Thực trạng phân bổ nguồn vốn của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp của việt nam (Trang 76 - 81)

chế tạo ở Việt Nam

“Trong phần này, luận án chia các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo theo trình độ công nghệ, bao gồm doanh nghiệp công nghệ thấp (DNCNT), doanh nghiệp công nghệ trung bình (DNCNTB) và doanh nghiệp công nghệ cao (DNCNC). Tiêu chí phân loại được lấy theo Tổng cục thống kê và danh sách các doanh nghiệp thuộc từng loại được nêu trong phần phụ lục. Tỷ trọng nguồn vốn của các nhóm doanh nghiệp này trong giai đoạn nghiên cứu được thể hiện trong hình 3.8.”

Đơn vị: phần trăm 8.80 22.75 68.45 15.14 22.70 62.16 10.89 27.63 61.47 23.13 28.94 47.93 27.91 31.31 40.78 18.71 28.03 53.26 2000 2005 2009 2014 2018 2000-2018 DNCNT DNCNTB DNCNC

Hình 3.8. Sự thay đổi phân bổ vốn theo trình độ công nghệ của doanh nghiệp

Nguồn: Thực hiện bởi NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO

Ta thấy rõ xu hướng phân bổ vốn theo nhóm ngành phân theo trình độ công nghệ của ngành chế biến chế tạo là tổng nguồn vốn của nhóm DNCNT giảm dần theo từng năm của giai đoạn nghiên cứu. Năm 2000, nhóm doanh nghiệp này chiếm đến 68,45% tổng nguồn vốn toàn ngành chế biến chế tạo. Đến năm 2018, con số này giảm xuống chỉ còn 40,78%. Hai nhóm ngành còn lại thì tỷ trọng vốn có xu hướng tăng dần trong đó tốc độ tăng mạnh nhất thuộc về nhóm ngành công nghệ cao, với tỷ trọng 8,80% năm 2000 và 27,91% năm 2018. Tuy nhiên tỷ trọng vốn của nhóm doanh nghiệp này vẫn thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Và tính cả giai đoạn nghiên cứu, nhóm ngành CNT vẫn chiếm nguồn vốn với tỷ trọng cao nhất.

Nguồn vốn được phân bổ cho các nhóm doanh nghiệp chia theo hình thức sở hữu trong một số năm của giai đoạn nghiên cứu được thể hiện trong hình 3.9. Trong đó tỷ trọng nguồn vốn của nhóm DNNN giảm rõ rệt qua từng năm và tính cả giai đoạn thì đây cũng là nhóm có tỷ trọng vốn thấp nhất. Năm 2000, tỷ trọng vốn của nhóm DNNN là 39,3% thì đến năm 2018, con số này chỉ còn 7,13%. Nhóm DNTN có tỷ trọng nguồn vốn tăng mạnh cho đến những năm gần đây lại có xu hướng giảm. Tính cả giai đoạn thì nhóm DNTN chiếm giữ 32,8% nguồn vốn. Nhóm DNFDI là nhóm có tỷ trọng vốn cao nhất trong tất cả các năm và tính cả giai đoạn, nhóm này chiếm giữ 48,37% tổng lượng vốn. Nhưng xu thế trong tỷ trọng vốn thì không giống hai nhóm kia. Trong nửa đầu giai đoạn nghiên cứu, tỷ trọng nguồn vốn của nhóm DNFDI giảm mạnh và tăng mạnh trở lại trong nửa sau của giai đoạn.

Đơn vị: Phần trăm 60.00 50.00 40.00 30.00 20.00 10.00 0.00 2000 2005 2009 2014 2018 2000-2018 DNNN DNTN DNFDI

Hình 3.9. Sự thay đổi phân bổ vốn theo loại hình doanh nghiệp

Nguồn: Thực hiện bởi NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO

Ngoài ra sự thay đổi trong phân bổ vốn theo các tỉnh trong giai đoạn nghiên cứu còn được thể hiện qua hình 3.10 sau.

Sự phân bổ vốn năm 2000 Sự phân bổ vốn năm 2018

Hình 3.10. Phân bổ vốn ngành CBCT theo tỉnh năm 2000 và 2018

Nguồn: Thực hiện bởi NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO

Hình 3.10 cho thấy ở khu vực phía Bắc thì phân bổ vốn tập trung ở Hà Nội và các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hải Phòng và Thái Nguyên trong cả năm đầu và năm cuối của giai đoạn nghiên cứu. Còn ở miền Nam từ việc phân bổ vốn chủ yếu tập trung

ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa –

Vũng Tàu trong những năm đầu giai đoạn thì đến năm 2018, vốn đã được phân bổ rộng ra thêm cho các tỉnh như Tây Ninh, Long An.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp của việt nam (Trang 76 - 81)