theo phương pháp phân tích bao dữ liệu
4.1.1.1. Hiệu quả phân bổ theo hình thức sở hữu của doanh nghiệp
Trong Chương 3, luận án đã phân tích tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo theo loại hình sở hữu của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động của các nhóm doanh nghiệp càng được khẳng định thêm qua các giá trị hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp được ước lượng bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA thể hiện trong hình 4.1. 1 0.9 0.8 0.7 0.6 0.5 0.4 20 00 20 01
Hình 4.1. Hiệu quả phân bổ của doanh nghiệp phân theo loại hình sở hữu
Nguồn: Thực hiện bởi NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO
79
“Trong cả giai đoạn 2000-2018 thì các DNNN có mức hiệu quả phân bổ trung bình cao nhất, khoảng 0,8. Trong khi con số này đối với nhóm DNTN và DNFDI tương ứng là 0,744 và 0,739. Đối với cả ba nhóm doanh nghiệp, hiệu quả phân bổ có xu hướng giảm dù có những khoảng thời gian biến động nhiều. Năm 2000, ba nhóm doanh nghiệp có hiệu quả phân bổ cao nhất và xấp xỉ nhau. Trong đó nhóm DNNN có hiệu quả phân bổ cao nhất vượt quá con số 0,9; nhóm DNFDI đứng thứ hai, với con số gần 0,9; nhóm DNTN thì xấp xỉ 0,89. Sau đó, trong khoảng thời gian nửa đầu giai đoạn nghiên cứu, hiệu quả phân bổ của cả ba nhóm có sự biến động tương tự nhau nhưng nhóm DNFDI luôn có hiệu quả phân bổ thấp nhất, hai nhóm còn lại không có sự khác biệt nhiều. Năm 2004 là năm cả ba nhóm có hiệu quả phân bổ thấp nhất trong giai đoạn đầu này. Năm 2008, ba nhóm lại có hiệu quả phân bổ xấp xỉ nhau, khoảng 0,89. Giai đoạn tiếp theo từ 2008 đến 2015, mức độ hiệu quả phân bổ của ba nhóm lại có sự biến động, đặc biệt là nhóm DNNN. Nhóm DNTN có hiệu quả phân bổ cao và ít biến động hơn. Trong giai đoạn còn lai, cả ba nhóm đều có hiệu quả phân bổ giảm đều qua các năm. Các DNFDI mặc dù tiềm lực về vốn cao hơn hai nhóm còn lại rất nhiều, doanh thu và lợi nhuận cũng cao hơn. Tuy nhiên, hiệu quả phân bổ của nhóm này lại thấp nhất cả giai đoạn và tỷ lệ doanh nghiệp báo cáo làm ăn thua lỗ cũng cao nhất.”
4.1.1.2. Hiệu quả phân bổ theo trình độ công nghệ của doanh nghiệp
“Tiếp theo luận án tính hiệu quả phân bổ theo các nhóm doanh nghiệp chia theo trình độ công nghệ là doanh nghiệp công nghệ thấp, doanh nghiệp công nghệ trung bình và doanh nghiệp công nghệ cao (danh sách phân loại các ngành công nghiệp cấp 2 của ngành chế biến chế tạo theo trình độ công nghệ được cho trong phụ lục 1). Hiệu quả phân bổ trung bình của các nhóm doanh nghiệp này trong cả giai đoạn nghiên cứu và trong một số năm được biểu diễn trong hình 4.2 sau”
1 0.8 0.6 0.4 0.2 0 2000 2005 2009 2014 2018 2000-2018 DNCNT DNCNTB DNCNC
Hình 4.2. Hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp phân theo trình độ công nghệ
Nguồn: Thực hiện bởi NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO
Trong giai đoạn 2000-2018, số lượng doanh nghiệp công nghệ thấp chiếm 61,38% tổng số doanh nghiệp toàn ngành; số doanh nghiệp công nghệ trung bình chiếm tỷ lệ cao thứ hai là 32,39%. Còn các doanh nghiệp công nghệ cao chiếm tỷ lệ rất ít là 6,43%. Tuy nhiên, đây lại là nhóm gồm các doanh nghiệp quy mô lớn với doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng cao hơn hai nhóm kia. Tính trong cả giai đoạn, hiệu quả phân bổ trung bình của ba nhóm doanh nghiệp không chênh lệch nhau nhiều, đều hơn 0,75. Nhưng nhóm doanh nghiệp công nghệ cao có hiệu quả phân bổ thấp hơn hai nhóm kia một chút. Với nhóm doanh nghiệp công nghệ cao thì hiệu quả phân bổ có xu hướng giảm dần rõ rệt. Năm 2009 và 2018, đánh dấu sự giảm mạnh trong hiệu quả phân bổ của cả ba nhóm doanh nghiệp, đặc biệt là năm 2018, hiệu quả phân bổ của cả ba nhóm doanh nghiệp chỉ khoảng 0,55. Trong khi năm đầu của nghiên cứu, cả ba nhóm có hiệu quả phân bổ xấp xỉ 0,9. Hiệu quả phân bổ giảm dần và mức hiệu quả phân bổ thấp của nhóm doanh nghiệp công nghệ cao có thể giải thích do phần lớn các doanh nghiệp công nghệ cao là các doanh nghiệp FDI, nguồn vốn của các doanh nghiệp này chủ yếu đầu tư vào khâu lắp ráp và kiểm tra sản phẩm. Để có những phân tích rõ hơn, luận án đi vào từng ngành cấp hai phân theo trình độ công nghệ.
Các ngành công nghệ thấp bao gồm 13 ngành VSIC 2 chữ số có hiệu quả phân bổ (AE) và giá trị gia tăng (VA) được biểu diễn trong hình 4.3.
AE
Hình 4.3. Hiệu quả phân bổ và giá trị gia tăng của các DNCNT
Nguồn: Thực hiện bởi NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO
Ngành có hiệu quả phân bổ cao nhất trong nhóm ngành công nghệ thấp là ngành sản xuất than cốc, sản xuất dầu mỏ tinh chế (ngành dầu khí) với mức độ hiệu quả phân bổ
của ngành dầu khí nằm ở việc triển khai được nhiều dự án thuộc lĩnh vực chế biến dầu khí, đưa Việt Nam từ nước nhập khẩu 100% các sản phẩm thiết yếu như xăng dầu, phân đạm, hạt nhựa và các hóa phẩm khác trở thành nước có khả năng tự sản xuất, dần đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên các sản phẩm dầu khí trong nước cũng gặp nhiều áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm nhập khẩu và sự biến động mạnh của giá dầu thế giới. Tiếp theo, các doanh nghiệp sản xuất đồ uống có hiệu quả phân bổ cao thứ hai trong nhóm nhưng giá trị gia tăng của nhóm ngành này là cao nhất. Mặc dù trong các doanh nghiệp sản xuất đồ uống có những tên tuổi doanh nghiệp FDI lớn như Coca - Cola, Pepsi, … liên tục báo lỗ và hiệu quả sản xuất không cao nhưng các doanh nghiệp đồ uống nội địa chiếm tỷ lệ cao và hoạt động hiệu quả nên về trung bình, hiệu quả phân bổ của nhóm ngành này vẫn ở mức cao. Các doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm cũng nằm trong nhóm có hiệu quả phân bổ cao nhưng giá trị gia tăng thấp. Các ngành có hiệu quả phân bổ thấp là ngành da giầy, ngành in và ngành dịch vụ công nghiệp. Điều này xuất phát từ việc các doanh nghiệp ngành da giày trong nước mới chỉ sản xuất được các mặt hàng đơn giản như dây giày, ren, nhãn, … Trong khi các sản phẩm phụ kiện nhựa khác như khoen, móc, hạt và các phụ kiện trang trí khác thì còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, lao động của các ngành này còn có chất lượng thấp và việc áp dụng công nghệ
thông tin và tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế.””
Đơn vị: triệu đồng AE VA 0.8 0.79 0.78 0.77 0.76 0.75 0.74 0.73 0.72 0.71 0.7 0.69
Hóa chất Dược Cao su và Phi kim Kim loại Cơ khí nhựa
30000 25000 20000 15000 10000 5000 0
Hình 4.4. Hiệu quả phân bổ và giá trị gia tăng của các DNCNTB
Nguồn: Thực hiện bởi NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO
“Tiếp theo là nhóm các doanh nghiệp công nghệ trung bình với hiệu quả phân bổ và giá trị gia tăng thể hiện trong hình 4.4. Đây là nhóm ngành có giá trị gia tăng trung bình thấp nhất.“Trong nhóm này, ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và nhựa là ngành có hiệu quả phân bổ cao nhất, đạt hơn 0,79. Tuy nhiên giá trị gia tăng của ngành lại nằm
82
trong nhóm thấp nhất. Đây là ngành có nhiều tiềm năng nhưng giá trị đem lại chưa tương xứng. Ngành sản xuất kim loại là ngành có giá trị gia tăng trung bình cao nhất trong nhóm nhưng hiệu quả phân bổ lại không cao. Đây là ngành với nhiều doanh nghiệp lớn, cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. “Trong những năm gần đây, ngành này tăng trưởng với tốc độ cao. Ngành có hiệu quả phân bổ cũng như giá trị gia tăng thấp nhất nhóm là ngành cơ khí. Điều này được giải thích bởi hầu hết các doanh nghiệp ngành này là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, trình độ hạn chế, hầu hết chưa làm chủ được công nghệ nguồn, thiếu máy móc chuyên dụng phục vụ chuyên môn hóa sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp nội địa chưa có khả năng tự nghiên cứu, tự thiết kế sản phẩm dẫn đến các sản phẩm cơ khí Việt Nam có rất ít thương hiệu trong nước và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này còn rất kém. Trình độ cơ khí chế tạo của nước ta còn lạc hậu so với nhiều nước từ 2 đến 3 thế kỷ, hiệu quả đầu tư toàn ngành chưa cao và chưa thể hiện được vai trò là nền tảng cho phát triển công nghiệp.”” “Các doanh nghiệp công nghệ cao của Việt Nam nói chung và trong ngành chế biến chế tạo nói riêng còn chiếm tỷ lệ thấp. Nhưng giá trị gia tăng trung bình lại cao hơn so với các nhóm doanh nghiệp khác. Hiệu quả phân bổ và giá trị gia tăng của các nhóm doanh nghiệp thuộc ngành này được thể hiện trong hình 4.5.”
Hình 4.5. Hiệu quả phân bổ và giá trị gia tăng của các DNCNC
Nguồn: Thực hiện bởi NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO
“Trong năm ngành doanh nghiệp cấp hai thuộc nhóm này, ngành sản xuất phương tiện vận tải khác lại có hiệu quả phân bổ cao nhất, lớn hơn 0,78 nhưng giá trị gia tăng đứng thứ ba, sau ngành sản xuất điện tử và ngành sản xuất ô tô và các động cơ khác. Đây
lại là hai ngành có hiệu quả phân bổ thấp nhất nhóm. Ngành sản xuất điện tử là ngành có giá trị gia tăng cao nhất nhóm nhưng hiệu quả phân bổ lại thấp gần nhất nhóm.
83
Đây là ngành có sự phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn nghiên cứu, thể hiện ở số lượng doanh nghiệp và số lượng lao động trong ngành tăng lên nhanh chóng và là điểm đến của nhiều doanh nghiệp FDI như Samsung, LG, Intel, … Năm 2015, Việt Nam là nước xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 trên thế giới và lớn thứ 3 trong khối ASEAN. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu điện tử của Việt Nam vượt ngưỡng 70 tỷ USD. Mặc dù là ngành có giá trị gia tăng trung bình cao nhất trong nhóm, tuy nhiên các doanh nghiệp điện tử trong nước mới chỉ tham gia khâu hoàn thiện các sản phẩm bao bì, sách hướng dẫn, linh kiện nhựa mà chưa làm được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. 95% kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử có nguồn gốc từ các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, vai trò của các doanh nghiệp trong nước rất mờ nhạt. Đây cũng là lý do đẫn đến hiệu quả phân bổ của ngành không cao. Ngược lại, ngành sản xuất thiết bị điện là ngành có giá trị gia tăng thấp nhất nhưng hiệu quả phân bổ lại đứng thứ ba trong nhóm. Đây được đánh giá là ngành phát triển khá tốt, đặc biệt là trong những năm gần đây. Năm 2015, chiếm khoảng 3% giá trị sản xuất ngành công nghiệp và 3,3% ngành chế biến chế tạo. Đến năm 2018, tỷ lệ này tương ứng là 3,03% và 3,4%. Tỷ lệ giá trị tăng thêm/giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt khoảng 32,7%; năm 2015 là khoảng 29,2% và năm 2018 đạt khoảng 27,7%. Mặc dù đạt được những kết quả nhất định trong những năm gần đây nhưng đây vẫn là ngành mang lại giá trị gia tăng thấp, chưa được như kỳ vọng bởi các sản phẩm thiết bị điện được sản xuất tại Việt Nam đều phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm có nguồn gốc
từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, … “Do vậy, tại thị trường
điện gia dụng, mỗi năm ước tính sử dụng hàng trăm tỷ đồng cho nhu cầu mua sắm thiết bị điện nhưng chủ yếu chỉ đến từ những thương hiệu nhập ngoại còn doanh số đến từ một số thương hiệu lớn trong nước như Điện Quang, Rạng Đông, Trần Phú, … thì chưa nhiều. Đứng trước thực trạng đó, nhà nước đã có những cơ chế, chính sách thay đổi tích cực nhằm thúc đẩy phát triển ngành như cơ chế hỗ trợ các dự án đầu tư sản xuất thiết bị cho các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, các sản phẩm như máy biến áp từ 220 KVA trở lên, toàn bộ phần thiết bị trạm biến áp từ 220 KV trở lên, do đó sản xuất những sản phẩm này được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư, kích cầu, đầu tư cho nghiên cứu và
phát triển, về thuế phí ... Đó cũng là nguyên nhân làm tăng hiệu quả phân bổ của nhóm.”