a) Phương pháp thu thập thông tin, số liệu - Thu thập thông tin thứ cấp
+ Tổng hợp thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết liên quan.
+ Thu thập số liệu từ chính quyền của xã, thu thập từ các báo cáo, tạp chí, tổng hợp từ Internet
- Thu thập thông tin sơ cấp
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cho hộ nông dân: Tiến hành chọn 60 hộ (chọn ra 3 xóm: xóm Cao Khánh, xóm Cây Thị, xóm Đồng Kiệm) để điều tra bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị trước, theo phương pháp ngẫu nhiên. Phiếu điều tra có các thông tin như:
+ Thông tin cơ bản về hộ: Họ tên, giới tính, tuổi, dân tộc, trình độ văn hóa…
+ Điều tra về tình hình sản xuất, tiêu thụ của hộ: diện tích, số vụ/năm, năng suất, giá bán, nơi bán…
+ Điều tra về tình hình sâu bệnh, thiên tai và mức độ ảnh hưởng đến năng suất chè
+ Điều tra về khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất, tiêu thụ chè - Phân loại quy mô hộ trồng chè:
Quy mô nhỏ Quy mô trung bình
Quy mô lớn Lao động Chủ yếu là người
thân trong gia đình, một người làm nhiều việc
Ngoài người thân trong gia đình có thể thuê thêm người lao động làm việc Số lượng lao động nhiều trên 10 người, chủ yếu thuê lao động làm từng khâu từ sản xuất đến chế biến
Vốn Chủ yếu là vốn tự
có, vốn ít Vốn tự có hoặc vốn đi vay, vốn ít Vốn nhiều Diện tích Từ 1- 1,5ha Từ 1,5ha-5ha Trên 5ha Công nghệ Đơn giản, chủ
yếu là thủ công Cả thủ công và có sử dụng máy móc ít
Sử dụng máy móc thiết bị là chủ yếu
b) Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Sau khi thu thập được những thông tin thứ cấp tiến hành phân loại, sắp xếp và tổng hợp thông tin theo thứ tự ưu tiên và mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin số liệu cần tiến hành lập bảng biểu, phân tích tài liệu theo mục đích đề tài nghiên cứu.
c) Phương pháp so sánh: Phương pháp được lấy kết quả qua các năm hoặc giai đoạn để so sánh nhằm thấy được sự thay đổi về kinh tế - xã hội cũng như thực trạng từ đó đưa ra nhận xét về chiều hướng thay đổi và đưa ra giải pháp phát triển trên địa bàn xã Phúc Xuân.
d) Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung của đề tài thu được để tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu. Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy được tính quy luật của các hiện tượng nghiên cứu và rút ra nhận xét, kết luận chính xác.
e) Phương pháp quan sát trực tiếp: Là phương pháp quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các công cụ để nắm được tổng quan về địa bàn nghiên cứu, đồng thời là cơ sở kiểm tra chéo thông tin.