Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 41 - 46)

11 Từ ngày 17/10/2018, VBI được Bộ Tài chính cấp giấy phép điều chỉnh số

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Hoạt động quản trị rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam được thực hiện theo các bước của quy trình quản trị rủi ro, bao gồm: Thiết lập bối cảnh, nhận diện rủi ro, phân tích, đánh giá rủi ro và xử lý rủi ro

2.3.1 Thiết lập bối cảnh tại Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

2.3.1.1 Bối cảnh bên ngoài Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia tiềm năng để phát triển lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ nói chung và phi nhân thọ nói riêng, tuy nhiên quy mô của thị trường vẫn còn khá nhỏ, cơ chế chính sách của ngành vẫn chưa được hoàn thiện, bên cạnh đó là các Công ty bảo hiểm được thành lập mới ngày càng nhiều với đủ mọi thành phần vốn chủ sở hữu. Tại Hà Nội, có rất nhiều Công ty Bảo hiểm phi nhân thọ cùng hoạt động kinh doanh, do dung lượng thị trường còn nhỏ nên việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt. Bảo hiểm không còn là một từ còn xa lạ với người dân và sau những rủi ro,

tổn thất mà khách hàng được đền bù thì việc tham gia bảo hiểm đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người. Tuy nhiên, bên cạnh những khách hàng luôn tuân thủ điều khoản quy tắc hợp đồng thì cũng có những khách hàng chuyên tìm cách lách luật nhằm trục lợi bảo hiểm. Họ có thể sẵn sàng hy sinh cả cơ thể, sức khỏe của mình nhằm đòi bồi thường từ Công ty bảo hiểm.

Bên cạnh đó, sự đa dạng phong phú của các loại sản phẩm đến từ các hãng bảo hiểm khác nhau khiến cho tình hình cạnh tranh ngày càng trở lên khốc liệt hơn bao giờ hết. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn và họ đòi hỏi cũng khắt khe hơn đối với các Công ty bảo hiểm, ngoài các dịch vụ chăm sóc khách hàng thì yếu tố phí bảo hiểm là vấn đề nhạy cảm và là một trong những nhân tố chính quyết định sự hợp tác của khách hàng đối với hãng bảo hiểm.

2.3.1.2 Bối cảnh bên trong Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Hoạt động quản trị rủi ro tại Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam vẫn còn rời rạc, chưa hình thành một hệ thống hoàn chỉnh mà chỉ là những hoạt động đơn lẻ, thiếu tính liên kết và tình trạng này cũng đang xảy ra ở hầu hết các Tổng Công ty bảo hiểm khác.

Về nhân sự: Cán bộ, công nhân viên của Tổng Công ty đều là những người có trình độ tốt, tuy nhiên số lượng còn mỏng đặc biệt là phòng bồi thường khi sốlượng phụ trách chỉ là 2 chuyên viên nên hay gặp phải tình trạng quá tải trong công tác thẩm định và đánh giá bồi thường. Các đại lý của Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam nhiều về số lượng nhưng chất lượng thì còn phải đánh giá lại khi việc cấp thẻ đại lý và làm đại lý của Tổng Công ty vẫn còn dễ và chỉ cần đạt chỉ tiêu chủ yếu là doanh thu.

Về tổ chức: Hoạt động quản trị rủi ro của Tổng Công ty vẫn chưa được thực hiện theo một hệ thống hoàn chỉnh hay theo một chu trình liên tục. Hiện tại, Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đang thực hiện theo những quy tắc, văn bản của Tổng Tổng Công ty nhưng nó mới chỉ là những điều khoản, quy tắc bảo hiểm, văn bản hướng dẫn các nghiệp vụ bảo hiểm

khi phát sinh.

Trong hoạt động tác nghiệp hàng ngày, Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đang thực hiện theo một quy trình nghiệp vụ chi tiết theo đặc điểm của từng loại bảo hiểm, hướng dẫn trình tự các bước thực hiện đối với hoạt động khai thác cấp đơn, giám định bồi thường khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm, thời gian để giải quyết bồi thường, khiếu nại của khách hàng, luân chuyển chứng từ và bồi thường thanh toán cho khách hàng. Tùy từng sản phẩm bảo hiểm mà Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam có quy tắc bảo hiểm riêng cho từng loại và các chi nhánh tại các tỉnh đều thực hiện theo các biểu mẫu chung của Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam vì vậy, về cơ bản, các văn bản, biểu mẫu hợp đồng... đều theo một mẫu duy nhất và dễ nhận thấy để phân biệt giữa các sản phẩm và các hãng bảo hiểm, điều này là một điểm đặc biệt giúp các cán bộ dễ lưu và tìm hồ sơ khi có xảy ra tổn thất

Hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm gốc là hoạt động sống còn của một doanh nghiệp bảo hiểm, hoạt động này tạo ra nguồn vốn nhàn rỗi, tạo lợi nhuận cho Tổng Công ty cũng như là nguồn gốc của các hoạt động tái, nhượng bảo hiểm sau này và hoạt động này hiệu quả sẽ góp phần đưa thương hiệu của Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam lan tỏa tới mọi khách hàng, mọi thành phần trong xã hội.

2.3.2 Nhận diện rủi ro tại Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Qua khảo sát thực tế tại Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam và các chi nhánh việc nhận diện rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm đang diễn ra như sau:

2.3.2.1 Nhận diện rủi ro trước khi cấp đơn bảo hiểm

-Đối với nghiệp vụ xe cơ giới:

Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam thường sử dụng phương pháp thống kê tỷ lệ xảy ra rủi ro, tỷ lệ bồi thường đối với từng khách hàng, đối tượng bảo hiểm (Tỷ lệ bồi thường của xe ô tô của các đơn vị hành chính sự nghiệp, của các đơn vị kinh doanh vận tải, xe đầu kéo, xe chở khách...) ít nhất là 2 năm liên tiếp để biết tỷ lệ bồi thường là cao hay thấp và quyết định là có cấp đơn cho khách hàng tiếp hay không.

Đối với những đơn bảo hiểm mà cán bộ kinh doanh cấp đơn trực tiếp thì chỉ riêng với những xe được mua đi bán lại hoặc đã được sử dụng thì bắt buộc phải chụp ảnh trực tiếp để biết xe có bị trầy xước, đủ phụ kiện khi tham gia bảo hiểm hay không và cung cấp cho phòng bồi thường lưu hồ sơ để làm căn cứ bồi thường khi xảy ra tổn thất.

Đối với những đơn bảo hiểm xe cơ giới thông qua hệ thống đại lý là các showroom, garage và các ngân hàng, tổ chức tài chính khác thì việc nhận diện rủi ro cũng được thực hiện bằng việc chụp ảnh trực tiếp xe tham gia bảo hiểm nhưng việc thẩm định cấp đơn lại không phải do nhân viên của Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam cấp mà do cán bộ của các đại lý trên thẩm định.

- Đối với nghiệp vụ cháy nổ tài sản thì việc nhận diện rủi ro sẽ được thực hiện tuần tự theo các bước:

Khách hàng trả lời những câu hỏi trong Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro mà Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam cung cấp trong đó có các thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh, xếp loại nguy cơ tổn thất và lịch sử tổn thất của khách hàng trong quá khứ.

Cán bộ trực tiếp xuống điều tra thông tin tại hiện trường, chụp lại hình ảnh nhà xưởng, máy móc thiết bị, thu thập các biên bản kiểm tra, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy do Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy cấp.

Nếu cơ sở kinh doanh của khách hàng đủ các giấy tờ cũng như đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tình trạng tổn thất thấp thì được cấp đơn, nếu không thì sẽ bị loại.

- Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển: Việc nhận diện rủi ro cũng được thực hiện bằng phương pháp thống kê qua các năm về tỷ lệ tổn thất của từng khách hàng, từng đối tượng bảo hiểm qua các năm. Ví dụ như thống kê tỷ lệ tổn thất của các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa là hàng xá, thức ăn gia súc, tỷ lệ mất trộm của các hàng hóa trong quá trình vận chuyển như sắt thép, than...

- Đối với bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện: Việc nhận diện rủi ro được thực hiện thông qua việc thống kê số ngày nằm viện hay quá trình điều trị bệnh của khách hàng tại các bênh viện lớn và thường là sau 30 ngày đăng ký thì khách hàng mới được cấp thẻ.

2.3.2.2 Nhận diện rủi ro trong giám định bồi thường

Do thời gian để giải quyết các khâu thuộc quy trình giám định bồi thường là hạn hẹp, thường tối đa là 15 ngày nên có nh ững trường hợp rủi ro xảy ra tại nơi xa lánh ho ặc nghiêm trọng thì việc xử lý, nhận diện rủi ro sẽkhó khăn và không lường hết được những trường hợp bị trục lợi vì vậy đểhạn chế và kiểm soát rủi ro thì Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam thực hiện đối chiếu các hạng mục tổn thất của đối tượng tham gia bằng hình ảnh thực tế tại hiện trường do giám định viên thực hiện so với báo cáo giám định thiệt hại của giám định viên để đề phòng trường hợp các hạng mục không thuộc phạm vi bảo hiểm bị tổn thất nhưng khách hàng vẫn yêu cầu bồi thường.

Bên cạnh đó, thời gian cấp đơn bảo hiểm và thời gian nộp phí cũng như thời gian xảy ra sự kiện bảo hiểm quá gần nhau cũng sẽ được cán bộ phòng bồi thường nghi ngờ vì theo quy định mới của Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ấn chỉ bảo hiểm sẽ được thu về đổi trả trong vòng 1 tháng, điều này sẽ giúp cho công ty tránh được việc trục lợi.

Đối với nghiệp vụ cháy tài sản thì việc nhận diện rủi ro được thực hiện thông qua việc thu thập thông tin sổ sách kế toán của khách hàng, thực hiện việc kiểm đếm trực tiếp hàng hóa còn tồn kho.

Đối với nghiệp vụ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe con người: nhận diện rủi ro thông qua việc kiểm tra chéo đối với các trường hợp ốm nằm viện thường xuyên tại các bệnh viện, thời gian nộp phí.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 41 - 46)