đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm
3.2.1.Nhóm giải pháp về tổ chức
- Hoàn thiện mô hình tổ chứccủa Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện
Kiện toàn bộ máy của Văn phòng là điều kiện tối cần thiết để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, cơ cấu tổ chức bộ máy đƣợc thiết kế ra là sản phẩm chủ quan của ngƣời làm công tác tổ chức, nên không thể hoàn chỉnh tối ƣu ngay, trong khi thực tế vận hành của tổ chức bộ máy là phức tạp. Lãnh đạo văn phòng cần căn cứ từ yêu cầu của công việc trong tình hình thực tế mà có những kiến nghị với lãnh đạo cơ quan trong việc xây dựng tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ cho hợp lý và khoa học, chẳng hạn nhƣ từ thực tiễn hoạt động văn phòng cho thấy, có những loại công việc Văn phòng HĐND và UBND cấp quận khó hoàn thành tốt khi đƣợc giao nhiệm vụ chẳng hạn nhƣ công tác pháp chế là việcđòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có trình độ nhất định về pháp luật, do đó xu hƣớng thành lập phòng tƣ pháp tách khỏi cơ cấu văn phòng ( Ví dụ nhƣ UBND Quận Bắc Từ Liêm đã thực hiện) là hợp lý, tránh cho Văn phòng phải ôm đồm nhiều chức năng, không phù hợp với nhiệm vụ của văn phòng. Để văn phòng HĐND và UBND cấp quận làm tốt chức năng, của mình tác giảxin đề xuất một số giải pháp về công tác tổ chức nhƣ sau:
Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015 quy định UBND cấp tỉnh, huyện có quyền: Quy định tổ chức, bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp; đồng thời, không quy định cụ thể cho HĐND hay Thƣờng trực HĐND, UBND quyết định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức biên chế của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện mà giao Chính phủ quy định. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 19, Điều 104, Khoản 1 Điều 106 Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015, HĐND cấp tỉnh, huyện: Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp; Thƣờng trực HĐND: Thảo luận và quyết định từng vấn đề
76
thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; đôn đốc, kiểm tra UBND, các cơ quan nhà nƣớc thực hiện nghị quyết của HĐND. Thƣờng trực HĐND là cơ quan thƣờng trực của HĐND, giải quyết các công việc của HĐND giữa hai kỳ họp. Ban HĐND là cơ quan của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trƣớc khi trình HĐND, giám sát, kiến nghị những vấn đề thuộc l nh vực ban phụ trách. Trong khi đó, Thƣờng trực HĐND, các ban HĐND cấp huyện chỉ có từ 01 đến 02 thành viên hoạt động chuyên trách; bộ máy giúp việc các cơ quan HĐND cấp huyện chỉ có: Văn phòng HĐND và UBND tham mƣu, giúp việc phục vụ vừa cho HĐND, vừa cho UBND cấp huyện.
Đối với UBND cấp huyện còn có nhiều cơ quan chuyên môn tham mƣu, giúp việc. UBND là cơ quan chấp hành của HĐND. Do vậy, về lý thuyết, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện có chức năng tham mƣu, giúp việc phục vụ HĐND phải là chính; tham mƣu, giúp việc UBND xem xét, quyết định theo thẩm quyền thì đồng thời đó là hình thức tham mƣu, giúp việc, phục vụ các cơ quan HĐND cấp huyện để quyết định và giám sát kịp thời, có hiệu quả. Thực tế những năm qua, Văn phòng HĐND và UBND quận Bắc Từ Liêm nói riêng, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện ở nhiều nơi nói chung đã bố trí bộ máy tham mƣu, giúp việc và phục vụ HĐND nhƣng số lƣợng ít, cán bộ, công chức chƣa nhiệt tình, tâm huyết với công việc. Vì làm việc cho HĐND, nhƣng lại hƣởng lƣơng từ kinh phí hoạt động của UBND và do UBND quyết định bổ nhiệm và tuyển dụng.
Từ cơ sở và thực tế trên, cần thiết phải có sự tách bạch về mặt tổ chức đối với Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND một cách độc lập. Theo đó, Văn phòng HĐND cấp huyện sẽ do Thƣờng trực HĐND cấp huyện quyết định thành lập, bổ nhiệm lãnh đạo, tuyển dụng công chức, nhân viên và quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Văn phòng HĐND. Tƣơng tự, UBND
77
cấp huyện quyết định thành lập, bổ nhiệm lãnh đạo, tuyển dụng công chức, nhân viên và quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Văn phòng UBND.
Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 20/6/2014 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì Văn phòng HĐND và UBND đƣợc Chính phủ quy định là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Tuy nhiên, mô hình này đã bộc lộ những hạn chế trên thực tế, có sự cản trở nhất định đối với việc thực hiện các chức năng của Văn phòng cũng nhƣ tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện nói riêng, chính quyền cấp huyện nói chung.
Do vậy, trong giai đoạn hiện nay, khi Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015 tổ chức thực hiện, triển khai, Chính phủ cần có những nghiên cứu thay đổi mô hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND theo hƣớng tách thành hai cơ quan độc lập nhƣ trên đã nêu. Việc thành lập hai Văn phòng chuyên môn phải đƣợc tiến hành trên cơ sở biên chế, nhân sự hiện tại; căn cứ vào việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của HĐND cấp huyện, UBND cấp huyện để quy định những nhiệm vụ cụ thể trong việc tham mƣu, tổng hợp của mỗi cơ quan văn phòng.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa văn phòng với các phòng với các phòng ban chức năng.
Phối hợp là một phƣơng thức, một quy trình kết hợp hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để đảm bảo cho các cơ quan, tổ chức này thực hiện đƣợc đầy đủ, hiệu quả đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn đƣợc giao, nhằm đạt đƣợc các lợi ích chung
Nhƣ đã đề cập ở chƣơng 2, hiện nay do tác động của nhiều yếu tố mà công tác phối kết hợp giữa Văn phòng HĐND và UBND với các phòng ban chức năng với nhau vẫn còn nhiều tồn tại. Để khắc phục phục tình trạng trên cần quan tâm giải quyết những vấn đề sau :
78
+ Chƣơng trình, kế hoạch công tác của văn phòng HĐND và UBND khi xây dựng hàng năm phải phân công rõ dàng phòng ban chịu trách nhiệm chính, phòng ban phối hợp, thời hạn hoàn thành để xác định trách nhiệm khi có sự vi phạm. Trong phân công công việc mỗi ngƣời chỉ đƣợc giao cho một phòng ban, một ngƣời phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Không đƣợc làm thay làm hộ. Công việc đƣợc giao cho phòng ban bộ phận nào thì lãnh đạo phòng ban, bộ phận đó phải chịu trách nhiệm về công việc đƣợc giao.
+ Xây dựng cơ chế phối hợp mang tính pháp lý chặt chẽ, trong đó quy định rõ ràng các vấn đề cụ thể cũng nhƣ trách nhiệm quyền hạn của các phòng ban, bộ phận chủ trì, tham gia, đôn đốc, kiểm tra công tác phối hợp; phƣơng thức thực hiện, các hình thức phối hợp, chế độkhen thƣởng và sử lý vi phạm.
+ Các phòng ban, bộ phận có trách nhiệm phối hợp công tác, trao đổi thông tin giải quyết công việc, đảm bảo dân chủ minh bạch trong mọi hoạt động theo đúng phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc pháp luật quy định.
- Tăng cường cơ chế kiểm tra giám sát thường xuyên
+ Kiểm tra, giám sát có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo việc thực hiện đúng, đầy đủ, có hiệu lực, hiệu quả các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.Qua đó nhằm hỗ trợ, phát hiện, đề xuất các giải pháp và uốn nắn kịp thời.
+ Văn phòng HĐND và UBND cần có cơ chế giám sát để thực hiện vai trò giúp lãnh đạo việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ Văn phòng HĐND và UBND đƣợc giao chủ trì, phối hợp với phòng ban chuyên môn khác. Giám sát kiểm tra để đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ theo đúng chƣơng trình, kế hoạch đã đƣợc thực hiện. Bên cạnh đó giam sát, kiểm tra thƣờng xuyên giúp đảm bảo cho tính hiệu lực, hiệu quả của chƣơng trình, kế hoạch đƣợc xây dựng, giúp việc điều chỉnh kịp thời các chƣơng trình kế hoạch khi cấn thiết, phù hợp với nguồn lực hiện tại, tăng tính chủ động của chủ thể.
79
+ Xây dựng hệ thống các tiêu chí để thực hiện các hình thức kiểm tra, đặc biệt cần tiến hành hình thức kiểm tra chéo giữa các phòng ban, bộ phận. Việc tiến hành kiểm tra chéo đem lại nhiều tác dụng, hiệu quả tích cực, tạo đƣợc sự giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các phòng ban, bộ phận. Việc xếp loại trong kiểm tra chéo cũng là một yếu tố giúp kích thích sự ganh đua trong công việc.
- Xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức
+ Căn cứ nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và thông tƣ số 05/2013/TT –BNV ngày 25/6/2013 của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của chính phủ. Trong đó quy định, vị trí việc làm gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, phòng ban. Cơ cấu ngạch công chức của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị tỷ lệ % ( phần trăm) công chức giữ các ngạch phù hợp với danh mục vị trí việc làm và biên chế công chức tƣơng ứng. Nguyên tắc khi xác định vị trí việc làm phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai minh bạch và phù hợp với điều kiện thực tiễn. Khi xác định cơ cấu ngạch công chức phải căn cứ số lƣợng danh mục vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế đã đƣợc xác định; việc xác định chức danh ngạch công chức mỗi vị trí việc làm phải đảm bảo phù hợp với l nh vực hoạt động chuyên ngành; phải tuân thủ quy định về ngạch công chức cao nhất trong từng cấp hành chính hoặc từng cơ quan, tổ chức, đơn vị; căn cứ tiêu chuẩn ngạch công chức và bản mô tả công việc, khung năng lực phù hợp của mỗi vị trí việc làm.
+ Vị trí việc làm bao gồm các vị trí lãnh đạo,vị trí thừa hành thực nhiệm vụ, mỗi vị trí ứng với từng chức vụ, chức danh và ngạch công chức nhất định, có tiêu chuẩn cụ thể về phẩm chất, năng lực và trình độ. Những vị trí việc làm
80
với bản mô tả công việc, các yêu cầu về tính phức tạp, trình độ, năng lực, phẩm chất sẽ hình thành cơ cấu các ngạch công chức tƣơng ứng.
+ Việc xác vị trí việc làm và cơ cấu công chức của Văn phòng HĐND và UBND quận Bắc Từ Liêm là đặc biệt quan trọng. Bởi vì văn phòng HĐND và UBND quận Bắc Từ Liêm phải đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ khác nhau. Khi xác định đƣợc vị trí việc làm và cơ cấu công chức hợp lý, xây dựng đồng bộ tiêu chuẩn , nghiệp vụ chức danh, nhiệm vụ của công chức, ngƣời lao động Văn phòng HĐND và UBND quận Bắc Từ Liêm sẽ đảm bảo đƣợc nguồn lực, phát huy hết năng lực của đội ngũ hiện có. Vì thế đảm bảo thực hiện tốt việc xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức.
3.2.2. Nhóm giải pháp vềcon người - Về việc bố trí, sắp xếp công chức
Bố trí sắp xếp công chức đúng vị trí việc làm, đúng chuyên môn nghiệp vụ đƣợc đào tạo sẽ giúp công chức phát huy đƣợc năng lực, sở trƣờng, có động lực và hứng thú làm việc, từ đó hiệu quả làm việc sẽ tăng lên.
Thực tế hiện nay, nhiều công chức Văn phòng không đƣợc bố trí công việc đúng với chuyên môn đƣợc đào tạo và sở trƣờng công tác dẫn đến hiệu quả làm việc không cao.Vì vậy, cần tiến hành rà soát, đánh giá lại thực trạng đội ngũ công chức, lập quy hoạch, kế hoạch đào, bồi dƣỡng những kiến thức gắn với yêu cầu cụ thể theo mục tiêu, nhiệm vụ cho từng công việc.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức làm công tác Văn phòng
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì đội ngũ cán bộ, công chức là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nƣớc với quần chúng. Nếu đội ngũ này yếu thì dù có đƣờng lối, chính sách đúng cũng không thể hiện thực hoá. Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái sợi dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ
81
máy cũng tê liệt. Cán bộ là những ngƣời đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện đƣợc”.
Xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức làm công tác văn phòng là một trong những nội dung quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính nhà nƣớc nói chung, cải cách hành chính nhà nƣớc trong bộ máy chính quyền cấp huyện nói riêng. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung trong nền hành chính nhà nƣớc là nội dung cải cách mang tính đột phá, có ý ngh a quyết định đối với thành công hoặc thất bại của công cuộc cải cách hành chính nhà nƣớc bởi suy cho đến cùng, yếu tố con ngƣời vẫn là yếu tố quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định và chi phối toàn bộ mọi hoạt động của nền hành chính nhà nƣớc. Nhƣ vậy, nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức làm công tác văn phòng nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện nói chung, Văn phòng HĐND và UBND quận Bắc Từ Liêm nói riêng mang tính chất cơ bản, xuyên suốt, có tính liên tục trong suốt quá trình hoạt động của Văn phòng nói riêng, chính quyền quận Bắc Từ Liêm nói chung.
Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức làm công tác văn phòng trong giai đoạn hiện nay, cần phải tổ chức thực hiện một số nội dung cụ thể sau đây:
Một là, xây dựng hệ thống các tiêu chí tuyển chọn và bổ nhiệm công chức làm công tác văn phòng. Hiện nay, việc tuyển dụng công chức ở hầu hết các ngành, các l nh vực trong bộmáy nhà nƣớc, đặc biệt là trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc vẫn chủ yếu dựa trên các quy định vềtiêu chí chung đối với công chức tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những ngƣời là công chức và Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Cụ thể: “Có một quốc
82
tịch là quốc tịch Việt Nam; Đủ 18 tuổi trở lên; Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển” (khoản 1, Điều 36, Luật Cán bộ, công chức năm 2008). Các quy định trong Luật Cán bộ, công chức mới mang tính chất khái quát cao, các nghị định thì chủ yếu liệt kê những ngạch chức danh công chức cụ thể nên rất khó có thể hệ thống một cách mang tính chất lý luận về tiêu chí xác định công chức. Điều này vừa gây khó khăn lúng túng trong quá trình thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm công chức; vừa là kẽ hở cho khả năng những ngƣời không đủ tiêu chuẩn, phẩm chất lại đƣợc tuyển dụng vào các cơ quan nhà nƣớc, trong đó có Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện nói chung, Văn phòng HĐND và UBND quận Bắc Từ Liêm nói riêng.
Hai là, đổi mới công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ công chức nói