Thực trạng hoạt động theo nhóm ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp của việt nam (Trang 67 - 72)

“Theo số liệu thống kê từ năm 2010 đến nay cho thấy, thay đổi về cơ cấu kinh tế đã dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu lao động, với sự giảm sút đáng kể lao động trong ngành nông nghiệp, từ 49,5% (năm 2010) xuống 37,7% (năm 2018) và sự gia tăng lao động làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo cho thấy vai trò chủ đạo của mình trong việc hấp thụ lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp sang với sự gia tăng tỷ trọng lao động từ 13,5% lên 17,9%. Đây là ngành tạo ra việc làm chủ yếu cho nền kinh tế nhưng trong nội bộ ngành chế biến chế tạo, vai trò của mỗi ngành cấp 2 cũng khác nhau. Ngành chế biến chế tạo gồm 24 ngành công nghiệp

65

cấp 2 với mã vsic tương ứng từ 10 đến 33. Cơ cấu lao động trong ngành chế biến chế tạo theo phân ngành cấp 2 trong một số năm của giai đoạn 2000 - 2018 được thể hiện trong hình 3.3.” Đơn vị: người 1600000.00 1400000.00 1200000.00 1000000.00 800000.00 600000.00 400000.00 200000.00 0.00 CB th ực p hẩ m Đồ u ốn g Th uố c lá D ệt

Hình 3.3. Lao động trong ngành chế biến chế tạo phân theo ngành cấp 2

Nguồn: Thực hiện bởi NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO

Qua hình 3.3 ta thấy, may mặc, da giày và chế biến thực phẩm là các ngành tạo ra việc làm chính cho toàn ngành. Trong cả giai đoạn nghiên cứu, ngành s ản xuất chế biến thực phẩm là ngành với số lượng doanh nghiệp lớn nhất và quy mô doanh nghiệp đều là các doanh nghiệp vừa và lớn. Lực lượng lao động ngành này tăng nhanh trong nửa đầu giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên trong nửa sau của giai đoạn nghiên cứu, số lượng lao động ngành này lại giảm, mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng cao trong toàn ngành chế biến chế tạo. Ngành sản xuất trang phục (ngành may) là ngành với số lượng lao động không ngừng tăng trong từng năm của giai đoạn nghiên cứu với số lượng doanh nghiệp luôn trong nhóm đứng đầu và cũng đều là các doanh nghiệp vừa và lớn. Mức gia tăng lực lượng lao động trung bình hàng năm trong giai đoạn từ 2000 đến 2018 của ngành này là 10,71%. Ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (ngành da giày) thì có sự phát triển muộn hơn so với hai ngành trên. Số lượng doanh nghiệp tăng đột biến từ năm 2013 và đều là các doanh nghiệp lớn. Đây có thể là kết quả của việc Việt Nam đã kí kết được các hiệp định quan trọng như Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP, hiệp định FTA giữa Việt

Nam với Khối thương mại tự do Châu Âu, … đã tạo ra những thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thành lập và mở rộng quy mô

66

xuất khẩu. Đặc biệt là các doanh nghiệp da giày, với lợi thế xóa bỏ mức thuế từ 3,5% - 57,4% để hưởng ưu đãi các dòng sản phẩm da giày về mức 0%, từ đó giúp doanh nghiệp ngành da giày tăng trưởng xuất khẩu. Ngành điện tử trong thời gian gần đây cũng nổi lên là ngành thâm dụng lao động, tạo việc làm chủ yếu, với tốc độ tăng trưởng việc làm trong những năm gần đây là hơn 20%.

Sự phát triển trong nội bộ ngành chế biến chế tạo được thể hiện rõ hơn qua các con số thống kê về vốn trung bình, doanh thu trung bình và lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp trong từng ngành cấp 2 trong cả giai đoạn nghiên cứu, được thể hiện trong hình 3.4. Ta sẽ phân tích các ngành trọng điểm có mức tăng trưởng cao và ổn định, góp phần vào tăng trưởng của toàn ngành chế biến chế tạo.

Hình 3.4. Vốn, doanh thu và lợi nhuận bình quân doanh nghiệp theo ngành cấp 2

Nguồn: Thực hiện bởi NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO

“Qua hình 3.4 ta thấy, các ngành dệt may và da giày mặc dù là các ngành có số lượng lao động cao nhất tuy nhiên quy mô vốn, doanh thu và lợi nhuận bình quân các doanh nghiệp lại thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành may mặc, là nhóm có lượng vốn trung bình của doanh nghiệp trong cả giai đoạn gần thấp nhất. Các doanh nghiệp ngành này gặp khó khăn do đầu vào phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các ngành này có những chuyển biến tích cực. Trong ba năm cuối của giai đoạn nghiên cứu, ngành công nghiệp dệt có tốc độ tăng chỉ số sản xuất bình quân khoảng 13%/năm (năm 2016 tăng 16,9%; năm 2017 tăng 9,8% và năm 2018 tăng 12,5%). Con số này đối với ngành sản xuất trang phục là hơn 9%/năm (năm

2016 tăng 7,5%; năm 2017 tăng 9,8% và năm 2018 là 10,9%). Xuất khẩu dệt may năm 2018 tăng đột biến với kim ngạch đạt 30,4 tỷ USD; tăng 33,5% so với năm 2015 và tăng bình quân hơn 10,1%/năm.”

Ngành có lượng vốn và doanh thu bình quân cao nhất trong cả giai đoạn nghiên cứu là ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học. Tuy nhiên, lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp ngành này chưa tương xứng với lượng vốn và doanh thu trung bình. Trong nửa đầu giai đoạn nghiên cứu, vốn, doanh thu và lợi nhuận bình quân có xu hướng giảm. Tuy nhiên từ năm 2009, các con số này có sự tăng trưởng tốt hơn nhưng cũng không đều đặn, có sự giảm nhẹ trong các năm 2014, 2016 và 2018. Thể hiện ở mức tăng trưởng 12,5% năm 2016; 35,2% năm 2017 và 10,7% năm 2018. Trong những năm gần đây, các mặt hàng của ngành này có đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện luôn ở vị trí dẫn đầu với tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016-2018 đạt 129,8 tỷ USD, tăng bình quân 18,3%/năm. Còn các mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 74,4% tỷ USD, tăng bình quân 23,6%/năm. Tuy vậy, thực tế thì ngành điện tử của Việt Nam mới

ở giai đoạn đầu của sự phát triển và chủ yếu dựa vào hệ thống các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài. Việt Nam đang dần trở thành công xưởng sản xuất và lắp ráp linh kiện cho các sản phẩm điện tử của nhiều hãng lớn trên thế giới như Samsung, Toshiba, LG và Canon.

“Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm, đồ uống cũng có sự phát triển nhanh và giữ vị trí quan trọng, thỏa mãn nhu cầu trong nước và đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu. Tổng lượng vốn của các doanh nghiệp trong hai ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả giai đoạn nghiên cứu (gần 15% với nhóm doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và gần 9% với nhóm doanh nghiệp đồ uống). Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm với số lượng doanh nghiệp lớn nhất nhưng hoạt động kinh doanh lại chưa mang lại lợi nhuận tốt. Tốc độ tăng trưởng của ngành này trong ba năm cuối của giai đoạn nghiên cứu tương ứng là 8,2%; 6% và 8,2%. Các con số này đối với ngành sản xuất đồ uống là 10,4%; 6,1% và 7,9%. Lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp ngành sản xuất đồ uống thuộc nhóm cao trong các ngành (chỉ sau ngành dầu khí và ngành điện tử). Việt Nam đang trở thành thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm – đồ uống tiềm năng trong khu vực. Chỉ số tiêu thụ của ngành chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống năm 2018 tăng tương ứng 8,1% và 11% so với năm 2017. Đồng thời, có những doanh nghiệp của Việt Nam trong hai ngành này là những doanh nghiệp lớn, có tên tuổi và có tiềm năng trong xuất khẩu ra thị trường khu vực và thế giới.”

68

“Các doanh nghiệp ngành dầu khí với số lượng doanh nghiệp cả giai đoạn ít nhất và đa số là các doanh nghiệp với quy mô lao động nhỏ nhưng lại là ngành có lợi nhuận bình quân cao nhất cả giai đoạn với lượng vốn và doanh thu trung bình cao thứ hai, đứng sau nhóm doanh nghiệp điện tử. Đây là ngành có đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn trước năm 2015, hàng năm ngành này đóng góp trung bình 20%

-25% tổng thu ngân sách nhà nước; 18% - 25% GDP cả nước. Từ năm 2015, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, giá dầu giảm mạnh, đóng góp của ngành cho ngân sách nhà nước giảm, xuống bình quân 9% - 11%/năm; đóng góp cho GDP chung của cả nước trung bình hàng năm là 10% - 13%. Ngành nghề kinh doanh chính tập trung vào năm lĩnh vực là tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí.”

“Ngoài ra trong giai đoạn này, các ngành như sản xuất kim loại, sản xuất xe có động cơ và sản xuất phương tiện giao thông vận tải khác là các ngành có lượng vốn và doanh thu bình quân doanh nghiệp cao nhưng lợi nhuận do các doanh nghiệp này mang lại lại không nhiều. Chứng tỏ các doanh nghiệp trong các ngành này hoạt động chưa đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong những năm cuối của giai đoạn nghiên cứu, các ngành này có sự tăng trưởng mạnh và có sự cải thiện nhiều. Như ngành sản xuất kim loại, có tốc độ tăng trưởng bình quân trong các năm 2016 - 2018 là trên 20%/năm. Trong đó, năm 2016 tăng 17,9%; năm 2017 tăng 22,1% và 2018 là 25%. Sự tăng trưởng này do sự đóng góp của các Tập đoàn lớn như Tập đoàn Formosa, Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Hoa Sen và Công ty Tung Ho, ...”

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp của việt nam (Trang 67 - 72)