Một số công thức luân canh trên đất lúa

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã ngọc minh, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 50 - 54)

Công thức luân canh là tổng hợp không gian và thời gian của các loại cây trồng trên một mảnh đất canh tác. Mỗi một vùng hay một địa phương đều có hình thức luôn canh hợp lý. Công thức luân canh phù hợp sẽ có tác dụng

điều hoà chất dinh dưỡng, cải tạo được tính chất vật lý của đất, có tác dụng nâng cao năng suất cây trồng, sử dụng hết khả năng của đất.

Diện tích đất SXNN của vùng chủ yếu là đất trồng lúa, trong hệ thống, ngoài sản xuất lúa còn có trồng các cây vụ đông trên đất 2 vụ lúa. Tuỳ thuộc vào yêu cầu thực tế, hiệu quả sản xuất mà có thể trồng các loại cây trồng khác

như: Ngô, lạc, khoai lang, rau. Các công thức luân canh tăng vụ ở địa phương là rất phong phú và đa dạng được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Bảng 4.10: Một số công thức luân canh trên đất lúa của địa phương qua 3 năm 2015 - 2017 Công thức luân canh

2015 2016 2017 Tốc độ tăng (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ Tổng diện tích đất canh tác 2.429 100 2.639 100 2.655,9 100 108,6 100,64 104,56 I.Đất lúa 2 vụ 1.317 54,22 1.459,5 55,3 1.456,6 54,8 110,82 99,80 105,16

1.Đất lúa 2 vụ và cây trồng vụ đông 273 20,72 301,5 20,65 299,3 20,5 110,4, 99,27 104,7

1.1.Lúa xuân+lúa mùa+ngô đông 263 19,96 299 20,48 291 19,98 113,6 97,32 105,18

1.2.Lúa xuân+lúa mùa+rau vụ đông 265,5 20,2 289,5 19,84 293,5 20,2 109,03 101,38 105,14

1.3.Lúa xuân+lúa mùa+khoai lang đông 258,5 19,6 286,5 19,63 286,8 19,68 110,83 100,1 105,33

2. Đất lúa 2 vụ + bỏ hoang 257 19,5 283 19,4 286 19,64 110,1 101,06 105,49

II.Đất lúa 1 vụ 1.112 45,78 1.179,5 44,69 1.199,3 45,2 106,07 101,6 103,85

1 vụ lúa + 2 vụ ngô 440,5 39,6 440,5 37,34 453 37,77 100,00 102,8 101,4

1 vụ lúa + 1 vụ rau 228 20,5 249,5 21,15 253,5 21,13 109,42 101,6 105,4

1 vụ lúa + 1 vụ khoai lang 222,5 20,1 246,5 20,9 246,8 20,58 110,78 100,12 105,3

1 vụ lúa + bỏ hoang 221 19,8 243 20,6 246 20,52 109,95 101,2 105,5

Qua bảng 4.10 cho thấy:

Với công thức luân canh trên đất 2 lúa + 1 màu: Đặc điểm của hệ thống cây trồng trên đất này là khai thác tối đa tiềm năng của vùng nhiệt đới bằng cách bố trí 3 vụ liên tục và luân canh hệ thống cây trồng trong suốt các tháng có nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều. Việc bố trí 2 vụ cho phép hạn chế tối đa

mức độ ảnh hưởng của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khi tận dụng trồng cây vụĐông sớm sẽ khai thác tối đa hiệu quả nguồn năng lượng cao trong tháng 9, 10, 11 và tạo ra một hệ thống cây trồng hoàn chỉnh trong tháng 12. Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng trên đất 2 lúa + 1 màu phụ thuộc rất nhiều vào cây trồng vụĐông vì giá trị kinh tế của các cây trồng trong vụ này tương đối cao.

Qua ba năm ta thấy việc sử dụng đất lúa hai vụ kết hợp cây trồng vụ đông của xã với những công thức rất phong phú, đa dạng và đang có xu hướng tăng với tốc độ tăng bình quân 4,7% năm. Cụ thể là công thức hai vụ

lúa kết hợp với trồng ngô đông có tốc độtăng bình quân về diện tích là 5,18%

năm, hai vụ lúa kết hợp với rau có tốc độtăng bình quân là 5,14% năm, hai vụ

lúa kết hợp trồng khoai lang vụđông tăng 5,33%năm.

Diện tích đất lúa một vụ tương đối cao, hệ thống các công thức luân canh bốtrí trên đất lúa một vụcũng rất phong phú, đa dạng với bốn công thức chính. Cụ thể diện tích đất trồng lúa một vụ kết hợp trồng hai vụ ngô có sự gia

tăng qua ba năm với tốc độ tăng bình quân đạt 1,4% năm, lúa một vụ kết hợp trồng khoai lang tăng với tốc độ 5,3% năm, diện tích đất trồng lúa một vụ kết hợp một vụ rau tăng bình quân là 5.4% năm, diện tích đất lúa một vụ sau đó

bỏ hoang với tốc độ tăng bình quân là 5,5% năm do người dân đã kết hợp đất lúa một vụ với trồng các cây màu qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như kinh tế.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã ngọc minh, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)