Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã ngọc minh, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 27 - 29)

3.3.1.1. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

- Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết liên quan đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

- Là những thông tin được thu thập thông qua các tài liệu có sẵn như:

Các báo cáo thông kê, các thông tin trên internet, các thông tin trên sách, báo, tạp chí, nghiên cứu khoa học...

- Đối với các thông tin liên quan với địa bàn nghiên cứu: Lấy thông tin tại UBND xã Ngọc Minh.

- Đối với các thông tin về cơ sở lý luận, thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới được thu thập chủ yếu qua ấn phẩm và sách báo, trên

internet…sau đó tiến hành tổng hợp, chọn lọc các vấn đềliên quan đến đề tài.

3.3.1.2. Thu thập thông tin số liệu sơ cấp

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp phương pháp thu thập thông tin

chưa được công bốở bất cứ một tài liệu nào.

- Phương pháp quan sát: phương pháp quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụqua đó nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu.

- Sử dụng phiếu điều tra: Tìm hiểu quy mô, mức sống của người dân địa

phương, xác định tiềm năng cơ hội, những thuận lợi và khó khăn của người dân

đang tồn tại. Phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi đã được xây dựng sẵn, nhằm tìm hiểu thu thập mức sống của người dân tại địa bàn.

- Nội dung của phiếu điều tra bao gồm các thông tin chung chủ hộ và

các thông tin được đề cập trong chỉ tiêu nghiên cứu được trình bày ở mục tiếp theo. Phiếu điều tra có đầy đủ thông tin, có cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở, từ đó thống nhất số liệu đã thu thập được. Mỗi thôn chọn 10 hộ và ta có tổng số hộ cần điều tra khảo sát là 40 hộ.

a. Phương pháp chọn mẫu

- Điều tra chọn mẫu là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị

của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một sốđơn vị để nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra

- Với mục tiêu nghiên cứu, em lựa chọn 40 hộ dân để tiến hành điều tra khảo sát (10 hộ tại thôn Tân Bình, 10 hộ tại thôn Bản Xám, 10 hộ tại thôn Tiến Thành và 10 hộ tại thôn Han), việc lựa chọn các hộ để tiến hành

điều tra là hoàn toàn ngẫu nhiên. Đa số các hộ nông dân ở trong xã đều là thuần nông nên việc lựa chọn mẫu điều tra đều là các hộ sản xuất nông nghiệp, trong quá trình sản xuất, hiện nay đã có nhiều hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. 40 hộ này có thể đại diện cho tất cả các hộ trong xã, như vậy độ tin cậy và

độ chính xác sẽ cao hơn. Kết quả điều tra của mẫu này có thể suy ra cho tổng thể chung.

b. Phương pháp điều tra bảng hỏi

Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập số liệu liên quan đến đề tài. Một bảng hỏi được hình thành, gồm nhiều bộ phận khác nhau, từ những thông tin cơ bản của chủ hộ, an ninh lương thực và thu nhập các khoản chuyển dịch cơ cấu cây trồng, những tác động liên quan đến ngô, lúa và phát triển, chăn nuôi trâu, bò, lợn, thị trường....

Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ tập trung và đánh giá các hoạt động chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phương. Đây là cơ sở để có các tác động của can thiệp liên quan nhằm cải thiện đời sống của địa phương.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã ngọc minh, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)