TP Thái Nguyên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế,giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.
Xã Phúc Xuân là xã ở phía tây bắc của thành phố Thái Nguyên. Xã nằm ven tỉnh lộ 253 từ trung tâm thành phốđến thị trấn Đại Từ. Xã tiếp giáp với Hồ Núi Cốc ở phía tây nam và cách không xa khu du lịch trên hồ. Xã Phúc Xuân giáp với xã Cù Vân và An Khánh của huyện Đại Từ ở phía bắc. Xã Phúc Hà, Quyết Thắng thuộc thành phố Thái Nguyên về phía đông. Xã Phúc Trìu giáp với ranh giới phía đông và nam của xã. Phía tây Phúc Xuân là xã Tân Thái thuộc huyện Đại Từ và đối diện với Phúc Xuân qua Hồ Núi Cốc là xã Phúc Tân thuộc huyện Phổ Yên. Ngoài ra, một số hòn đảo trên Hồ Núi Cốc cũng thuộc địa giới hành chính của xã.
Ngoài ra, trục đường Du lịch Thịnh Đán - Núi Cốc chạy dọc theo trung tâm xã với chiều dài là 6,5km, đây là điều kiện thuận lợi cho nhân dân giao lưu trao đổi hàng hóa.
Diện tích: 18,92 km²
Hình 4.1. Bản đồ thành phố Thái nguyên và khu vực xã Phúc Xuân 4.1.1.2. Đặc điểm về địa hình
Xã Phúc Xuân TP Thái Nguyên địa hình tương đối phức tạp, thuộc địa hình miền núi trung du với nhiều đồi núi nằm rải rác trên toàn bộđịa hình của xã. Địa hình xã nói chung cao về phía Bắc thấp dần về phía Nam Đông Nam, nhìn chung địa hình xã có những đồi núi bao bọc xen kẽ là những thung lũng nhỏ tương đối bằng phẳng, tập trung chủ yếu ở vùng phía đông xã, tạo cho Phúc Xuân những vùng đất chuyên canh để sản xuất nông lâm ngư nghiệp.
Xã Phúc Xuân cơ bản có các loại đất sau:
Đất Feralit màu nâu nhạt được phân bố chủ yếu, loại đất này rất phù hợp vớicây công nghiệptrồng lâu năm.
Đất đồi chủ yếu được hình thành trên cát bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ, ở độ cao 150-200m, có độ dốc 50-200m phù hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm.Và đặc biệt, với địa hình đồi núi thấp là điều kiện thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển, tạo nên sản phẩm đặc trưng cho vùng.
4.1.1.3. Đặc điểm về khí hậu
Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua một sốnăm gần đây cho thấy xã Phúc Xuân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa , thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm: 22 độ C - Độẩm không khí trung bình 82%
- Lượng mưa trung bình năm là 2097mm, trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1nên thường gây ra lũ lụt.
- Tổng số giờ nắng trong năm dao động khoảng từ 1300 – 1750 giờ và phân phối tương đối đồng đều cho các tháng trong năm.
- Đặc điểm gió: hướng gió chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc.
- Số ngày sương mù trong năm khoảng 4-5 ngày
Nhìn chung điều kiện khí hậu, thủy văn của xã tương đối thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững thuận lợi cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.
4.1.1.4 Thủy văn
Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chính của Hồ Núi Cốc, ngoài ra trên địa bàn xã còn có một số con suối hệ thống các ao, hồ nhỏ được phân bố rải rác trên địa bàn. Lượng nước trên địa bàn xã phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước trên Hồ Núi Cốc à lượng mưa hàng năm.
4.1.1.5 Tài nguyên, khoáng sản
- Tài nguyên đất: tổng diện tích đất đai toàn xã theo địa giới hành chính là 1982 ha.
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Phúc Xuân
STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích 1.982 100
1 Đất sản xuất nông nghiệp 483 24,37
2 Đất lâm nghiệp 871 43,8
3 Đất nuôi trồng thủy sản 38,3 1,93
4 Đất phi nông nghiệp 357,4 18,03
5 Đất ở 143 7,46
6 Đất chưa sử dụng 89,3 4,41
(Nguồn: UBND xã Phúc Xuân, năm 2017)
Qua bảng 4.1 cho thấy diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất, do địa hình đồi núi chiếm nhiều diện tích tự nhiên của xã, chiếm tới 43,8%. Chiếm tỉ lệ cao thứ 2 là đất nông nghiệp với tổng diện tích là 483 ha, tức chiếm 24,37%. Tiếp đến là đất phi nông nghiệp 357,4 ha, tức chiếm 18,03%. Đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều trong tổng diện tích tự nhiên là 89,3 ha, chiếm 4,41% tổng diện tích tự nhiên, vì vậy cần có những giải pháp để mở rộng quy mô sản xuất, tận dụng được nguồn đất chưa sử dụng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế xã.
- Tài nguyên nước: nguồn nước xã chủ yếu lấy từ Hồ Núi Cốc và các hệ thống sông suối nhỏ chạy quanh xã. Các hệ thống suối kết hợp với nguồn nước mưa cùng các nguồn ở các hồ chứa nước của xã đã phần nào đáp ứng đủ nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của xã.
Nguồn nước ngầm có độ sâu từ 20 – 30m với chất lượng nước được coi là đảm bảo vệ sinh đáp ứng cho khoảng 95% số hộ sống tại xã.
- Tài nguyên rừng: theo kết quả kiểm kê đất đai xã Phúc Xuân có 765,49 ha đất lâm nghiệp, chủ yếu là bạch đàn và keo lá tràm.
- Tài nguyên khoáng sản của xã hầu như không có gì nhiều ngoài nguồn tài nguyên rừng và trồng chè
Nhìn chung, xã Phúc Xuân nềm ở vị trí có các tuyến đường tỉnh lộ 270, 267 chạy ngang qua phía Bắc của xã. Là tuyến đường giao thông đối ngoại của xã đi sang huyện Đại Từvà đi Thành phố Thái Nguyên đã tạo nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của xã với những mũi nhọn đặc thù, đồng thời giúp xã tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Tuy địa hình đồi núi phức tạp nhưng đã tạo ra những thung lũng tương đối bằng phẳng tạo cho xã Phúc Xuân những vùng đất chuyên canh để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với những sản phẩm, hàng hóa đặc thù có khả năng cho sản lượng lớn đặc biệt là cây chè. Ngoài ra xã Phúc Xuân nằm trong vùng chè đặc sản Tân Cương với vị trí khá lý tưởng, nằm sát sườn núi Tam Đảo được nuôi dưỡng bởi phù xa và dòng nước ngọt lành nên cây chè đã được hưởng trọn những tinh túy của đất trời ban tặng. Bởi lẽ ấy, chè được sản xuất từ vùng đất Tân Cương có hương vị rất riêng mà ít nơi cóđược.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế chính trị - văn hóa, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên, là một trong những trung tâm công ngiệp và giáo dục đào tạo của cả nước. Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, thành phố đã có những bước phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và đô thị. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ xây dựng
và phát triển thành phố nói chung và xã Phúc Xuân nói riêng đang gặp nhiều khó khăn và thử thách.
Với sự giúp đỡ của các ngành các cấp, sự tự lực tự cường và tinh thần lao động cần cù và sáng tạp trong sản xuất cũng như trong quản lí kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, tốc độtăng trưởng kinh tế xã Phúc Xuân luôn ổn định.
Cây chè là cây kinh tế chủ lực của xã Phúc Xuân vì có 1430 hộ dân thì trên 1200 hộ kinh doanh chè.
Nằm trong chỉ giới địa lý chè Tân Cương, nhiều năm này chè Phúc Xuân đã được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến và tin tưởng sử dụng bơi hương vị thơm ngon, đậm đà. Xã hiện có 324 ha chè, trong đó có 312 ha chè kinh doanh. Diện tích giống mới (Lai LDP1, TRI 777, Phúc Vân Tiên...) chiếm 80%, năng suất chè bình quân đạt 152tạ/ha, sản lượng đạt 3129 tấn.
4.1.2.2. Điều kiện xã hội
Xã Phúc Xuân là một xã miền núi nằm ở phía Tây của thành phố Thái Nguyên, xã hiện có 1430 hộ với 5340 nhân khẩu, xã có 6 dân tộc anh em cùng chung sống đoàn kết xây dựng quê hương, gồm các dân tộc: Kinh, Nùng, Trại, Sán Dìu, Cao Lan, Khơ Me, số người trong độ tuổi lao động là trên 3.346 người trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp. Xã có 2 tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo, có 1 ngôi chùa và 1 nhà thờ. Xã có 15 xóm bao gồm: xóm Khuôn, xóm Dộc Lầy, xóm Cao Khánh, xóm Cao Trãng, xóm Cây Sy, xóm Xuân Hòa, xóm Đèo Đá, xóm Cây Thị, xóm Đồng Lạnh, xóm Long Giang, xóm Giua 1, xóm Giua 2, xóm Núi Nến, xóm Đồng Kiệm, xóm Trung Tâm.
Trong những năm gần đây lao động ở khu vực nông nghiệp có xu hướng giảm do phát triển các cơ sơ sản xuất, ngành nghề tại địa phương. Đa số lao động nông thôn chưa qua đào tạo, chỉ sản xuất nông nghiệp thuần túy
tuy đã được tập huấn kỹ thuật nhưng chưa phát huy được thế mạnh các nguồn lực, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, năm 2015 đạt 21.000.000 đồng/người/năm. Giáo dục, trạm y tế, văn hóa, bưu chính viễn thông tại xã Phúc Xuân ngày càng được chú trọng hơn.
Trường THCS: Hai nhà 2 tầng với 8 phòng học khang trang có đầy đủ phương tiện học và hành với tổng số 394 học sinh và 23 giáo viên.
Trường Tiểu học: Một nhà 1 tầng với 4 phòng học và một nhà 2 tầng với 10 phòng học với tổng số học sinh là 388 và 24 giáo viên.
Trường mầm non có 5 lớp với 108 học sinh và 9 giáo viên.
Trạm y tế được xây dựng khang trang với 12 giường bệnh với đội ngũ cán bộ gồm 4 người trở thành trạm chuẩn quốc gia và mạng lưới y tế thôn bản là 15 người đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Các hoạt động văn hóa thông tin được duy trì thường xuyên, xã chưa có nhà văn hóa trung tâm, 15 nhà văn hóa tại 15 xóm và 6 cụm loa truyền thanh tại trung tâm xã luôn được duy trì đảm bảo thời lượng phát sóng nhằm tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước, vận động xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa.
Xã đã có 1 nhà bưu điện văn hóa xã tại xóm Trung Tâm, bên trục đường tỉnh lộ 270 và diện tích đất 225 m2.
Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng trưởng,... làm cho kinh tế xã hội xã Phúc Xuân cũng tăng trưởng và có những bước tiến triển đáng kể. Song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như: thiên tai, dịch bệnh, giá cả đầu vào, hay các rủi ro mà người nông dân gặp phải trong quá trình sản xuất và tiêu thụ và nhất là kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn xã đã được cải thiện nhưng vẫn thiếu à xuống cấp... tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết tâm nỗ
lực cố gắng của các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội đã thu được nhiều kết quả đáng kể, kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực đã góp phần tích cực vào việc nâng cao đời sống của người dân .
4.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất chè của hộ tại địa bàn xã
Phúc Xuân
4.1.3.1 Thuận lợi
- Là một xã miền núi có vị trí địa lí, địa hình đặc thù cơ cấu kinh tế của xã là nông, lâm nghiệp. Có tài nguyên đất rừng đủ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong tương lai, đặc biệt xã Phúc Xuân có vùng đất và khí hậu phù hợp với địa hình đồi núi thấp xen kẽ giữa các khu ruộng rất thuận lợi với cây chè cho giá trị kinh tế cao vì thế cây chè trở thành thế mạnh của xã.
- Có đường tỉnh lộ chạy qua, tuy nhiên để phát triển cần phát huy nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ, đầu tư của tỉnh, huyện và các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước để đẩy mạnh chuyển dịch theo hướng phát triển nông lâm nghiệp sản xuất hàng hóa và phát triển kinh tế đồi chè, mở rộng diện tích gieo trồng và chế biến nông lâm sản
- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi đang được cải thiện, hệ thống cung ứng dịch vụ vật tư nông nghiệp đang được mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng.
- Có nguồn lao đông dồi dào, chịu khó và có kinh nghiệm trồng chè từ rất lâu đời
4.1.3.2. Khó khăn
- Nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, chỉ mới có kiến thức về sản xuất qua kinh nghiệm truyền thống chưa được đào tạo sâu
- Địa hình chia cắt mạnh, đất dốc dẫn đến sản xuất phân tán nhỏ lẻ, tỷ suất đầu tư chưa cao và dễ gây thoái hóa đất nếu không có giải pháp canh tác hợp lí.
- Hệ thống sản xuất cung ứng giống còn thiếu chưa đáp ứng đủ nhu cầu giống tại xã
- Hệ thống bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn lạc hậu và ít. Chưa có nhiều kênh thị trường để tiêu thụ sản phẩm chè, chè của xã Phúc Xuân chủ yếu tiêu thụtrong nước.
- Diễn biến thời tiết thất thường mùa mưa hay bão lụt, mùa khô thường hạn nên thiếu nước tưới
- Thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh
4.2.Thực trạng sản xuấtvà tiêu thụ chè của các hộ tại xã Phúc Xuân
4.2.1 Tình hình sản xuất chè tại xã Phúc Xuân
Trong những năm gần đây cây chè luôn được xã chọn làm cây mũi nhọn trong các chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tiến tới làm giàu và sản xuất hàng hóa trong phát triển kinh tế. Xã hiện có gần 300ha chè, trong đó có khoảng 270ha chè kinh doanh. Diện tích giống mới (chè cành LDP1, TRI777, Phúc Vân Tiên...) chiếm 40% năng suất chè bình quân đạt khoảng 110 - 120 tạ/ha. Thu nhập bình quân từ chè khoảng 80 triệu/năm.
Hiện nay, xã đang từng bước chuyển đổi giống cây trồng nhằm mục đích tăng năng suất nâng cao thu nhập người dân, chủ yếu đều đưa các giống chè: LDP1, TRI777, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên... vào sản xuất.
Tuy nhiên, cây chè vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của xã. Để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, để xã Phúc Xuân trở thành vùng chè trọng điểm thì xã cần quan tâm đến việc duy trì và phát triển thương hiệu của mình. Sự biến động về hiệu quả kinh tế sản xuất chè qua 3 năm (2015-2017) ta nghiên cứu bảng sau:
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè tại xã Phúc Xuân từnăm