- Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè cần ngồi lại cùng nhau để tăng khả năng hợp tác đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường để tạo nên thị trường tiêu thụ chè ổn định.
Các doanh nghiệp cần xây dựng, cải thiện hệ thống thu mua, đổi mới hệ thống phân phối và đa dạng hóa phương thức mua bán hàng, xây dựng mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp với nông hộ sản xuất nguyên liệu.
- Tổ chức mạng lưới dịch vụ thu mua và tiêu thụ sản phẩm cho người dân vùng chè để tránh sự ép giá của tư thương, sự ổn định giá cả giúp họ yên tâm đâu tư sản xuất nhằm mang lại thu nhập cao nhất cho người trồng chè.
- Thường xuyên thông tin chính xác, kịp thời tình hình giá cả, thị trường, giống, kĩ thuật mới và chế biến tới người dân.
- Cần có các hoạt động marketing để quảng bá chất lượng sản phẩm chè, hàng năm xã cũng như tỉnh cần tổ chức các hội thi, hội chợ sản phẩm nông nghiệp để quảng bá tiếp thị sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
- Hỗ trợ hoàn thiện các kênh tiêu thụ và hoạt động tuyên truyền quảng bá và xây dựng thương hiệu chè của xã. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kí kết các hợp đồng sản xuất theo đơn đặt hàng của các tổ chức kinh tế trong nước cũng như nước ngoài
5.3 Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu đánh giá được thực trạng rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân tại xã Phúc Xuân, tìm hiểu những nguyên nhân, khó khăn từđó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho các hộnông dân, em rút ra được một số kết luận sau:
Đặc điểm, điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung và xã Phúc Xuân nói riêng thuận lợi cho cây chè phát triển. Do đó, cây chè trong những năm qua đã được người dân trong xã Phúc Xuân chú trọng
phần vào tăng trưởng kinh tế tỉnh nói chung và xã nói riêng.
Nhận thấy giá trị kinh tế của cây chè mang lại, các hộdân trên địa bàn xã Phúc Xuân đã không ngừng mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè. Cũng từ cây chè mà đã giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động không có việc làm tại địa bàn xã. Tuy nhiên, mức đầu tư cho sản xuất chè còn thấp hơn so với yêu cầu kỹ thuật. Đây là nguyên nhân dẫn đến năng suất chè ở xã Phúc Xuân thấp hơn và không ổn định so với các vùng sản xuất chè khác trong tỉnh.
Đặc biệt tình hình sản xuất tiêu thụ chè tại xã Phúc Xuân gặp không ít những rủi ro. Trong quá trình sản xuất, hộ sản xuất gặp phải nhiều loại rủi ro: rủi ro sản xuất do ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh, kỹ thuật canh tác ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chu kỳ sản xuất cây chè. Rủi ro thị trường, do sự biến động giá đầu vào và đầu ra, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và hiệu quả kinh tế sản xuất chè. Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất chè ở các mức độ khác nhau. Hộ sản xuất đã nhận thức và đã thực hiện nhiều biện pháp để phòng ngừa và hạn chế ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, phần lớn các giải pháp này đều dựa trên kinh nghiệm và mang tính tự phát. Để nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè tại xã Phúc Xuân cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp: giải pháp về kỹ thuật sản xuất; giải pháp giảm thiểu rủi ro do thời tiết khí hậu; giải pháp giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh; giải pháp nâng cao năng lực cho hộ sản xuất; giải pháp về chính sách vĩ mô; giải pháp giảm thiểu rủi ro về thị trường. Để ngày càng xây dựng và phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên nói chung và chè xã Phúc Xuân nói riêng tiến đến xa hơn trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
- Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương
Nhà nước và chính quyền địa phương cần có các chính sách phù hợp trong sản xuất chè đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở khai thác thế mạnh của địa phương. Các vấn đề cụ thể bao gồm quy hoạch vùng sản xuất chè, chính sách hỗ trợ đầu tư, khuyến nông, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Chính quyền địa phương cần kết hợp với cán bộ khuyến nông theo dõi hoạt động sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh cũng như hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, thông tin thị trường nhằm giúp hộ sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè tại địa bàn xã Phúc Xuân.
Tổ chức quản lí, giám sát chặt chẽ nguồn phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đưa vào xã cũng như việc cung ứng dịch vụ này, đặc biệt là các nguồn trong danh mục cấm sử dụng. Có quy định xử phạt cụ thể với những đối tượng cố tình vi phạm quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở nơi cung cấp và cả nơi sử dụng.
Khuyến khích các doanh nghiệp kí kết hợp đồng mua bán các loại sản phẩm chè cho nông dân, mở rộng mạng lưới chợ nông thôn để nông dân tự giao dịch và trao đổi mua bán. Xây dựng hệ thống giám sát, quản lí, đánh giá chất lượng sản phẩm chè.
- Đối với hộ sản xuất chè
Tăng cường tham gia tập huấn, tham gia câu lạc bộ, hợp tác xã sản xuất chè tại địa phương để học hỏi, chia sẻ kinhnghiệm và trao đổi kiến thức trong sản xuất chè.
cho năng suất cao và bền vững.
Nâng cao kiến thức về thị trường và tiếp cận các công cụ quản lý rủi ro như bảo hiểm nông nghiệp, sản xuất theo hợp đồng. Đẩy mạnh phát triển sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ, đặc điệt là chè an toàn.
Tài liệu tiếng việt
- Nguyễn Thị Ngọc Trang (2011), Rủi ro biến động giá cả trong hoạt động sảnxuất nông nghiệp, tạp chí Phát triển kinh tế, số243, tr 55 - 61.
- Nguyễn Thị Phương Hảo (2014), Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên.
- Lê Thị Xuân Quỳnh (2011), Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách, đề tài KH&CNcấp Bộ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
- Nguyễn Thị Thúy Vân ( 2010 ), Phân tích các nhân tố tham gia quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè và đề ra các biện pháp quản lí kinh tế
nhằm phát triển ngành chè tỉnh Thái Nguyêntheo hướng phát triển bền vững,trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.
- Bùi Thị Gia, Trần Hữu Cường (2005), Quản trị rủi ro trong các cơ sởsảnxuất kinh doanh nông nghiệp, Hà Nội.
- Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên 2016-2017, 2017-2018 - Báo cáo thống kê trồng trọt 2018
Tài liệu web
- http://en.vbcsd.vn/upload/attach/2016.8.25- 11.31.2_Bao%20cao%203%20nganh%20(VN)%20edit%2029.12.pdf - http://www.bvsc.com.vn/News/2011717/165029/thai-nguyen-kho- khan-trong-san-xuat-che-bien-che.aspx - https://baomoi.com/che-viet-tiep-tuc-gap-kho/c/29251754.epi - https://text.123doc.org/document/681494-thuc-trang-san-xuat-che-o- thai-nguyen.html
82N_S%E1%BA%A2N_XU%E1%BA%A4T_CH%C3%88_T%E1%BA%A 0I_TH%C3%81I_NGUY%C3%8AN - https://chetrathainguyen.com/che-phuc-xuan-thai-nguyen/ - https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/nghien-cuu-vai-tro-cua-hop-tac- xa-trong-san-xuat-va-tieu-thu-che-an-toan-tai-xa-phuc-xuan-thanh-pho-thai- nguyen-tinh-thai-nguyen-1480588.html - https://text.123doc.org/document/2685645-de-an-xay-dung-nong- thon-moi-xa-phuc-xuan-thanh-pho-thai-nguyen.html - https://text.123doc.org/document/1393224-quy-hoach-nong-thon- moi-xa-phuc-xuan-tp-thai-nguyen.html
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ SẢN XUẤT CHÈ
Người phỏng vấn: ……….
Ngày:..…/……/...
Để kết quả phân tích và các giải giáp đề xuất phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, Kính mong các Hộ cung cấp thông tin đúng theo thực tiễn sản xuất của gia đình. Trân trọng cám ơn. I. Thông tin về hộ gia đình 1.Tên chủ hộ:……….Điện thoại:………
2.Địa chỉ: xóm ……... Xã ……... Thành phố Thái Nguyên 3.Giới tính: ...
4.Tuổi: ...
5.Trình độ văn hóa: lớp ...
6.Số người đang sống trong gia đình:……….
7.Số lao động: ...
8.Số lao động tham gia sản xuất chè: ……….
(Thời gian và mức độ tham gia của từng lao động ………)
9.Tình hình đất đai của nông hộ
Loại đất Đất sở hữu ( m2 ) Đất đi thuê (m2 ) Đất cho thuê ( m2 ) 1.Đất thổ cư 2.Đất nông nghiệp 3.Đất trồng chè Đất thoải ( < 15 ) Đất dốc ( > 15 ) Trong đó: Chè trồng mới
Chè kinh doanh 4.Đất lâm nghiệp 5.Diện tích ao, hồ 6.Đất chưa sử dụng
10. Tình hình vay và sử dụng vốn cho sản xuất chè của hộ Chỉ tiêu Số lượng
(1000d)
Lãi suất
( theo tháng ) Năm vay Thời hạn ( tháng ) 1.Vốn tự có 2.Vốn vay Ngân hàng NN– PTNT Ngân hàng chính sách Ngân hàng khác Dự án
Xóa đói giảm nghèo
Vay ưu đãi Vay tư nhân
II.Thông tin về sảnxuất chè
11.Gia đình bắt đầu trồng chè năm:………….
12. Ông/bà hiện có bao nhiêu vườn, đồi chè : ... 13. Sản lượng chè gia đình thu hoạch (kg)
Năm Tổng Vườn 1 Vườn 2
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
14. Tình hình tiêu thụ chè
Chỉ tiêu Khối lượng ( kg )
Khối lượng tiêu thụ Bán ở đâu ?
Bán tại nhà Bán ở nơi khác Bán cho ai ?
Thu gom nhỏ ở địa phương Thu gom lớn ở địa phương Bán cho người khác
15. Hộ tiếp cận các thông tin về thị trường chè ( giá cả, yêu cầu chất lượng ,…) qua: Có / không Mức độ thường xuyên (Cho điểm từ 1 -5 theo mức độ thường xuyên tăng) Hộ thu gom Các hộ sản xuất khác Khuyến nông xã Hợp tác xã Báo chí Truyền hình Internet Khác
16.Tình hình sâu bệnh
Chỉ tiêu Vườn 1 Vườn 2 Ghi chú
Vườn cây đã từng bị sâu bệnh hại Tên loại sâu bệnh hại
Năm bị sâu bênh hại nhất Tỉ lệ cây bị sâu bệnh hại ( % ) Thời điểm bị sâu bệnh hại Cách thức lây lan
Biện pháp xử lí
Ghi chú: Năm sâu bệnh hại nhất là năm nào? Hỏi kỹ lý do vì sao bị sâu bệnh
Lây lan vào tháng/ mùa nào trong năm
Cách thức lây lan qua các nguồn nào: nước, đất,…..
17.Mức độ ảnh hưởng của các loại sâu bệnh hại đến năng suất Tên bệnh Không đáng kể Ảnh hưởng nhẹ Ít nghiêm trọng Nghiêm trọng Rất nghiêm trọng Rầy xanh Bọ cánh tơ Nhện đỏ nâu Bọ xít muỗi Bệnh phồng lá chè
Bệnh phồng lá chè mắt lưới Bệnh đốm nâu Bệnh đốm xám
18.Mức độ ảnh hưởng củathời tiết đến năng suất Không đáng kể Ảnh hưởng nhẹ Ít nghiêm trọng Nghiêm trọng Rất nghiêm trọng 1.Nắng hạn 2.Sương muối 3.Rét đậm 4.Gió bão 5.
19. Ông/bà có biết các loại giống chè đang sử dụng hiện nay tại địa phương
□ 1. Có □ 2. Không
Tên giống chè:………. 20. Ông/bà đọc sách báo về kỹ thuật trồng và chăm sóc chè
□ 1. Thường xuyên □ 2. Rất ít □ 3. Hầu như không 21. Ông/bà theo dõi các chương trình truyền hình về nông nghiệp
□ 1. Thường xuyên □ 2. Rất ít □ 3. Hầu như không
22. Ông/bà có tham gia các lớp khuyến nông về kỹ thuật trồng, chăm sóc, sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ cho cây chè không
Đơn vị tổ chức: ……… Thời gian tập huấn (ngày): ..………. Nội dung tập huấn:………
23. Ông/bà có thực hiện đúng kỹ thuật trồng và bón phân cho chè không □ 1. Có □ 2. Không
Tại sao ông/bà không bón phân đúng theo quy trình kỹ thuật……… ……… 24. Sau khi thu hoạch ông/bà sơ chế sản phẩm chè bằng các biện pháp gì? ……… ………. 25. Ông/bà thường tưới nước cho cây chè vào:
□ 1. Mùa khô □ 2. Sau thu hoạch □ 3. Cả năm
Thời gian tưới trong năm (ghi cụ thể các tháng) ……… Phương pháp tưới nước……….
26.Các khó khăn và thuận lợi gặp phải trong quá trình sản xuất tiêu thụ chè của hộ
STT Câu hỏi Trả lời
1 Những người lao động chính trong gia đình có đủ việc làm không?
□ 1. Có □ 2. Không
2 Nếu thiếu việc làm thì thiếu trong những tháng nào? Tháng ... 3 Gia đình hiện gặp những khó khăn gì trong sản □ 1. Thiếu đất sản xuất □ 2. Đất xấu
xuất kinh doanh sản phẩm chè?
□ 3. Thiếu nước tưới □ 4. Thiếu vốn □ 5. Thiếu lao động
□ 6. Thiếu máy móc, thiết bị sản xuất □ 7. Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm □ 8. Giá cả không ổn định
□ 9. Không được hướng dẫn kĩ thuật □ 10. Những khó khăn khác... 4 Gia đình có dự định trồng
mới hoặc cải tạo lại diện tích chè đang có không? □ 1. Có □ 2. Không 5 Nếu có: Diện tích trồng chè mới là:
Diện tích chè cải tạo là:
...sào ( m2 ) ...sào ( m2 )
6 Nguyện vọng của ông ( bà ) về các chính sách Nhà Nước?
□ 1. Được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm □ 2. Được vay vốn ưu đãi
□ 3. Được hỗ trợ giống cây trồng □ 4. Được tập huấn công tác kĩ thuật □ 5. Được đào tạo công tác quản lí kinh tế
□ 6. Đượccấp thêm đất sản xuất
□ 7. Được trợ giá các sản phẩmđầu vào □ 8. Được hợp đồng, hợp tác tiêu thụ sản phẩm □ 9. Nguyện vọng khác... 7 Gia đình có dự định gì để phát triển sản xuất chè ... ....
nhằm tăng thu nhập? ... ...
... ....
8 Để thực hiện dự định cần có những giái pháp gì ? ... .... ... .... Xác nhận của hộ ( Ký, ghi rõ họ tên )
Điều tra viên