Hiệu quả kinh tế là kết quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và trong nông nghiệp cũng vậy hiệu quả từ những giống cây trồng mới hay những công thúc luân canh là vấn đề người nông dân luôn quan tâm. Để tìm hiểu được hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh của địa phương ta
xem xét bảng số liệu sau.
Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh
ĐVT: Đồng. (n = 40) STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2017 Đất lúa 2 vụ + bỏ hoang Lúa xuân + Lúa mùa Lúa xuân + lúa mùa + ngô đông Lúa xuân + Lúa mùa + rau đông 1 Chi phí sản xuất 75.680.000 100.260.000 84.420.000 110.920.000 2 Giá trị sản xuất 109.210.000 160.340.000 124.810.000 204.450.000 3 Lợi nhuận 33.530.000 60.080.000 40.390.000 93.530.000
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, tháng 3 năm 2018)
Qua bảng số liệu 4.11 cho thấy:
Hiệu quả kinh tế của hai công thức luân canh trên đất lúa phổ biến
trong năm 2015 thấp hơn rất nhiều so với hai công thức luân canh trên đất lúa
được sử dụng phổ biến trong năm 2017.
Nguyên nhân là do năm 2015 người dân sử dụng chủ yếu là các loại giống lúa cũ như: Khang Dân, Thiên Ưu 8 và đã sử dụng làm giống qua nhiều
năm nên hiệu quả năng suất thấp. Đến năm 2017 thì một số giống lúa mới cho
năng suất cao và chất lượng như: TH-33, PC- 6 đã được đưa vào trong đất lúa vì vậy đã góp phần tăng giá trị sản xuất cho người dân đồng thời với trình độ
nhận thức được nâng cao nên việc sử dụng đất lúa cũng hiệu quả hơn được minh chứng bằng việc đưa những cây trồng vụđông có giá trị và đáp ứng nhu cầu thịtrường vào canh tác trên đất lúa.
Qua đó ta có thể thấy được sự chuyển đổi công thức luân canh của xã
đang đi theo hướng tương đối hợp lý với sự gia tăng của diện tích trồng ngô
và rau đông trên đất lúa hai vụ đã góp phần nâng cao thu nhập cho người
nông dân lên đáng kểđồng thời cũng thể hiện việc sử dụng đất lúa cao của xã Ngoc Minh. Chính vì vậy trong những năm tới cần tiếp tục phát triển những công thức luân canh trên đất lúa hiệu quả hơn, nâng cao thu nhập cho người
nông dân trên địa bàn xã.
4.3. Những thuận lợi và khó khăn của xã Ngọc Minh trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng