Những thuận lợi và khó khăn của xã Ngọc Minh trong việc chuyển dịch

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã ngọc minh, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 55 - 57)

Thuận lợi

Thông qua chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh

đồng có thu nhập cao đã làm chuyển đổi mạnh mẽ nhận thức của cán bộcũng như nông dân xã Ngọc Minh có ý thức bố trí cơ cấu cây trồng có hiệu quả

kinh tế cao. Từng bước chuyển từ sản xuất những gì mình đang có sang sản xuất những gì thịtrường cần và biết quan tâm hơn đến chất lượng mẫu mã của sản phẩm.

Các giống mới đã và đang triển khai tới người nông dân đang đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời với sự kết hợp giữa cán bộ khuyến nông với

người nông dân nên người nông dân đã được tập huấn qua các lớp về kỹ thuật trồng các cây giống mới có năng suất cao và đặc biệt những giống này đã được trồng thử nghiệm trên địa bàn xã trước khi đem ra nhân rộng trồng đại trà. Sự hỗ trợ của xã về giống và các kỹ thuật đã khuyến khích người nông dân mạnh dạn áp dụng các giống mới có năng suất và cho giá trị kinh tế nhằm

nâng cao đời sống cho họ.

Sản xuất nông nghiệp được chú trọng quan tâm của Đảng, chính quyền với mục tiêu tăng năng suất, chất lượng hiệu quả sản phẩm, giảm chi phí đầu vào sản xuất, đưa nông nghiệp từ manh mún nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hoá.

Khó khăn

- Việc áp dụng tiến bộ KHKT mới vào sản xuất còn chậm, năng suất chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thịtrường còn hạn chế.

- Quá trình chuyển đổi còn mang tính tự phát, manh mún, chưa đúng

với đường lối của các chỉ thị, Nghị quyết, kế hoạch chỉ đạo chung của xã, dẫn

đến hiểu quả chuyển đổi còn thấp.

- Địa bàn rộng lớn gắn với mức độ và trình độ thâm canh, tập quán sản xuất có sự khác biệt nhau trên cùng một địa bàn, việc áp dụng các tiến bộ

khoa học mới vào sản xuất còn khó khăn, không tập trung đồng bộ giữa các vùng các khu vực các thôn, bản trong trong địa bàn xã.

- Đất sản xuất vẫn còn manh mún nhỏ lẻ chưa tập trung nên ảnh hưởng rất lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã, mặt khác vấn đề

thủy lợi và các dịch vụ nông nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

- Thị trường tiêu thụ nông sản còn trôi nổi, chưa gắn kết giữa sản xuất với chế biến, chưa tạo ra các vùng nông sản để các sản phẩm của người dân làm ra dễ tham gia vào thịtrường và tiêu thụ sản phẩm, người nông dân chưa

thật sự chú trọng vào thịtrường.

- Tỷ lệ hộ nghèo trong xã còn cao, do đó nông dân thiếu vốn sản xuất,

đầu tư cho cây trồng còn hạn chế, việc vay vốn cho sản xuất hiện nay thủ tục

còn rườm rà, dẫn đến gây khó khăn cho nông dân trong việc đầu tư để chuyển

Phần 5

CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã ngọc minh, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)