Nội dung rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 32)

Các hộ nông dân chịu ảnh hưởng của nhiều loại rủi ro như rủi ro do biến động giá nông sản, rủi ro do biến động giá vật tư, rủi ro do thiên tai, rủi ro do sâu bệnh. Trong đó, rủi ro do biến động giá là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân.

Nghiên cứu tác động của rủi ro đến sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, rủi ro thiên tai, dịch bệnh và giá nông sản là thách thức lớn nhất đối với nông hộ. Các hộ gia đình chưa chủ động trong việc sử dụng các công cụ quản lý để phòng tránh, giảm thiểu và ứng phó với rủi ro. Hơn nữa cơ hội để lựa chọn các công cụ quản lý rủi ro đối với hộ còn bị hạn chế. Để quản lý rủi ro cần nâng cao nhận thức của người dân về các công cụ quản lý nhằm phòng tránh rủi ro, xây dựng hệ thống thông tin và tiếp cận thị trường, xây dựng mô hình liên kết sản xuất, phát triển hình thức hợp tác sản xuất, phát triển thị trường sản phẩm nông sản. Trong đó, rủi ro về giá đầu ra nông sản luôn là mối lo ngại hàng đầu của nông hộ. Hộ nông dân không có khả năng kiểm soát rủi ro về giá. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy số lần rủi ro thị trường tương quan tỷ lệ nghịch đến hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, những hộ nông dân có trình độ học vấn cao, có nhiều kinh nghiệm và tham gia nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật thì khả năng ứng xử với rủi ro trong quá trình sản xuất tốt hơn, đồng thời việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất luôn giúp hộ đạt hiệu quả cao hơn.

TS. Nguyễn Thị Phương Hảo đã chỉ ra rủi ro về giá là trở ngại cho sự phát triển của các hộ nông dân quy mô nhỏ. Kết quả phân tích hàm sản xuất cho thấy giá đầu vào và giá đầu ra ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chè của hộ nông dân. Giá vật tư phân bón biến động tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất và có thể dẫn đến việc nông dân hạn chế đầu tư thâm canh, hoặc phải chuyển sang các cây trồng khác ít phải đầu tư hơn nhằm giảm sức ép về vốn. Điều

này dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế có thể giảm xuống và thu nhập của người dân cũng bị giảm theo.

Nghiên cứu sản xuất chè tại xã Phúc Xuân nguyên nhân lớn nhất để giải thích năng suất chè giảm là do thời tiết bất thường cũng như bệnh bọ xít muỗi, rầy xanh. Các loại sâu bệnh hại chè đang có xu hướng gia tăng trong vài năm qua. Để phòng trừ các loại sâu bệnh hại, phòng trừ hiệu quả các bệnh này bao gồm việc sản xuất cây sạch bệnh trong vườn ươm, chọn đất trồng chè phù hợp, áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý như đốn chè, thoát nước tốt cho vườn, quản lý dinh dưỡng tốt cho vườn chè. Biện pháp phòng trừ bằng hóa học chỉ được sử dụng như là biện pháp cuối cùng khi cần thiết. Kĩ thuật canh tác chưa hợp lý là nguyên nhân gây bệnh hại gia tăng, giảm năng suất của các vườn chè ở Phúc Xuân. Việc bón phân vô cơ cân đối và kết hợp sử dụng phân hữu cơ vi sinh sẽ giúp chèđạtnăngsuất cao.

Như vậy, các nghiên cứu về rủi ro đều có chung một kết luận có nhiều loại rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong đó, rủi ro sản xuất và rủi ro thị trường là những rủi ro có tác động lớn nhất đến quyết định và hiệu quả sản xuất của hộ nông dân.

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)