Trong những năm gần đây nhờ có áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất nên năng suất cây trồng của địa phương đã có nhiều biến chuyển rõ rệt qua bảng số liệu sau.
Bảng 4.5: Nãng suất một số cây trồng chủ yếu tại ðịa phýõng qua 3 nãm 2015- 2017 ĐVT: Tạ/ha Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%) I. Cây lương thực 2016/ 2015 2017/ 2016 BQC 1.1.Cây lúa 53,59 59,00 57,5 110,09 97,45 103,58 1.2.Cây ngô 39,1 40,00 41,14 102,3 102,85 102,57
1.3.Cây khoai lang 15,35 15,00 15,00 97,71 100,00 98,85
II.Cây thực phẩm
(Rau) 42,5 40,00 42,5 94,11 106,25 100,00
III.Cây công nghiệp
3.1.Lạc 15,75 16 16,5 101,58 103,13 102,35
3.2.Cây đậu tương 8,35 16,8 8,1 201,19 48,22 98,49
( Nguồn: UBND xã Ngọc Minh, tháng 3 năm 2018)
Qua bảng 4.5 ta thấy nhìn chung năng suất của các cây trồng trong nhóm cây lương thực đều tăng qua ba năm. Ngô là cây trồng có diện tích lớn nhất trên địa bàn xã. Năng suất ngô qua ba năm có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2015 năng suất là 39,1 tạ/ha sang năm 2016 năng suất tăng lên 40 tạ/ha tăng 2,3% so với năm 2015. Năm 2017 năng suất là 41,14 tạ/ha tăng 2,85 % so với năm 2016.
Nhìn chung năng suất ngô của xã vẫn còn thấp và chưa có sự tăng nhanh về năng suất do việc áp dụng một số giống ngô mới vào trong sản xuất
vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Người dân vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các giống ngô mới. Vì vậy xã cần có những biện pháp, kế hoạch về giống cây trồng nhằm tăng năng suất ngô để đảm bảo về sự giảm diện tích đất trồng ngô nhưng vẫn tăng về giá trị sản lượng ngô trên địa bàn toàn xã.
Lúa là cây trồng có năng suất tăng khá cao trong ba năm qua. Năm 2016 năng suất đạt 59 tạ/ha. Nguyên nhân là do người dân được áp dụng những giống lúa có năng suất cao vì vậy mà diện tích lúa đã tăng lên cả về diện tích cũng như năng suất trong ba năm qua.
Khoai lang cũng là cây trồng có sự giảm nhanh về năng suất cụ thể là năm 2015 năng suất khoai lang là 15,35 tạ/ha sang năm 2016 năng suất giảm 0,35 tạ/ha. Năm 2017 giữ nguyên 15,00 tạ/ha. Nguyên nhân do thời tiết mưa nhiều dẫn đến năng suất giảm.
Trong nhóm cây công nghiệp thì lạc là cây có năng suất ổn định trong ba năm, năng suất mỗi năm tăng 2,35%. Do người dân nắm vững được kỹ thuật chăm sóc lạc.
Cây đậu tương là cây trồng có sự giảm nhanh về năng suất cụ thể là năm 2016 năng suất cây đậu tương là 16,8 tạ/ha sang năm 2017 năng suất giảm 8,7 tạ/ha, do một số diện tích chuyển đổi sang trồng cỏ làm thức ăn cho
gia súc.
Thông qua bảng năng suất một số cây trồng chủ yếu của xã trong giai đoạn 2015 - 2017 ta nhận thấy: Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã đang diễn ra sôi động và mạnh mẽ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực, giảm diện tích gieo trồng có giá trị kinh tế thấp để tăng diện tích gieo trồng có năng suất cao và ổn định.
4.2.3. Giá trị sản xuất của một số cây trồng chính trên địa bàn xã Ngọc Minh qua 3 năm 2015 - 2017
Trong mọi ngành sản xuất kinh doanh nói chung cũng như ngành trồng trọt nói riêng, thì giá trị sản xuất (giá trị sản lượng) là một trong những chỉ
tiêu quan trọng biểu hiện kết quả sản xuất của ngành. Để thấy được giá trị sản xuất ngành trồng trọt của toàn xã qua bảng số liệu sau.
Bảng 4.6: Cơ cấu giátrị sản xuất một số cây trồng chủ yếu trên địa bàn xã Ngọc Minh qua 3 năm 2015 – 2017 Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%)
Giá trị sản xuất Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất Cơ cấu (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQC
Tổng giá trị sản xuất (GO) 14.482,165 100,00 17.059,2 100,00 17.709,465 100,00 117,79 103,81 110,5 I.Cây lương thực 12.554,8 86,69 14.288,2 83,75 14.124,99 79,75 113,8 98,85 106,06
1.1. Cây lúa 8.263,575 57,06 10.018,200 58,72 9.867,000 55,7 121,2 98,49 109,27 1.2.Cây ngô 4.291,225 29,63 4.270,000 25,03 4.257,990 24,05 99,5 99,7 99,6
II.Cây thực phẩm 892,500 6,16 1.290,000 7,56 2.709,375 15,29 144,5 210,02 174,2
2.1.Rau 892,500 6,16 1.290,000 7,56 2.709,375 15,29 144,5 210.02 174,2
III.Cây công nghiệp 1.034,865 7,14 1.481 8,68 875,1 4,94 143,1 59,08 91,95
3.1.Lạc 471,240 3,25 435,200 2,55 462,000 2,6 92,35 106,15 99,02
3.2.Cây đậu tương 563,625 3,89 1.045,800 6,13 413,100 2,34 185,5 39,5 85,61
Qua bảng 4.6 ta thấy:
Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng đều qua ba năm với tốc độ tăng bình quân là 10.5% năm đạt 17.709 triệu đồng năm 2017.
Nhóm cây công nghiệp đóng góp tỷ lệ không nhỏ trong giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm hơn 7% trong năm 2015 đạt 1.034 triệu đồng đến
năm 2017 giảm 875 triệu đồng giảm 8.05% năm.
Nhóm cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất của ngành trồng trọt với giá trị sản xuất đạt 892 triệu đồng năm 2015, đến năm 2017 tăng 2.709 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân là 74.2% năm. Trong đó giá trị sản xuất của lúa tăng với tốc độ bình quân là 9.27%,năm. Trong đó giá trị sản xuất của cây ngô giảm 0,4% năm. Nguyên nhân là do sản xuất giống cây trồng không ổn định và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết.
Nhìn chung giá trị sản xuất của ngành trồng trọt qua ba năm đều tăng đã đóng góp tỷ lệ không nhỏ vào trong giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp xã
Ngọc Minh. Tuy nhiên giá trị sản xuất của một số cây trồng vẫn còn thấp và không ổn định.