu bài học A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Thấy được mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏngvấn trong đời sống.Nắm được những yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn trong đời sống.Nắm được những yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn cũng như trả lời phỏng vấn.
2. Kĩ năng: Nhận diện và phân tích các nội dung, yêu cầu của trả lời phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.Thực hiện phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
3. Thái độ: Có thái độ tự tin và bình tĩnh trong mọi tình huống giao tiếp.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp...
- Năng lực đặc thù bộ môn: năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, năng lực giao tiếp, phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- SGK, giáo án word, giáo án powerpoint, đoạn video về ngày Bác mất, tư liệu về bài học;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi…
- Các phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút màu…
2. Chuẩn bị của học sinh: theo hướng dẫn của GV: - Soạn bài theo hướng dẫn học bài SGK. - Soạn bài theo hướng dẫn học bài SGK.
- Hoàn thành phiếu học tập theo câu hỏi GV giao.
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước).
- Sưu tầm các tài liệu về tác giả, tác phẩm.
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
* Mục tiêu:
- Tạo mâu thuẫn nhận thức và tâm thế để HS bắt đầu tiết học mới. - Đánh giá năng lực cảm nhận của học sinh
- Tạo cơ hội cho HS trải nghiệm và sáng tạo
* Phương pháp: GV tổ chức trò chơi cho HS * Phương tiện dạy học: Máy chiếu.
* Tiến trình thực hiện:
Bước 1: GV tổ chức cho học sinh trải nghiệm, ôn tập kiến thức thông qua trò chơi Ai nhanh hơn
- Mỗi tổ cử một đại diện tham gia
- Thể lệ của cuộc thi là trả lời nhanh câu hỏi mà GV đưa ra và giành lấy điểm số. Đội chơi nào chưa trả lời được thì sẽ nhường quyền trả lời cho các đội còn lại. - Hệ thống câu hỏi được biên soạn:
Câu 1: Yêu cầu nào dưới đây không cần thiết trong bước chuẩn bị phỏng vấn?
A. Xác định chủ đề phỏng vấn, mục đích phỏng vấn.
B. Xác định đối tượng phỏng vấn và phương tiện phỏng vấn.
C. Xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn (ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với mục đích và đối tượng, làm rõ được chủ đề, liên kết với nhau và sắp xếp theo trình tự hợp lí). D. Xây dựng đáp án trả lời câu hỏi phỏng vấn.
Câu 2: Nhận định sau đúng hay sai?
Khi phỏng vấn, ngoài những câu hỏi đã chuẩn bị, người phỏng vấn cần có những câu hỏi đưa đẩy, gợi mở, điều chỉnh nhằm làm cho câu chuyện không rời rạc và đi đúng chủ đề .
A. Đúng B. Sai
Câu 3: Người phỏng vấn cần có thái độ:
A. Thân tình ,tự nhiên, lịch thiệp, biết lắng nghe, đồng cảm và tôn trọng ý kiến của người trả lời phỏng vấn.
B. Tự do, thoải mái, suồng sã với người trả lời phỏng vấn.
C. Khó chịu và cắt ngang câu trả lời khi thấy câu trả lời không đúng với chủ đề. D. Lạnh lùng, nghiêm nghị khi thực hiện công việc của mình.
Câu 4: Khi biên tập bài phỏng vấn, người phỏng vấn cần tránh điều gì?
A. Không được tự ý thay đổi nội dung các câu trả lời PV, để đảm bảo tính trung thực của thông tin.
B. Có quyền thay đổi nội dung các câu trả lời phỏng vấn theo ý riêng của mình. C. Có thể ghi lại nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn.
D. Có thể sửa chữa, sắp xếp lại một số câu chữ cho ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu.
A. Trả lời trung thực, đúng chủ đề, ngắn gọn, rõ ràng, hấp dẫn. B. Trả lời trung thực, tỉ mỉ, chi tiết từng câu hỏi.
C. Trả lời ngắn gọn, sinh động, hấp dẫn.
D. Trả lời xã giao, qua quýt, không nhất thiết đúng chủ đề.
Bước 2: HS tham gia trò chơi Bước 3: GV nhận xét, biểu dương:
- GV chốt nội dung học tập. + Câu 1: D + Câu 2: A + Câu 3: A + Câu 4: B + Câu 5: A
Bước 4: Giới thiệu bài: Phỏng vấn là phương thức hỏi đáp trong hội thoại nhằm thu nhận thông tin trực tiếp từ một đối tượng, đối tượng đó thường là người nổi tiếng hoặc một người liên quan đến sự việc mamg tính chất thời sự, người làm chứng, ... Có thể phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng phiếu hỏi, phỏng vấn qua điện thoại, qua mạng Internet...hình thức thường gặp là phỏng vấn trực tiếp. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn đang được sử dụng khá phổ biến trên báo chí và đời sống xã hội; có tác dụng tốt giúp lứa tuổi thanh niên học sinh rèn luyện khă năng quan sát, phân tích và thái độ chủ động tự tin trong giao tiếp. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm và biết vận dụng nhuần nhuyễn cách phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (32 phút) HOẠT ĐỘNG 1: NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
* Mục tiêu:
- Hướng dẫn HS thực hành phỏng vấn và trả lời phỏng vấn