theo hướng phát triển bền vững
- Quan điểm phát triển sản xuất và tiêu thụ chè theo hướng phát triển bền vững:
Một là, phát triển sản xuất, chề biến và tiêu thụ chè theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
Hai là, phát triển ngành chè trong sự phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững
Ba là, phát triển ngành chè trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ
Bốn là, phát huy tối đa lợi thế của các địa phương trong vùng sản xuất chè - Định hướng phát triển
Định hướng phát triển ngành chè của tỉnh Thái Nguyên nói chung và xã Phúc Xuân nói riêng: tập trung nguồn lực để khai thác có hiệu quả, bền vững tiềm năng và lợi thế của cây chè, trên cơ sở phát triển đồng bộ từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè gắn với áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, sản phẩm đa dạng an toàn và chất lượng cao. Nâng cao đời sống, môi trường được cải thiện và bảo vệ, đưa sản phẩm chè Thái Nguyên nói chung và chè xã Phúc Xuân nói riêng có thương hiệu và vị thế trên thị trường trong nước và thế giới.
- Mục tiêu phát triển
+ Hình thành các vùng sản xuất tập trung hàng hóa, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng. Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất. Gắn sản xuất với chế biến, thị trường để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.
+ Đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng chuyên canh tập trung, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm tạo ra lượng hàng hóa lớn, nâng cao chất lượng, hiệu quả trên một đơn vị diện tích.
+ Chủ động kiểm soát và khống chế được các loại sâu bệnh gây hại nghiên trọng cho cây chè, giảm thiểu những thiệt hại do sâu bệnh. Hướng đến sản xuất chè theo hướng bền vững về quy mô, sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
5.2 Một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè tại xã Phúc Xuân
Qua việc phân tích và nghiên cứu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè em mạnh dạn đề xuất một số giải để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn xã Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên nói riêng và ngành chè tỉnh Thái Nguyên nói chung theo hướng phát triển bền vững
5.2.1 Giải phápgiảm thiểu rủi ro trong sản xuất
a. Giải pháp về kĩ thuật:
Việc nắm chắc và tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong quá trình sản xuất có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm thiểu rủi ro. Cây chè có chu kỳ sản xuất dài nên các biện pháp kỹ thuật liên quan đến chọn giống, xây dựng vườn, bón phân, chăm sóc, thu hoạch và chế biến bảo quản đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Để nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất chè cần thực hiện đồng bộ các biện pháp liên quan đến kỹ thuật sản xuất bao gồm:
+ Đối với công tác quản lí về giống chè
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng, giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Việc lựa chọn giống tốt giúp hộ sản xuất giảm thiểu được rủi ro do sâu bệnh, có khả năng thích ứng
với điều kiện thời tiết không thuận lợi, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, hộ trồng chè thường tự sản xuất giống (chiếm 59,7%) hoặc mua từ các hộ sản xuất khác (chiếm 40,3%). Nhiều hộ sản xuất chưa xử lý giống trước khi trồng. Điều này có thể gây ra tình trạng lây lan bệnh tật, thoái hóa giống, ảnh hưởng đến năng suất và chu kỳ sản xuất. Hiện nay, trên địa bàn xã Phúc Xuân giống chè được trồng chủ yếu là chè trung du, giống chè này cũng có chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, tuy nhiên khả năng thâm canh kém, năng suất không cao. Việc đưa các loại giống chè mới cho năng suất, chất lượng cao như LDP1, LDP2, TRI777,… vào sản xuất là một yêu cầu quan trọng, góp phần to lớn vào sản xuất chè theo chiều sâu.
Cần tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất hom giống, cơ sở sản xuất cây chè giống ngăn chặn kịp thời và kiên quyết không để giống không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giống kém chất lượng, giống không phù hợp với vùng sinh thái đưa vào sản xuất đại trà.
Xây dựng vườn ươm giống chè tập trung ở mỗi địa phương tạo điều kiện cho việc cung ứng giống tốt, đảm bảo chất lượng và công tác kiểm tra chấtlượng nguồn giống được thuận lợi.
Trong 5 năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã trồng mới và trồng lại được trên 4500 ha ( bình quân khoảng 800 ha/ năm ). Trong đó diện tích chè giống mới trồng bằng cành 2000ha, chiếm 20% diện tích với các loại giống LDP1, LDP2, TRI777, chè Shan, chè Trung du, các giống chè nhập nội Đài Loan. Hiện nay cơ cấu giống chè của tỉnh nói chung như sau: giống trung du chiếm 76%, giống LDP1 và TRI777 chiếm 22%, các giống mới khác như Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên,… chiếm khoảng 2%.
25%
15% 40%
20%
Định hướng cơ cấu giống chè tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
Giống bản địa
Chè lai
Chè chất lượng cao
Giống chè PH8, PH9
Hình 5.1: Đồ thịđịnh hướng cơ cấu giống chè tỉnh Thái Nguyên năm 2020
+ Đầu tư thâm canh
Cùng với việc tăng nhanh diện tích chè trồng mới hàng năm để tạo tiền đề cho việc tăng năng suất, sản lượng chè trong tương lai, biện pháp trước mắt và có hiệu quả nhất là đầu tư thâm canh diện tích chè hiện có. Nên cần sử dụng một số biện pháp chăm sóc chè như :
Tủ gốc giữ ẩm cho chè, chè rất cần độ ẩm và nước do đó biện pháp tủ gốc giữ ẩm sẽ làm cho đất tơi xốp, ít cỏ dại, tăng lượng mùn và các chất dễ tiêu trong đất cho chè, cây chè sẽ cho năng suất cao. Đối với hộ sản xuất chè, kĩ thuật tủ gốc giữ ẩm cho chè nên tận dụng cỏ rác, hạn chế làm cỏ…
Tưới nước cho chè là biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuấtchè vụ đông, đặc biệt cần tưới nước trong những tháng ít mưa.
Bón phân : tăng cường sử dụng phân hữu cơ để bón cho chè, hạn chế sử dụng phân vô cơ chỉ có tác dụng mạnh tức thời cho cho hiệu quả trước mắt nhưng lại có hại trong tương lai. Đối với phân vô cơ nên dùng các loại phân bón có tỷ lệ NPK chuyên dùng phù hợp để bón cho cây chè trong từng giai
đoạn phát triển. Vì bón phân vô cơ làm cho đất bạc màu và nhanh chóng bị trai cứng lại. Sử dụng cân đối các loại phân hóa học để tránh sự nghèo dinh dưỡng đất, đảm bảo tăng năng suất, sản lượng chè vừa đảm bảo chất lượng chè. Hộ trồng chè có thể tự sản xuất phân xanh ủ phân vi sinh hoặc phân chuồng từ nguồn nguyên liệu có sẵn với kỹ thuật đơn giản và chi phí thấp. Lượng phân bón cho cây chè có thể khác nhau qua các năm. Vào những năm cây chè được mùa cần tăng cường lượng phân bón nhiều hơn nhằm cung cấp lượng dinh dưỡng mà cây đã mất đi do năng suất cao. Điều này sẽ giúp cho cây chè ổn định được năng suất qua các năm. Thực hiện bón phân đúng thời gian. Đối với phân hữu cơ bón một lần/năm. Bón phân khi đất đủ ẩm, đầu mùa mưa, bón theo rãnh đào xung quanh cây chè, không được đào xới vùng rễ chè, tránh làm tổn thương bộ rễ để tránh tác hại của nấm bệnh lên bộ rễ của cây chè. Điều này rất quan trọng để duy trì sự tồn tại lâu dài của vườn chè. Đối với phân vô cơ thời gian bón phân khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển của vườn cây.
+ Thu hoạch và chế biến
Việc xác định thời điểm, cách thức thu hoạch và chế biến sau thu hoạch ảnh hưởng đến chấtlượng sản phẩm. Vì vậy,nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Việc chọn thời điểm thu hoạch và chế biến sản phẩm ảnh hưởng đến chất lượng chè. Bên cạnh đó, chè được thu hoạch thủ công nên cách thức thu hoạch sẽ ảnh hưởng sự phát triển cây chè những năm sau.
Cần tiến hành rà soát đánh giá lại năng lực thiết bị, công nghệ của các cơ sở chế biến, rà soát khả năng cung cấp nguyên liệu và chỉ ra những tồn tại nhà máy khi chưa đủ khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu.
Tăng cường kiểm tra việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn kĩ thuật của Việt Nam về co sở chế biến chè và điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Do nhu cầu người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, vì vậy các cơ sở sản xuất và chế biến chè trong xã cần phải hoàn thiện đổi mới trang thiết bị, công cụ nhà xưởng theo yêu cầu công nghệ chế biến và đảm bảo vệ sinh theo mực tối thiểu mà Bộ đề ra. Từng bước cơ giới hóa và tự động hóa 100% trang thiết bị. Đối với các cơ sở sản xuất nhỏ nên kết hợp thiết bị hiện đại với thủ công tinh xảo để tạo ra sản phẩm đặc sản.
b. Các giải pháp giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh hại:
Sâu bệnh hại trên cây chè là một vấn đề khó khăn mà người sản xuất thường gặp phải khi trồng chè. Phần 4 đã chỉ ra các loại rủi ro về sâu bệnh thường gặp khi sản xuất chè, một số loại sâu bệnh hại nguy hiểm như bệnh bọ xít muỗi, phồng lá chè, nhện đỏ nâu,…có thể gây nên sự hủy diệt cả vườn chè. Hiện nay, tình trạng sâu bệnh hại chèphát triển ngày càng phức tạp, chưa có biện pháp xử lý triệt để. Trong sản xuất chè phòng bệnh được xem là giải pháp quan trọng nhất. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại liên quan đến kỹ thuật sản xuất thường được người dân quan tâm và khuyến khích sử dụng. Biện pháp phòng trừ bằng hóa học chỉ được sử dụng như biện pháp cuối cùng khi cần thiết. Vì vậy, để giảm thiểu những rủi ro do sâu bệnh hại, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Trước khi trồng mới vườn chè cần vệ sinh vườn để loại bỏ các tàn dư thực vật, cày phơi đất trong mùa khô để diệt nguồn tuyến trùng trong đất.
- Chọn giống tốt, đảm bảo chất lượng. Giống phải được lấy từ những cây chè khỏe mạnh, năng suất cao và không bị sâu bệnh hại. Không nên lấy giống chè từ các cây đã bị nhiễm bệnh, các vườn tiêu bị bệnh hoặc ở những vùng có tỷ lệ sâu bệnh xuất hiện nhiều.
Cần thực hiện việc theo dõi vườn chè một cách chặt chẽ và thường xuyên để phát hiện sớm tình trạng sâu bệnh. Từ đó có biện pháp phòng trừ
thích hợp và kịp thời. Khi bệnh đã xuất hiện, đào bỏ các cây bị bệnh nặng, thu dọn tàn dư, đào sạch rễ đưa ra khỏi vườn và đốt, xử lý đất kỹ trước khi trồng các loại cây khác. Thực hiện luân canh 2 – 3 năm với các cây trồng khác trước khi trồng lại cây chè.
- Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý là một giải pháp quan trọng trong phòng trừ sâu bệnh hại. Bao gồm: có hệ thống tưới và thoát nước tốt cho vườn chè; hạn chế xới xáo đất và tưới tràn vào vườn chè bị bệnh; bón phân đầy đủ, cân đối và thường xuyên bổ sung phân hữu cơ; khi chăm sóc tránh làm tổn thương vùng rễ để mầm bệnh không có cơ hội xâm chiếm vào cây, tỉa những cành ở dưới thấp gần mặt đất để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh; trong quá trình canh tác không nên dùng dao, kéo cắt tỉa các cây bị bệnh, sau đó cắt sang cây khỏe; thường xuyên vệ sinh vườn chè để giảm nguồn ủ bệnh, thu gom và đốt lá rụng.
- Khi vườn cây đã bị bệnh, cần sử dụng các loại thuốc hóa học để xử lý. - Giám sát thực hiện công tác phòng trừ sâu bệnh. Khi dịch bệnh xuất hiện, hộ sản xuất cần thông báo với chính quyền địa phương, cán bộ khuyến nông để phối hợp thực hiện. Tránh để tình trạng sâu bệnh lây lan và phát triển thành dịch lớn.
c. Các giải pháp giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu:
Kết quả phân tích cho thấy, điều kiện thời tiết có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và năng suất chè. Từ kết quả phân tích ảnh hưởng của điều kiện thời tiếtđến hoạt động sản xuất chè, các giải pháp cần thực hiện để giảm thiểu rủi ro do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết bao gồm:
Áp dụng đúng yêu cầu kỹ thuật trong quá trình canh tác nhằm hạn chế ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết như nắng hạn, mưa, sương muối. Khi cây chè ở thời kỳ KTCB, việc làm dàn che nắng là rất cần thiết để giúp cây phát triển tốt và có tỷ lệ sống cao. Cần thực hiện việc tủ gốc vào mùa hè để
hạn chế việc thoát hơi nước và tưới nước cho vườn chè. Ngoài ra, chăm sóc tốt vườn cây, bón phân đầy đủ để cây phát triển tốt được xem là giải pháp giúp cây chống chịu tốt với điều kiện thời tiết.
Thực hiện việc chặt cành, phát quang, cắt tỉa cànhvào đầu mùa mưa để tạo sự thông thoáng cho vườn cây. Từ đó hạn chế tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
d. Giải pháp nâng cao năng lực cho hộ sản xuất
Nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất chè không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật sản xuất mà còn phụ thuộc vào các yếu tố phi kỹ thuật liên quan đến năng lực sản xuất của hộ. Hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè tại địa bàn xã Phúc Xuân diễn ra ở quy mô nông hộ. Hộ sản xuất thường lựa chọn quy mô, cách thức sản xuất dựa trên điều kiện nguồn lực và khả năng của gia đình. Thực tế cho thấy mức độ đầu tư, kinh nghiệm sản xuất, việc tham gia tập huấn, trình độ lao động của hộ sản xuất có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất cần thực hiện các giải pháp:
- Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về kiến thức và kỹ năng trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè. Thông qua đó giúp hộ nắm bắt được các kiến thức về mức độ và cách thức đầu tư các yếu tố đầu vào, chăm sóc cũng như bệnh lý
để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Tổ chức các lớp tập huấn về lập kế hoạch sản xuất nhằm giúp cho hộ nâng cao kiến thức về tổ chức sản xuất, ra quyết định hợp lý trong việc sử dụng các nguồn lực. Hướng dẫn hộ sản xuất ghi nhật ký nông hộ để đảm bảo khâu quản lý chi phí và tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, giúp hộ giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất chè.
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về kiến thức khoa học công nghệ mới trong sản xuất chè. Tạo điều kiện để hộ sản xuất nắm bắt thông tin giá cả và cung cầu thị trường về sản phẩm chè, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dự báo trung và dài hạn về thị trường, giá cả, các chính sách có liên quan. Đa dạng hóa các hình thức cung cấp thông tin như thông qua loa đài phát thanh, truyền hình địa phương, các bản tin tại nhà văn hóa thôn.
- Hướng dẫn cho hộ sản xuất tiếp cận với các công cụ phái sinh như sản xuất theo hợp đồng, tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Việc tham gia bảo