Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 44)

Chn xã nghiên cu

Hiện nay, xã Phúc Xuân là địa phương có diện tích sản xuất chè đứng nhất, nhì ở tỉnh Thái Nguyên là đơn vị duy nhất trong tỉnh được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn quốc tế (UTZ) hay còn gọi là “vựa chè” của tỉnh. Sản phẩm chè Phúc Xuânnổi tiếng từ rất lâu không chỉ ở trong nước mà còn ra thị trường nước ngoài như Anh, Nga, Ấn Độ,... Với những lý do trên, xã Phúc Xuân được chọn làm điểm nghiên cứucủa luận văn.

Để có thông tin làm căn cứ thực hiện luận văn, các điểm đại diện cho vùng nghiên cứu được chọn để tiến hành thu thập số liệu. Xã Phúc Xuân có 15 xóm qua phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, xóm Cao Khánh, xóm Cây Thị và xóm Đồng Kiệm được lựa chọn là ba điểm đại diện để thu thập thông tin về hoạt động sản xuất chè. Vì đây là ba địa phương có diện tích sản xuất chè chiếm 63,8% tổng diện tích sản xuất chè toàn xã, có điều kiện

thuận lợi cho hoạt động sản xuất chè và đang nằm trong quy hoạch phát triển chè bền vững của tỉnh Thái Nguyên.

Chn mu nghiên cu

Sản xuất chè ở xã Phúc Xuân là các hộ nông dân. Nên để thu thập thông tin phục vụ khảo sát em chọn đối tượng khảo sát là hộ sản xuất chè. Quy mô hộ điều tra khảo sát được xác định theo công thức của Slovin, độ tin cậy 90% : n = N (1+ N.e2) Trong đó: n là cỡ mẫu

e là sai số cho phép, sai số 10%

N là tổng số hộ trong khu vực nghiên cứu

Hiện nay xã Phúc Xuân có hơn 1200 hộ sản xuất chè, số hộ cần điều tra là 60 hộ. Qua nghiên cứu và chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản em nhận thấy sự khác biệt giữa các hộ về điều kiện sản xuất như đất đai, cách thức sản xuất không nhiều. Bên cạnh việc khảo sát hộ sản xuất chè, để có thông tin toàn diện hơn về tình hình sản xuất cũng như những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất chè. Tại mỗi xóm, em đã thảo luận nhóm với sự tham gia của các hộ sản xuất chè có kinh nghiệm trong vùng, cán bộ khuyến nông hay các hợp tác xã trồng chè. Những thông tin thu thập được từ các buổi thảo luận nhóm được sử dụng làm căn cứ để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất chè.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)