Điều kiện tư nhiên

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã ngọc minh, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 31 - 34)

4.1.1.1 Vịtrí địa lý và địa hình

Vịtrí địa lý

Xã Ngọc Minh là xã vùng III của huyện Vị Xuyên, nằm ở phía Đông

cách trung tâm huyện 30km. Có vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Linh Hồ, xã Ngọc Linh của huyện Vị Xuyên.

+ Phía Nam giáp xã Bạch Ngọc và xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

+ Phía Đông giáp xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. + Phía Tây giáp xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Xã Ngọc Minh có tổng diện tích tự nhiên là 7.432,55 ha với 7 thôn, tổng số hộtrên địa bàn toàn xã là 1.013 hộ = 4.343 khẩu.

Địa hình

Xã Ngọc Minh nằm trong tiểu vùng núi trung bình của huyện Vị Xuyên, có địa hình khá cao và dốc lớn, có độ cao trung bình từ khoảng 200 –

1500m, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng rừng, vùng có địa hình thấp có thể trồng các loại cây như cây lúa, ngô,

lạc, đậu tương.

4.1.1.2. Điều kiện khí hậu và thủy văn

Điều kiện khí hậu

Khí hậu trong vùng được chia làm hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô.

-Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 thời gian này thường hay

mưa nhiều và tập trung từ tháng 4 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình mùa mưa

từ 22 – 24ºC có những ngày nóng nhất nhiệt độ lên tới 39ºC, độẩm trung bình từ75 đến 90%.

-Mùa khô: Từ tháng 10 năm trước kéo dài đến tháng 3 năm sau thời

gian này ít mưa khô hanh kéo dài, trời rét thường có sương muối và có gió

mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình từ 6 –16ºC, độẩm mùa này thấp. Nhiệt độtrung bình hàng năm khoảng 25ºC.

Lượng mưa trung bình năm từ2.400 đến 2.600mm.

-Nắng: nắng ở Ngọc Minh có cường độ tương đối cao, trung bình các

tháng mùa Đông có từ 70 – 80 giờ nắng/tháng, các tháng mùa hè có trung bình trên 200 giờ nắng/tháng.

Do đặc điểm khí hậu của xã mùa đông lạnh, mùa hè nóng mưa nhiều

gây lũ quét, xói mòn, lở trôi đất đá. Mùa khô thiếu nước gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, sản xuất của nhân dân.

Thủy văn

Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã Ngọc Minh phân bố rải rác trên địa bàn toàn xã, với hệ thống thủy văn tương đối phong phú, bao gồm suối Nậm

Đeng và các khe và các con suối nhỏ, lưu lượng nước không lớn, chảy theo

hướng Tây Bắc –Đông Nam.

4.1.1.3. Điều kiện đất đai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia nó không chỉ là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở chất hạ tầng cũng như các hoạt động kinh tế văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng... mà còn là tư

liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được đối với sản xuất nông nghiệp. Không những thế đất đai còn là môi trường sống và cung cấp chất

dinh dưỡng cho cây trồng.

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia nó không chỉ là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở vật chất hạ tầng

cũng như các hoạt động kinh tế văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng... mà còn

là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được đối với sản xuất nông nghiệp. Không những thế đất đai còn là môi trường sống và cung cấp chất

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Ngọc Minh qua 3năm 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển

(%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 7.432,55 100 7.432,55 100 7.432,55 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 6.298,42 84,74 6.297,46 84,72 6.296,5 84,71 99,98 99,98 99,98 1.1.Đất sản xuất nông nghiệp 522,9 8,78 522,7 8,3 515,18 8,18 99,96 98,56 99,26 - Đất trồng cây hằng năm 431,23 82,46 431,05 82,46 423,49 82,20 99,95 98,25 99,09 - Đất trồng cây lâu năm 91,67 17,53 91,65 17,53 91,69 17,79 99,98 100,43 100,81

1.2.Đất lâm nghiệp 5.753,82 91,35 5.753,66 91,36 5.759,82 91,47 99,99 100,23 100,57

1.3.Đất nuôi trồng thủy sản 21,7 0,34 21.1 0,33 21,5 0,34 97,69 101,46 99,54

2. Đất phi NN 1.103,38 14,84 1.104,36 14,85 1.105,36 14,87 100,18 100,02 100,41

3. Đất chưa sử dụng 30,75 0,413 30,73 0,413 30,69 0,412 99,93 99,86 99,90

Qua bảng 4.1 cho thấy diện tích đất tự nhiên của xã Ngọc Minh không

thay đổi qua ba năm.

Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ qua ba năm, cụ thể năm 2015 diện tích là 6.298 ha đến năm 2017 diện tích là 6.296 ha, bình quân giảm 0,02%, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân giảm 0,74%, diện tích đất nuôi trồng thủy sản giảm 0,46%, diện tích đất chưa sử

dụng giảm 0,1%. Nguyên nhân chủ yếu là do một số diện tích được chuyển sang diện tích trồng cây lâm nghiệp, cụ thể là trồng cây keo.

Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng nhưng lại tăng chậm,

năm 2015 diện tích là 1.103ha đến năm 2016 tăng 0,98ha qua năm 2017 diện

tích tăng 1ha, diện tích đất phi nông nghiệp bình quân tăng 0,41%. Nguyên

nhân là do các hộ mới tách tăng nhưng không đáng kể.

Diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng tăng qua ba năm, cụ thể năm

2015 diện tích là 5.753 ha đến năm 2017 diện tích là 5.759 ha, diện tích đất lâm nghiệp bình quân tăng 0,57%. Nguyên nhân tăng là do một số hộ chuyển sang trồng cây keo tăng lên, là cây phát triển có thu nhập cao.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã ngọc minh, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 31 - 34)