Hoạt động của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo của Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp của việt nam (Trang 59 - 60)

“Trong những năm gần đây, công nghiệp là ngành đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế và là ngành có đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước. Bình quân trong giai đoạn 2006 – 2018, ngành công nghiệp chiếm hơn 30% trong GDP của cả nước; tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục từ năm 2006 đến năm 2018 với mức tăng trung bình hàng năm 6,79%. Trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng của khu vực công nghiệp và là động lực chính của tăng trưởng. Cơ cấu ngành công nghiệp có chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chế tạo và giảm tỷ trọng ngành khai khoáng, phù hợp với định hướng tái cơ cấu mô hình tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp. Ngành chế biến chế tạo là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, có đóng góp vào tăng trưởng GDP liên tục tăng từ năm 2015. Tỷ trọng GDP của nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng từ 14,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 16,2% năm 2016; 17,4% năm 2017 và 18,3% năm 2018. Với vị trí quan trọng ngày càng tăng của nhóm ngành chế biến chế tạo trong toàn ngành công nghiệp. Luận án tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2018. Đây là nhóm ngành gồm 24 ngành công nghiệp nhỏ có mã VSIC từ 10 đến 33 theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (danh sách cụ thể các ngành VSIC 2 chữ số có trong Phụ lục 1).”

Để có các phân tích cụ thể và đầy đủ về thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo trong giai đoạn này, luận án sẽ chia các doanh nghiệp thành các nhóm nhỏ theo quy mô doanh nghiệp, theo loại hình sở hữu, theo các nhóm

59

ngành kinh tế, theo trình độ công nghệ của doanh nghiệp và theo vị trí địa lý của doanh nghiệp.“Ngoài ra để thấy rõ hơn hoạt động của các doanh nghiệp trong giai đoạn này, các doanh nghiệp còn được phân thành doanh nghiệp sống sót, doanh nghiệp gia nhập và doanh nghiệp rút lui trong giai đoạn 2000 - 2018 theo định nghĩa của Melitz and Polance (2015) như sau

-Doanh nghiệp sống sót bao gồm các doanh nghiệp tồn tại từ năm 2000 đến năm 2018;

-Doanh nghiệp gia nhập bao gồm các doanh nghiệp gia nhập sau năm 2000 và tồn tại cho đến năm 2018;

-Doanh nghiệp rút lui bao gồm các doanh nghiệp tồn tại trước năm 2018. Tức

là các doanh nghiệp gia nhập trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến trước

năm 2018 và rời khỏi ngành trong khoảng thời gian nào đó trước năm 2018.”

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp của việt nam (Trang 59 - 60)