Cơ cấu giống một số cây trồng chính của địa phương năm 2017

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã ngọc minh, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 48 - 50)

4.3.4.1. Cơ cấu giống lúa của địa phương năm 2017

Giống là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến năng suất của cây trồng và hiệu quả sản xuất của cả hệ thống cây trồng. Thời gian sinh trưởng và đặc điểm sinh vật học của từng giống có liên quan chặt chẽ với việc bố trí công thức luân canh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Vì vậy để xem xét kỹ hơn về chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phương ta cũng cần xem xét đến sự thay đổi về giống của một số cây trồng chính trên địa phương.

Bảng 4.8: Cơcấu giống lúa trên địa bàn xã Ngọc Minh năm 2017 Giống lúa

Vụ xuân Vụ mùa Tổng cả năm

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Nhị ưu 838 8,5 20,25 35 14,2 43,5 15,13 TH-33 12,5 31,25 47 19,1 59,5 20,69 PC 6 1,5 3,75 33 13,4 34,5 12 Khang Dân 18 2 5 19 7,72 21 7,3 Thiên Ưu 8 _ _ 26 10,56 26 9,04 Kinh Sở Ưu _ _ 17 6,9 17 5,91 Giống khác 5 12,5 69 28 74 25,73 Việt lai 20 8,5 21,25 _ _ 8,5 2,95 Nhị ưu 725 3,5 8,75 _ _ 3,5 1,21 Tổng 41,5 100 246 100 287,5 100

Qua bảng 4.8 cho thấy:

Cơ cấu giống lúa xã Ngọc Minh rất phong phú và đa dạng. Họ lựa chọn ra những giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Cơ

cấu giống lúa của xã Ngọc Minh năm 2017 thì diện tích trồng giống lúa cũ

vẫn chiếm diện tích khá lớn trên 50% diện tích trồng lúa tuy nhiên giống lúa của xã đang có sự chuyển dịch khi diện tích lúa cũ đang có sự giảm xuống và chuyển sang trồng giống lúa lai mới cụ thể là diện tích trồng giống lúa TH-33 và PC 6 có sự tăng lên trong vụ mùa năm 2017 với tỷ lệ là 19,1% và 13,4% diện tích đất trồng lúa của xã. Nguyên nhân của việc chuyển đổi này là do các giống mới có năng suất cao và chất lượng gạo ngon hơn mặt khác thì các giống lúa thuần đang dần bị thoái hóa, năng suất giảm nên việc chuyển đổi giống lúa là rất cần thiết và hợp lý vì vậy cần tăng diện tích gieo trồng những giống lúa có chất lượng và năng suất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập

cho người dân.

4.3.4.2. Cơ cấu giống của một số cây trồng hàng năm của địa phương năm 2017

Hiện nay, hệ thống canh tác trên đất lúa, chủ yếu là đất lúa 2 vụ qua bảng 4.9 cho thấy thực trạng sử dụng, bố trí cây trồng trên đất lúa như sau:

Bảng 4.9: Cơcấu giống của một số cây trồng hàng năm trên địa bàn xã Ngọc Minh năm 2017

Cây trồng Cơ cấugiống cây trồng

Ngô LVN 885, ÐK 888, NK 4300, LV10, ÐK 999, Bioseed 9698

Khoai lang Khoai hoàng long, khoai nhật tím

Rau các loại Bắp cải, xu hào, cải ngọt, cải bẹ, cà chua Lạc Lạc đỏ, lạc trắng

Ðậu tương HL 203

Qua bảng 4.9 ta thấy:

- Cây ngô: Giống ngô hiện nay được trồng phổ biến trên địa bàn xã Ngọc Minh là giống ngô LVN 885, DK 999 Đây là bộ giống trong những năm qua cho năng suất cao chất lượng khá, có khả năng chống đổ tốt và kháng

được nhiều loại sâu bệnh. Bên cạnh đó, lĩnh vực chăn nuôi của xã đã và đang

dần phát triển mạnh nên nhu cầu nguồn nguyên liệu như ngô, lúa... làm thức

ăn cho vật nuôi cũng ngày càng gia tăng. Giống ngô Bioseed 9698, được đưa

vào sản xuất nhiều năm nên đã có biểu hiện thoái hoá như: Khả năng chống chịu thích ứng kém, năng suất và chất lượng giảm nhiều, do đó việc chuyển

đổi sang các giống khác có năng suất cao, phẩm chất cao hơn là điều hết sức cần thiết.

- Cây rau chủ yếu trồng các loại cây như: Cà chua, hành, dưa chuột, cải ngọt... Rau là cây thực phẩm có diện tích gieo trồng khá lớn và nhu cầu thị trường về rau ngày càng nhiều nên việc đưa các giống rau mới có năng suất, sản lượng và phù hợp với yêu cầu thịtrường là hết sức quan trọng và thiết yếu.

- Cây khoai lang chủ yếu trồng các giống: Khoai hoàng long, khoai nhật tím HL491, KB1, K51. Năng suất của những giống này khá cao tuy nhiên do kỹ thuật trồng và chăm sóc vẫn chưa cao nên chưa đạt được kết quả

sản lượng cao.

- Cây lạc chủ yếu trồng các giống như: Lạc đỏ, lạc trắng. Năng suất của hai loại giống này khá cao do người dân nắm vững được kỹ thuật chăm

sóc lạc.

- Cây đậu tương được trồng chủ yếu là giống: HL 203, giống này có

năng suất khá cao, kháng được nhiều loại sâu bệnh.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã ngọc minh, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)