Công chức Văn phòng – thống kê cấp xã là những ngƣời hoạt động theo
thẩm quyền đƣợc pháp luật quy định, phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, trƣớc nhân dân địa phƣơng và cơ quan nhà nƣớc cấp trên. Cùng với đội ngũ công chức trong hệ thống chính trị ở cấp xã là những ngƣời thay mặt nhà nƣớc thực thi công vụ phục vụ nhân dân địa phƣơng, là ngƣời tham mƣu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thƣởng, kỷ luật, tín ngƣỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Vị trí vai trò của công chức xã đƣợc thể hiện trong các mối quan hệ:
Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp; là cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chấp hành hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nƣớc, cấp trên và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Cùng với các công chức
chuyên môn khác, Công chức Văn phòng – Thống kê là bộ phận cấu thành cơ
quan Ủy ban nhân dân cấp xã, chịu sự quản lý toàn diện và sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo ủy ban nhân dân.
- Thứ hai, Mối quan hệ với Hội đồng nhân dân cấp xã
Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc Nhân dân địa phƣơng, hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trên.
Hội đồng nhân dân cấp xã không có công chức văn phòng riêng do đó cán bộ Văn phòng - thống kê cấp xã kiêm nhiệm nhiệm phụ trách công tác văn phòng của Hội đồng nhân dân xã, với nhiệm vụ bảo đảm thông tin cho Hội đồng nhân dân, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
- Thứ ba, Mối quan hệ với các công chức khác trong cùng Ủy ban nhân dân
Với chức năng nhiệm vụ của mỗi công chức khác nhau, tuy nhiên Công chức Văn phòng - Thống kê có quan hệ cộng tác, phối hợp trong việc điều hành, thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, là cầu nối giữa Bí thƣ Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng nhân dân với các công chức khác trong UBND xã, với các cơ quan chức năng, tổ chức chính trị các cấp.
- Thứ tư, Công chức Văn phòng - thống kê cấp xã trong mối quan hệ với hoạt động thực thi công vụ
Việc làm của công chức xã là hoạt động thực thi công vụ. Mỗi một công chức xã đều thực hiện nhiệm vụ, chức năng chuyên môn theo quy định của Luật cán bộ công chức. Công chức Văn phòng - Thống kê xã là ngƣời có
nhiệm vụ phục vụ nhân dân, cũng là ngƣời trực tiếp cùng nhân dân, giúp đỡ nhân dân, giải đáp những khó khăn, vƣớng mắc của nhân dân về những vấn đề cuộc sống. Công chức Văn phòng - Thống kê xã cùng với cán cân pháp luật trở thành trọng tài công lý của cuộc sống, thƣờng xuyên kiểm tra và kịp thời phát
hiện những sai phạm của công dân để điều chỉnh đúng hƣớng và bảo vệ công
bằng nhân dân.
Thứ năm, Công chức xã trong cải cách hành chính nhà nước ở địa phương
Với tƣ cách là ngƣời đại diện của cơ quan hành chính trực tiếp giải quyết công việc, thủ tục hành chính với công dân, khi bố trí, sử dụng đòi hỏi bản thân công chức phải có phẩm chất và năng lực, trình độ, chuyên môn vững vàng, gƣơng mẫu về đạo đức, lối sống, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tƣ. Có tinh thần trách nhiệm cao, gƣơng mẫu, tận tụy phục vụ nhân dân.
1.2. Những Quy định về tiêu chuẩn công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã
1.2.1. Tiêu chuẩn của công chức cấp xã
Công chức cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn quy định tại Điều 3,
Nghị định 112/2011/NĐ - CP ngày 05/12/2011, của Chính phủ về công chức
cấp xã, thị trấn đó là:
- Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nƣớc.
- Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phƣơng thực hiện có hiệu quả chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhànƣớc.
- Có trình độ văn hóa và chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu
nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giaọ đƣợc giaọ
- Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cƣ trên
địa bàn.
Theo Thông tƣ số 06/2012/TT-BNV, ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ
Hƣớng dẫn về công chức cấp xã, thị trấn nói chung, Công chức Văn phòng -
Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Thuận Thành nói riêng ngoài những tiêu chuẩn đã nói ở trên, cần phải có những tiêu chuẩn cụ thể sau:
- Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
- Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức đƣợc đảm nhiệm.
- Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên. - Sau khi đƣợc tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dƣỡng Quản lý hành chính nhà nƣớc và lớp đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
Nhƣ vậy, Để thực hiện tốt công việc của mình, công chức Văn phòng -
Thống kê cấp xã cần phải không ngừng tham gia đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
1.3. Khái quát về Đào tạo, bồi dƣỡng công chức, công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã
Đào tạo bồi dƣỡng là một trong những hoạt động quan trọng của phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực hành chính nhà nƣớc nói riêng.
- “Đào tạo là quá trình tác động đến một con ngƣời nhằm làm cho ngƣời đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, một cách hệ thống nhằm chuẩn bị cho ngƣời đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào sự phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh loài ngƣời”. [27, tr 735 -Từ điển Bách khoa Việt Nam].
Thông thƣờng, hoạt động đào tạo đƣợc chức trong những cơ sở giáo dục đào tạo nhƣ trƣờng học, học viện, trung tâm dạy nghề hoặc cơ sở sản xuất với nội dung chƣơng trình và thời gian khác nhau cho các cấp bậc đào tạo khác nhaụ Cuối mỗi khóa học, học viên sẽ đƣợc cấp bằng tốt nghiệp.
Đào tạo công chức Văn phòng - Thống kê là một hoạt động có mục đích, có tổ chức đƣợc thực hiện theo những quy trình nhất định nhằm truyền đạt cho những cán bộ công chức hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ đạo đức phù hợp để thực thi công vụ.
Đào tạo công chức Văn phòng - Thống kê là một hoạt động mang tính
đặc thù bởi đối tƣợng của đào tạo là những con ngƣời hoạt động trong bộ máy
chính trị, bộ máy nhà nƣớc, là những Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam nhân
danh quyền lực nhà nƣớc là thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hộị
Hoạt động đào tạo cán bộ, công chức đƣợc thực hiện ở một số Học viện nhƣ: Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Học viện Hành chính Quốc giạ Trƣờng chính trị của tỉnh, Trung tâm bồi dƣỡng chính trị huyện, một số trƣờng đại học và các trung tâm đào tạo khác.
- Bồi dưỡng: Là “bồi bổ, nuôi dƣỡng thêm” [28, tr 26 - Từ Điển Bách khoa Việt Nam], là những khóa học ngắn hạn nhằm cập nhật, bổ sung kiến
thức còn thiếu hoặc lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố
các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề. Bồi dƣỡng giúp học viên bổ sung thêm những kiến thức mới cần thiết cho công việc. Học viên tham gia các khóa bồi dƣỡng thƣờng đƣợc xác nhận bằng chứng chỉ.
Theo quy định tại Điều 5, Nghị định 18/2010/NĐ - CP của Chính phủ ban hành ngày 05/03/2010 về đào tạo, bồi dƣỡng công chức đƣợc hiểu nhƣ sau:
“1. Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học.
2. Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc.
3. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch là trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động theo chương trình quy định cho ngạch công chức.
4. Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý là
trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc theo chương trình quy định cho từng chức vụ lãnh đạo, quản lý.
5. Bồi dưỡng theo vị trí việc làm là trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao”.
Nhƣ vậy, đào tạo đƣợc xem nhƣ là một quá trình làm cho ngƣời ta “Trở thành ngƣời có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định” và bồi dƣỡng đƣợc xác định là quá trình làm cho ngƣời ta “tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất”. Việc tách bạch khái niệm đào tạo và bồi dƣỡng riêng rẽ chỉ để tiện cho viêc phân tích điểm giống và khác nhau giữa đào tạo và bồi dƣỡng. Một định nghĩa chung cho ĐTBD CBCC có thể đƣợc hiểu nhƣ là quá trình làm biến đổi hành vi con ngƣời một cách có hệ thống thông qua việc học tập, việc học tập này có đƣợc là kết quả của giáo dục, hƣớng dẫn, phát triển và lĩnh hội kinh nghiệm theo một cách bài bản, có kế hoạch.
ĐTBD cán bộ công chức, viên chức là quá trình tổ chức những cơ hội học tập cho họ nhằm trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc để học thực hiện công việc đƣợc giao tốt hơn hiệu quả hơn. Với quan niệm nhƣ vậy, ĐTBD nhằm tới các mục tiêu chính sau:
- Trang bị, kiến thức, kỹ năng, cách thức làm việc đáp ứng yêu cầu tƣơng lai của vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch của CBCC, VC đáp ứng yêu cầu của tổ chức.
- Trang bị, cung cấp kiến thức, kỹ năng, thái độ và cách thức làm việc cần thiết để giúp CBCC, viên chức làm quen, thích ứng với vị trí công việc, việc làm mới do luân chuyển, thuyên chuyển, biệt pháị
- Trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc thực tế theo từng vị trí công việc, việc làm của CBCC, VC đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực làm việchiện tại của cá nhân và tổ chức đó.
Để làm rõ hơn, toàn diện hơn về ĐTBD CBCC, chúng ta tìm hiểu thêm một số khái niệm sau:
Kỹ năng là khả năng thực hiện công việc một cách thành thạo, đem đến cho ngƣời thực hiện công việc một kết quả cao trong một điều kiện làm việc nhất định, trong một hoạt động nhất định. Kỹ năng chính là một loạt các thao tác cần thiết mà ngƣời ta thực hiện để tiến hành công việc. Trong ĐTBD, các thao tác làm việc cần mang tính chuẩn mực và thực tiễn. Ngày nay, trong bối cảnh công tác ĐTBD bị phê phán là quá nặng nề về lý thuyết, lý luận, thiếu tính thực tiễn.
Năng lực là khả năng của một ngƣời để làm đƣợc một việc gồm có các yếu tố nhƣ kiến thức, kỹ năng và thái độ. Năng lực luôn luôn đƣợc gắn với một môi trƣờng làm việc nhất định và với một nhiệm vụ nhất định. Vì thế, khi đánh giá năng lực của mỗi CBCC không nên tách rời khỏi những yếu tố quan trọng nhƣ môi trƣờng làm việc và nhiệm vụ đƣợc giaọ Năng lực thực hiện công việc cần đƣợc hiểu là khả năng thực hiện công việc một cách có kết quả trên thực tế, điều đó không hoàn toàn đồng nhất với trình độ đƣợc đào tạo, bằng cấp về một lĩnh vực nào đó. Không phải ngƣời nào đào tạo chính quy, cũng có thể là một nhân viên có năng lực làm việc để thực hiện tốt nhiệm vụ. Để xác định đƣợc nhu cầu đào tạo cần thống nhất về cách xem xét, đánh giá năng lực công tác và xác định các mức độ đạt đƣợc của năng lực. Năng lực liên quan không chỉ đến các cá nhân mà còn biến chúng thành năng lực cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tổ chức hoạt động có hiệu quả phải có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả
của các cá nhân, các nhóm cũng nhƣ giữa các hoạt động của tổ chức với các điều kiện khách quan, chủ quan.
Nhu cầu đƣợc hiểu là sự đòi hỏi làm thỏa mãn mong muốn, khát vọng của cá nhân, một nhóm hay một tổ chức làm thế nào để đạt đƣợc mục đích, sứ
mạng hay nhiệm vụ của mình một cách tốt đẹp, có hiệu quả trong những điều
kiện nhất định. Nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, tổ chức thể hiện ở nhiều hía cạnh khác nhaụ Trong ĐTBD CBCC chúng ta nói đến nhu cầu phát triển đƣợc thỏa mãn bằng con đƣờng ĐTBD. Có nhiều con đƣờng thỏa mãn nhu cầu phát triển của cá nhân, tổ chức, nhƣng qua con đƣờng ĐTBD để thỏa mãn nhu cầu phát triển thì đó chính là nhu cầu đào tạọ Nhƣ vậy, nhu cầu phát triển là động lực của việc nâng cao mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Đây là một quá trình liên tục không ngừng và nhu cầu đào tạo là một bộ phận cấu thành của nhu cầu phát triển. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhu cầu phát triển đều có thể đáp ứng bằng con đƣờng đào tạọ
Xác định nhu cầu đào tạo là xác định khoảng cách giữa cái hiện có, đang diễn ra với những cái gì cần phải có. Khoảng cách này cần đƣợc khắc phục bằng đào tạo, nghĩa là lấp đi sự chênh lệch, sự khác nhau giữa những cái mà ngƣời biết và có thể làm đƣợc với những những cái mà họ cần phải biết và cần
có khả năng làm đƣợc. Nhƣ vậy xác định nhu cầu đào tạo là xác định sự khác
nhau, sự chênh lệch giữa năng lực trình độ, kiến thức, kỹ năng, thái độ với yêu cầu hiện tại của năng lực cần có để đào tạo, bồi dƣỡng đáp ứng yêu cầu phát triển trong tƣơng laị
Chất lượng ĐTBD CBCC có thể hiểu là kết quả đầu ra của quá trình ĐTBD và đƣợc thể hiện cụ thể ở kiến thức, kỹ năng, thái độ (phẩm chất, giá trị nhân cách, trách nhiệm với công vụ) hay năng lực của CBCC sau khi tốt nghiệp khóa học tƣơng ứng với mục tiêu, chƣơng trình của từng khóa ĐTBD. Quan niệm về chất lƣợng ĐTBD CBCC không chỉ dừng lại ở kết quả quá trình đào tạo, bồi dƣỡng mà còn phải tính đến việc vận dụng những kiến thức, kỹ
năng đã tiếp nhận đƣợc vào trong thực thi công vụ tại cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên cần nhấn mạnh chất lƣợng ĐTBD. Trƣớc hết là quá trình đào tạo đƣợc thể hiện trong hoạt động công vụ của ngƣời đã học xong chƣơng trình của khóa đào tạọ Quá trình thích ứng với môi trƣờng làm việc, vị trí làm việc không chỉ phụ thuộc vào chất lƣợng đào tạo mà còn phụ thuộc vào các chế độ
chính sách, tổ chức, sử dụng bố trí của các cơ quan Nhà nƣớc, thủ trƣởng cơ
quan sử dụng công chức.
Trong bối cảnh hiện nay của thế giới và trong nƣớc, chất lƣợng không chỉ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mà cả
ngay trong lĩnh vực hoạt động sự nghiệp và quản lý hành chính nhà nƣớc. Nhà