Rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

2.2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam

Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, đến năm 2014 cả nước hiện có khoảng 128.000ha đất trồng chè. Trong đó, diện tích chè đang cho thu hoạch là 113.000ha, năng suất bình quân đạt 8 tấn búp tươi/1ha.Tình hình phân bổ diện tích theo các vùng lãnh thổ cũng có sự chuyển biến theo hướng tập trung chuyên canh ngày càng sâu thể hiện ở chỗ tận dụng lợi thế so sánh của các vùng cao có khí hậu và thổnhưỡng phù hợp cho chè có chất lượng tốt. Trong số 180.000 tấn chè khô của năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 130.000 tấn,

kim ngạch đạt 230 triệu USD; sản lượng chè nội tiêu vào khoảng 33.000 tấn, doanh thu 2.300 tỷ đồng. Với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trên, Việt Nam tiếp tục đứng ở vị trí thứ 5 trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Srilanka (những quốc gia xuất khẩu chè nhiều nhất thế giới). Hiện giá chè xuất khẩu chỉ bằng 50 đến 60% giá bình quân thế giới, nhưng cũng khó tiêu thụ, khiến cho đời sống của hàng trăm nghìn nông dân trồng chè gặp khó. Đó là thực tế mà ngành chè Việt Nam đang phải đối mặt.

Tại Lâm Đồng - một trong những thủ phủ chè của cả nước, hàng nghìn hộ dân đang lao đao, mất phương hướng khi quyết định chặt bỏ nhiều diện tích trồng chè ô long để chuyển sang cây trồng khác. Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè xuất khẩu hoạt động cầm chừng và giảm công suất chế biến, một số đã phải tạm ngừng sản xuất. Nguyên nhân là hầu hết các loại chè xanh, chè đen, chè ô long sản xuất trên địa bàn tỉnh đang tồn kho gần 5.000 tấn. Tồn kho cao, giá xuất khẩu lại giảm khiến giá thu mua chè nguyên liệu cũng rớt theo. Năm 2014, chè ô long ở mức giá từ 25 nghìn đến 30 nghìn đồng/kg, nay chỉ còn 15 nghìn đồng/kg, cá biệt có những thời điểm 10 nghìn đồng/kg. Với giá thu mua như vậy, người nông dân lỗ.

Sự suy giảm chung trên mọi mặt của ngành sản xuất và xuất khẩu chè Lâm Đồng bắt nguồn từ sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường. Hầu hết sản lượng chè ô long đều chỉ xuất khẩu duy nhất vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc). Khi phía đối tác ngừng thu mua và dựng hàng rào kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm đã gây điêu đứng cả một ngành sản xuất của tỉnh Lâm Đồng. Theo phía Đài Loan, chè vào thị trường này phải có tiêu chuẩn hoạt chất fipronil ở mức 0,002 ppm (mức gần như bằng 0), khắt khe hơn thị trường châu Âu và các thị trường khác với mức 0,005 ppm. Đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu chè nước ta, tiêu chuẩn này không khác gì đánh đố bởi nó đòi hỏi gần như tuyệt đối về dư lượng hóa chất trong sản phẩm.

Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục thống kê, trong 10 năm vừa qua thì diện tích trồng chè trong cả nước tăng lên không đáng kể từ 92.400 ha lên 125.000 ha trong đó ghi nhận sự giảm diện tích ở giai đoạn cuối kỳ (2014 và 2015, theo số liệu của Hiệp hội chè ). Tuy nhiên sản lượng chè trong nước lại tăng gần gấp đôi từ 513,8 nghìn tấn năm 2004 lên mức 921,7 nghìn tấn năm 2013. Điều đó chứng tỏnăng suất trồng chè tăngđáng kể trong thời gian qua. Nguyên nhân là do sự phát triển những giống cây trồng mới cho hiệu quả năng suất cao và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Bng 2.2 Din tích và sản lượng chè ca Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013

Năm Diện tích (nghìn ha) Diện tích cho sản lượng(nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)

2004 120,8 92,4 513,8 2005 122,5 97,7 570 2006 122,9 102,1 648,9 2007 126,2 107,4 705,9 2008 125,6 108,8 746,2 2009 128,1 111,6 789,9 2010 129,9 113,2 834,6 2011 127,8 114,2 878,9 2012 128,3 114,5 909,8 2013 128,2 114,1 921,7

( Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009, 2013)

Việt Nam được coi là “cái nôi” của ngành chè thế giới, có nền văn hóa trà lâu đời. Tuy nhiên mức tiêu thụ chè trong nước lại ở mức thấp. Nước ta hiện có 90 triệu dân nhưng mức tiêu thụ trong nước chỉ đạt mức 30.000 tấn chè/ năm, bình quân 300gr/ người/ năm, tương đương lượng chè tiêu thụ trong nước gần 25-30 ngàn tấn/năm. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các nước khác

như Trung Quốc 1kg chè/ người/năm, Nhật Bản 2kg/người/năm, các nước Trung Đông 2kg/người/năm, Nga và Anh đạt trên 2,5 kg/người/ năm. Giá chè xuất khẩu hiện nay thấp hơn so với giá chè bán trong nước, giá trị kinh tế cũng thấp hơn so với nội tiêu. Như đa nêu, giá chè xuất khẩu trung binh trong giai đoan nay giao đông ơ mưc 1,6 USD/kg. Trong khi đó giá chè bán trong nước hiện này trung bình từ 110-220.000 đồng/kg (tương đương 5-10 USD/kg). Chúng ta đang cố gắng mở rộng thị trường nước ngoài mà bỏ trống thị trường trong nước lại cho các doanh nghiệp nước ngoài khai thác (theo Hiệp hội Chè Việt Nam). Việc phát triển các sản phẩm chè tiêu thụ trong nước và thị trường trong nước chưa được quan tâm đúng mức, do vậy có những sản phẩm chè nhập khẩu đang lấn át cả sản phẩm chè Việt Nam ở những phân khúc cao cấp.

Từ năm 2000, Việt Nam tham gia vào thị trường chè quốc tế. Đến nay, thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam đã được mở rộng ra hơn 45 quốc gia trên thế giới.

Mặc dù xuất khẩu sản phẩm đi nhiều nước trên thế giới nhưng ngành chè vẫn tập trung vào một số thị trường lớn như Trung Quốc, Indonesia, Pakistan, Nga, Mỹ. Bảng dưới đây sẽ cho thấy cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam.

Bng 2.3. Cơ cấu xut khu chè ca Việt Nam năm 2009 và năm 2012

STT Tên nước Năm 2009 Năm 2012 Kim ngạch USD Tỷ trọng Giá NK (USD/T) Kim ngạch USD Tỷ trọng Giá NK (USD/T) 1 Trung Quốc 7.195.103 3,99 1.078 19.188.713 8,53 1.316 2 Inđônêxia 5.708.115 3,17 941 14.804.749 6,58 962 3 Pakistan 45.983.170 25,52 1.480 45.304.840 20,15 1.884

4 Nga 27.385.977 15,20 1.252 21.614.800 9,61 1.555

5 Mỹ 5.766.424 3,20 264 9.015.409 4,01 1.099

Tổng cộng 180.219.082 224.847.071

(Nguồn: Theo số liệu thống kê của cơ sở dữ liệu Thương mại của Cơ

quan Thống kê Liên hợp Quốc (UN comtrade)

Số liệu cho thấy, thị trường nước ngoài lớn nhất của Việt Nam hiện tại là Pakistan và Cộng hòa liên bang Nga, chiếm 29,76% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2012. Bên cạnh đó, thị phần của Trung Quốc tăng lên gần gấp đôi từ gần 4% năm 2008 lên hơn 8% năm 2012. Với dân số đông và văn hóa uống trà của người Trung Quốc thì đây sẽ hứa hẹn là một thịtrường tiềm năng cho Việt Nam. Sản phẩm chè của Việt Nam mới thâm nhập vào thị trường Mỹ chưa được lâu, tuy nhiên đã có những bước đi đáng kể. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong giai đoạn 2009 -2012 đã có sự tăng đáng kể từ 3,2% lên 4,01%. Cùng với sự gia nhập WTO và các hiệp định thương mại thế giới khác, thị phần chè của Việt Nam trên thị trường Mỹ sẽ dần được cải thiện.

Xuất khẩu chè chủ yếu qua ba kênh chính là các Doanh nghiệp Nhà nước(chủ yếu là thông qua Tổng Công ty Chè Việt Nam - Vinatea), các công ty liên doanh, các công ty nước ngoài và các công ty tư nhân (gồm có công ty TNHH và các công ty cổ phần). Hoạt động xuất khẩu chè đen thường có 2 hình thức là xuất khẩu trực tiếp với các doanh nghiệp có quy mô lớn và xuất khẩu gián tiếp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên, để giảm chi phí trung gian, tăng giá trị gia tăng (GTGT) các doanh nghiẹp chế biến đều cố gắng để tiến hành xuất khẩu trực tiếp. Ước tính hiện có khoảng 70% sản lượng chè đen xuất khẩu là do xuất khẩu trực tiếp và chỉ khoảng 30% sản lượng còn lại xuất khẩu qua con đường gián tiêp. Còn các nhà xuất khẩu chè xanh là các công ty vừa chế biến vừa xuất khẩu và các công ty khác thuộc

Vinatea. Nhóm các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trực tiếp xuất được khoảng 45% tổng sản lượng chế biến. Còn khoảng 35% tổng sản lượng họ bán cho các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu thuộc Vinatea.

2.2.1.2 Rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam

Ngành chè Việt Nam có tình trạng một số doanh nghiệp đứng tên là doanh nghiệp Việt Nam nhưng lại đưa thương lái Trung Quốc mua với giá cao hơn 50% so với giá doanh nghiệp trong nước. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thu mua nguyên liệu. Ngoài ra, chính sách thuế VAT áp lên chè xuất khẩu cũng gây trở ngại lớn đối với ngành chè.Theo đó, chè tươi qua các công đoạn làm héo, vò, lên men, sao, phơi, sấy khô, sàng phân loại thành chè bán thành phẩm để làm nguyên liệu sản xuất chè xanh, chè đen, chè hương là chè khô sơ chế ở khâu kinh doanh thương mại áp dụng thuế suất thuế VAT 5%. Chè khô sơ chế hoặc chè tươi chế biến thành chè thành phẩm như chè đen, chè xanh, chè hương và các loại chè thành phẩm khác đóng túi lọc, đóng hộp, đóng gói, đóng thùng để xuất khẩu và tiêu dùng trong nước là sản phẩm chè đã qua chế biến, áp dụng thuế suất thuế VAT 10%. 80% chè xuất khẩu nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu chè phải chịu thuế VAT, sau đó tới 8 tháng sau mới được hoàn thuế. Thủ tục xử lý rất lâu trong khi nguồn vốn thì bị giữ.

Ngoài ra, vấn đề thuốc bảo vệ thực vật cũng đang là rào cản trong xuất khẩu chè. Mặc dù các doanh nghiệp làm đúng quy trình, liều lượng như trên mác sản phẩm nhưng vẫn bị rơi vào trường hợp dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá quy định. Một số nơi thuốc không như những gì trên mác, doanh nghiệp làm đúng quy trình nhưng vẫn bị dư lượng thuôc thực vật cao. Trong khi đó, một số thị trường nhập khẩu chè dễ tính của Việt Nam như Pakistan cũng đã bắt đấu siết chặt tiêu chuẩn bảo vệ thực vật.

Cũng theo thống kê, với cách tổ chức và sản xuất, mỗi năm, ngành chè Việt Nam còn chịu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng do thiếu liên kết tổ chức sản xuất, không phân vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến.

Năm 2019, Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo xuất khẩu chè sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn do cung vượt cầu trên thị trường thế giới. Nhiều quốc gia tiếp tục mở rộng khả năng sản xuất mà không chú ý đến thực tế nguồn cung đang lớn hơn nhu cầu. Hiện nay, nguyên nhân chính khiến cho giá chè xuất khẩu của Việt Nam thấp là do thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam chưa thật sự ổn định, chất lượng chè không cao và được bán dưới dạng nguyên liệu là chính. Việc xây dựng thương hiệu cho chè cũng chưa được quan tâm, chỉ mới gần đây, chè của Việt Nam mới được các nhà nhập khẩu biết đến với biểu tượng chè ba lá có tên giao dịch là Vinatea.

Ngoài những khó khăn trên, người nông dân trồng chè cũng gặp phải không ít rủi ro như rủi ro sản xuất, rủi ro thời tiết khí hậu, rủi ro tài chính,… Phần sau em sẽ nói rõhơn về các loại rủi ro.

Theo bảng kết quả dưới đây, trong tổng số 14 loại khó khăn của các loại rủi ro mà nhóm nghiên cứu liệt kê, chỉ có khó khăn về thuế là các hộ gia đình không gặp phải. Điều nay được giải thích đơn gỉan bởi các hộ gia đình trồng chè không thuộc đối tượng quản lý nhà nước của ngành thuế do vậy không phát sinh các khó khăn vướng mắc. Trong các khó khăn, cần phải nhấn mạnh các khó khăn chủ yếu sau: thuỷ lợi, tưới tiêu, thiếu đất sản xuất, chất lượng đất suy giảm, tiêu thụ sản phẩm, máy móc thiết bị sản xuất.

Bng 2.4. Đánh giá các khó khăn trong sn xut ca h trng chè

STT Các loại khó khăn, thiếu thốn Tỷlệ

1 Giống cây trồng 20,90%

2 Phân bón 8,49%

3 Thuốc trừ sâu 6,89%

4 Thuế 0%

5 Thủy lợi (tưới, tiêu) 38,08%

6 Thiếu lao động 18,26%

7 Thiếu đất sản xuất 43,28%

8 Đất bạc màu, xói lở 35,7%

9 Tiêu thụ sản phẩm 58,9%

10 Thiếu vốn đầu tư 13,28%

11 Thiên tai 25,77%

12 Dịch bệnh 5,79%

13 Kỹ thuật 40,5%

14 Máy móc thiết bị sản xuất 50,85%

( Nguồn xử lí từ kết quảđiều tra )

2.2.2 Rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè ở xã Phúc Xuân , TP Thái Nguyên

Xã Phúc Xuân thuộc TP Thái Nguyên, nằm tiếp giáp với vùng chè Tân Cương Thái Nguyên. Phúc xuân có 5 làng nghề trồng chè. Du khách đến đây sẽ được ngắm những vườn chè xanh tốt, để họ hiểu người làm chè Phúc Xuân tâm huyết với cây chè như thế nào khi tưới chè bằng nguồn nước lấy từ lòng đất; hái chè đúng kỹ thuật một tôm, hai lá; chế biến chè bằng tôn quay… Chè là cây kinh tế chủ lực của xã bởi Phúc Xuân có 1.500 hộ dân thì có khoảng 80% hộ dân trồng chè và kinh doanh chè .

Hình 2.3. Chè Phúc Xuân - Thái Nguyên

Hiện tại xã Phúc Xuân TP Thái Nguyên có khoảng 300ha chè, trong đó có khoảng 270ha chè kinh doanh. Trong đó, số diện tích chè trung du hiện chỉ còn khoảng 50%, số còn lại là các loại chè giống mới. Năng suất chè bình quân đạt khoảng 110-120 tạ/ha, thu nhập từ 1ha chè của xã bình quân đạt 80 triệu đồng/năm. Chè Phúc Xuân có đặc điểm gần tương đồng với chè Tân Cương, với vị đậm êm dịu cùng ngọt hậu lan tỏa. Với nhiều người, chợ chè Phúc Xuân là một địa điểm có từ lâu đời, nơi người dân quanh vùng mang các sản phẩm trà đến bán.

Mặc dù chè Thái Nguyên nói chung và chè ở xã Phúc Xuân nói riêng đã có uy tín trên thị trường trong nước song khó khăn và thách thức hiện nay là: Diện tích chè phân bổ trên toàn tỉnh với trên 60 nghìn hộ trồng và chế biến nên chất lượng chưa đồng đều. chủ yếu là người trồng chè vẫn tự chế biến và tiêu thụ. Số doanh nghiệp có liên kết với người trồng chè chưa nhiều; số HTX sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè có hiệu quả chưa cao. Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của tỉnh chưa có vùng nguyên liệu riêng nên luôn bị động trong sản xuất và quản lý chất lượng. Việc quản lý

chất lượng chè chưa thực sự đồng bộ, chưa chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ nên mặc dù chất lượng sản phẩm chè tốt nhưng chưa thực sự bền vững; chưa có chiến lược phát triển thị trường và thiết lập được các kênh phân phối ổn định. Thương hiệu chè Thái Nguyên đã có nhưng chưa được đầu tư phát triển đầy đủ để tương xứng với tiềm năng vốn có. Nguyên nhân phần nào kìm hãm sự phát triển của ngành chè của tỉnh Thái Nguyên nói chung và xã Phúc Xuân nói riêng là:

Thứ nhất, về sản xuất chè nguyên liệu

Việc phát triển vùng chè nguyên liệu chưa được thực hiện tốt. Ở nhiều địa phương hiện nay vẫn đang sử dụng các giống chè cũ hoặc đã thoái hóa cho năng suất, chất lượng thấp. Công tác giống đã được quan tâm nghiên cứu, chọn tạo nhưng vẫn chưa thể cung cấp đủ giống cho sản xuất. Quy trình kĩ thuật canh tác vẫn còn nhiều bất cập, vườn chè chưa được thâm canh đầy đủ.

Sản xuất chè chưa “an toàn”, việc lạm dụng quá mức thuốc trừ sâu, phân bón hóa học trong trồng và chăm sóc chè là nguyên nhân khiến nhiều lô chè chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép, ảnh hưởng xấu đến chất lượng và độ an toàn của chè.

Thứ hai, về công nghiệp chế biến chè

Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc quản lí chất lượng và số lượng chè nguyên liệu. Nguồn chè nguyên liệu hiện nay chưa đủ đáp ứng nhu cầu của các nhà máy, xí nghiệp chế biến chè trong tỉnh. Bên cạnh đó sự ràng buộc lỏng lẻo giữa bên trồng và chế biến chè cũng đẩy các doanh nghiệp chè rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Theo thống kê đầu năm 2013, chế biến chè theo phương thức thủ công

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)