Kết luận Chương 2

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp của việt nam (Trang 57 - 59)

“Chương 2 luận án trình bày cơ sở lý luận của luận án liên quan đến hiệu quả phân bổ cấp doanh nghiệp và hiệu quả phân bổ ngành - vùng. Sau đó luận án đưa ra khung nghiên cứu. Đồng thời luận án trình bày phương pháp bao dữ liệu để đo lường hiệu quả phân bổ của doanh nghiệp và phương pháp đo lường hiệu quả phân bổ ngành - vùng theo cách tiếp cận của Olley and Pakes (1996). Trong phần trình bày phương

57

pháp bao dữ liệu, tác giả trình bày bài toán trong trường hợp có thông tin chung về giá và phương pháp ước lượng giá đầu vào. Trong phương pháp ước lượng hiệu quả phân bổ ngành - vùng theo cách tiếp cận OP, luận án trình bày phương pháp ước lượng TFP cấp doanh nghiệp và cả các phương pháp mở rộng của phân rã OP khi tính đến sự đóng góp của các doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường. Sau đó tính toán hiệu quả phân bổ trong một nhóm và giữa các nhóm.”

Từ đặc trưng của từng loại hiệu quả phân bổ đo lường được, luận án trình bày các mô hình phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ tương ứng. Trong đó mô hình Tobit được sử dụng đối với hiệu quả phân bổ của doanh nghiệp đo lường theo DEA, luận án trình bày phương pháp ước lượng và tính tác động biên của biến giải thích lên hiệu quả phân bổ. Tiếp theo, luận án trình bày mô hình dữ liệu mảng tĩnh và mô hình dữ liệu mảng động đối với hiệu quả phân bổ ngành - vùng đo lường theo cách tiếp cận OP. Trong mô hình động, có tính đến tác động ngắn hạn và dài hạn.

Chương 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN BỔ NGUỒN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM

Trong Chương 3, luận án sẽ đi vào phân tích thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo của Việt Nam nói chung trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2018 và của các nhóm ngành nhỏ chia theo quy mô doanh nghiệp; loại hình sở hữu và nhóm ngành kinh tế để thấy rõ sự phát triển cũng như đóng góp của các nhóm doanh nghiệp này đối với sự phát triển chung của toàn ngành. Đồng thời luận án phân tích thực trạng phân bổ nguồn vốn và nguồn lao động của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo trong giai đoạn nghiên cứu. Cuối Chương, luận án trình bày thực trạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh ở Việt Nam. Những phân tích này sẽ làm cơ sở cho các so sánh và phân tích trong Chương 4.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp của việt nam (Trang 57 - 59)