Thực trạng hoạt động theo loại hình thức sở hữu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp của việt nam (Trang 63 - 67)

“Hiện nay, ở nước ta các doanh nghiệp được chia theo hình thức sở hữu, bao gồm ba loại: doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (DNFDI). Để có những phân tích về tình hình hoạt động của các nhóm doanh nghiệp khác nhau theo hình thức sở hữu, luận án thực hiện thống kê mô tả với một số biến đặc biệt qua các năm, được tóm tắt kết quả trong Bảng 3.2.

Số lượng DNNN luôn chiếm tỷ lệ lớn và tăng liên tục trong ngành chế biến chế tạo từ năm 2000 cho đến năm 2009, sau đó lại giảm trong giai đoạn còn lại của nghiên cứu. Không chỉ có sự giảm sút về số lượng doanh nghiệp, lợi nhuận và giá trị gia tăng trung bình của nhóm doanh nghiệp này cũng có cùng quy luật.”

62

Bảng 3.2. Giá trị trung bình của một số biến quan trọng theo loại hình sở hữu

Loại DN Số quan sát DNNN DNTN DNFDI DNNN DNTN DNFDI DNNN DNTN DNFDI DNNN DNTN DNFDI DNNN DNTN DNFDI DNNN DNTN DNFDI

“Trong cả giai đoạn nghiên cứu, quy mô lao động của các DNNN giảm mạnh. Trước năm 2009, các DNNN quy mô về lao động đa số là các doanh nghiệp vừa, tuy nhiên giai đoạn sau thì các doanh nghiệp này lại bị giảm quy mô thành các doanh nghiệp nhỏ. Đây là kết quả của việc ảnh hưởng từ khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu cuối năm 2008 và đầu năm 2009 đến nước ta nói chung và các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo nói riêng. Các DNNN trong ngành với sự linh hoạt kém và có sức ì lớn đã bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc thu nhỏ quy mô. Vì vậy từ nhóm chiếm số lượng doanh nghiệp lớn nhất trong ngành chế biến chế tạo ở những năm đầu giai đoạn nghiên cứu, các DNNN đã trở thành nhóm với

63

số lượng ít nhất trong những năm gần đây. Đây một phần cũng là kết quả của quá trình cổ phần hóa và thoái vốn trong các DNNN theo chủ trương của Chính phủ.

Giai đoạn nghiên cứu chứng kiến sự tăng lên nhanh chóng và liên tục của nhóm DNTN, từ việc chiếm chưa đến 25% trong tổng số doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo năm 2000, đến năm 2018 các DNTN đã chiếm đến xấp xỉ 80% tổng số doanh nghiệp toàn ngành, kế cả sau thời gian khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu cuối năm 2008 và đầu năm 2009, số lượng DNTN chỉ giảm nhẹ, sau đó lại tăng lên nhanh chóng. Mặc dù quy mô của nhóm doanh nghiệp này cũng giảm. Quy mô về lao động của nhóm này cũng giống nhóm DNNN, giảm liên tục trong cả giai đoạn nghiên cứu, từ quy mô trung bình khoảng 158 lao động năm 2000, đến năm 2018 thì quy mô trung bình của nhóm DNTN giảm đáng kể, xuống còn xấp xỉ 56 lao động. Các DNTN không có lợi thế về vốn, đứng trước cạnh tranh cần phải sử dụng hợp lý về lao động để tiết kiệm chi phí. Vốn, lợi nhuận và giá trị gia tăng của các DNTN có sự suy giảm mạnh năm 2005, sau đó tăng trở lại và lại tiếp tục giảm vào năm 2014, sau đó lại tăng lên. Điều này cho thấy, mặc dù các DNTN ngành chế biến chế tạo là nhóm có quy mô nhỏ nhất trong 3 nhóm nhưng đây lại là nhóm doanh nghiệp năng động, có khả năng thích ứng cao trước những khó khăn của nền kinh tế.”

“Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2018 cũng chứng kiến sự tăng liên tục số lượng các doanh nghiệp FDI ngành chế biến chế tạo. Trong khoảng thời gian 19 năm, số lượng DNFDI tăng gần 9 lần và trở thành nhóm doanh nghiệp chiếm số lượng doanh nghiệp cao thứ hai, sau nhóm DNTN. Tuy nhiên, quy mô về lượng vốn cũng như lợi nhuận và giá trị gia tăng trung bình của nhóm doanh nghiệp này có sự suy giảm trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014 và có sự tăng mạnh lượng vốn từ năm 2015 đến 2018. Năm 2000, mặc dù số lượng DNFDI chỉ chiếm chưa đến 9,5% tổng số doanh nghiệp toàn ngành nhưng lượng vốn lại chiếm hơn 51,7% tổng lượng vốn các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên đến năm 2014, số lượng doanh nghiệp FDI đã tăng lên, chiếm hơn 12% nhưng tỷ trọng vốn lại chiếm chưa đến 47%. Đến năm 2018, số lượng DNFDI chiếm tỷ lệ không thay đổi mấy so với năm 2014 nhưng tỷ lệ về vốn trong toàn ngành đã tăng lại được hơn 56%. Đây có lẽ là kết quả của việc mở rộng đối ngoại song phương của Việt Nam với các nước và việc một số hiệp định thương mại có hiệu lực từ năm 2015. Điều này đã thu hút dòng vốn của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam. Và các DNFDI cũng có quy mô về lao động không ngừng tăng lên và hầu hết đều là các doanh nghiệp quy mô lớn. Giai đoạn đầu của nghiên cứu, số lượng DNFDI còn ít, chủ yếu là các doanh nghiệp có tiềm lực về vốn, với số vốn trung bình mỗi doanh nghiệp cao nhất trong cả giai đoạn nghiên cứu nhưng lượng lao động bình quân lại thấp nhất.

Nhưng trong giai đoạn đầu này, các DNFDI lại hoạt động hiệu quả hơn, thể hiện ở lợi nhuận cao và giá trị gia tăng lớn. Nhưng sau đó, các DNFDI hoạt động giảm hiệu quả, thể hiện ở lợi nhuận và giá trị gia tăng giảm liên tục. Việc hoạt động không hiệu quả này còn thể hiện trong hình 3.2.”

Đơn vị: phần trăm 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2009 Năm 2014 Năm 2018 2000-2018

DNNN DNTN DNFDI

Hình 3.2. Phần trăm doanh nghiệp có lợi nhuận dương theo loại hình sở hữu

Nguồn: Thực hiện bởi NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO

Hình 3.2 thể hiện phần trăm số doanh nghiệp trong từng nhóm chia theo loại hình sở hữu, kinh doanh có lợi nhuận trong từng năm và trong cả giai đoạn nghiên cứu. Năm 2000, cả ba nhóm doanh nghiệp đều có tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động có lãi rất cao, đều trên 97,7%. Trong đó tỷ lệ này của nhóm doanh nghiệp nước ngoài là cao nhất, trên 99%. Tuy nhiên những năm sau nhóm doanh nghiệp này lại có tỷ lệ doanh nghiệp làm ăn có lãi thấp nhất trong ba nhóm. Tính trong cả giai đoạn nghiên cứu thì nhóm DNNN có tỷ lệ doanh nghiệp có lợi nhuận là cao nhất (trên 82%). Trong khi tỷ lệ này đối với nhóm DNTN và DNFDI tương ứng là 69% và xấp xỉ 65%.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp của việt nam (Trang 63 - 67)