ngƣời, quyền công dân.
Thuật ngữ “Hiến pháp” đã ra đời và tồn tại từ lâu trong lịch sử nhân loại. Theo tiếng La tinh “Hiến pháp” (Constitutio) có nghĩa là sự thiết lập, xác định, cơ cấu. Thời La Mã cổ đại, một số hoàng đề đã ban hành văn bản dưới hình thức Hiến pháp và mang tính chất như là một loại nguồn của pháp luật.
35
Ở phương Đông, từ “Hiến pháp” là một từ Hán đã được dùng từ thế kỷ thứ VIII trước công nguyên, mang ý nghĩa là khuôn phép, khuôn mẫu dành cho các bậc vua chúa.
Sự ra đời của Hiến pháp với tính chất là đạo luật cơ bản của Nhà nước là sản phẩm của chủ nghĩa lập hiến và gắn liền với thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản. Chủ nghĩa lập hiến theo M.Saphrit “là sự phát triển của nhứng tư tưởng hợp hiến qua nhiều thời đại”. Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp trên thế giới là một hiện tượng chính trị - xã hội trong thời kỳ cách mạng tư sản, khẳng định sự rút lui toàn bộ khỏi vũ đài chính trị của giai cấp phong kiến. Nơi giai cấp tư sản giành được thắng lợi triệt để, cũng như nơi giai cấp tư sản chưa đủ mạnh đánh đổ hoàn toàn chế độ phong kiến, thì sự chuyển giao quyền lực thống trị toàn bộ hay một phần giữa hai giai cấp này, đều được ghi nhận trong một văn bản – gọi là Hiến pháp.
Như vậy, có thể nói rằng Hiến pháp là văn bản pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống Nhà nước và xã hội; là văn bản giới hạn quyền lực Nhà nước thể hiện quyền lực Nhân dân, Hiến pháp ghi nhận thành quả đấu tranh của Nhân dân nhằm thiết lập lên một chế độ mới.[11, tr. 8]
Hiến pháp với tư cách là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản của Nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trên phương diện bảo vệ quyền con người, Hiến pháp có những vai trò sau:
- Hiến pháp là văn bản chứa đựng những giá trị xã hội cao quý nhất về dân chủ, nhân đạo, công bằng, văn minh, bình đẳng, bác ái của mỗi quốc gia. Từ thời cổ đại, Arixtot đã cho rằng, Hiến pháp không chỉ phân định quyền lực chính trị và đưa ra mô hình Chính phủ mà còn phản ánh lối sống của Nhân dân.
- Vì chỉ có con đường hiến định thì các quyền con người mới được bảo đảm thực hiện một cách chính xác, đầy đủ và toàn diện. Có thể thấy, trong xuất quá trình lập hiến của Việt Nam, quyền con người, quyền công dân là
36
một bộ phận quan trọng trong nội dung của Hiến pháp. Việc giới hạn các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp không được xâm hại, Hiến pháp phải ghi nhận các quyền con người, quyền công dân. Việc quy định về quyền con người trong Hiến pháp không có nghĩa là Hiến pháp tạo ra các quyền con người mà theo quan niệm lập hiến, các quyền này là các quyền tự nhiên do tạo hóa ban cho con người chứ không phải Hiến pháp hay Nhà nước ban phát tặng cho con người. Việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp nhằm đảm bảo Nhà nước tôn trọng các quyền tự nhiên của con người, Nhà nước không được xâm hại vào các quyền đó và Hiến pháp buộc Nhà nước phải bảo vệ các quyền con người đó. Với ý nghĩa này, Hiến pháp là bản văn khẳng định quyền con người.
- Với mục tiêu là bảo bệ con người, Hiến pháp có hai vấn đề cần phải quy định; đó là quy định về quyền con người, bao gồm những quy định bảo đảm các quyền đó không bị xâm hại và quy định về chế độ làm việc của Nhà nước. Chính việc quy định về chế độ Nhà nước ở thể thức kiềm chế và đối trọng nhau một cách chặt chẽ trong một bản văn có hiệu lực tối cao so với các văn bản khác là một trong những bảo đảm quan trọng nhất cho việc nhân quyền không bị vi phạm, trước hết là từ phía Nhà nước. Chính sự hạn chế quyền hạn của các cơ quan nắm giữ quyền lực Nhà nước mà theo đó các cơ quan này chỉ được hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được quy định trong Hiến pháp cũng là sự bảo đảm để các quyền con người không bị vi phạm. Vì các cơ quan Nhà nước chỉ được phép làm những gì mà Hiến pháp quy định mà không được vượt ra ngoài những quy định đó nên không có việc vi phạm nhân quyền.
- Hiến pháp là văn bản duy nhất xác định đầy đủ nhất, sâu sắc nhất quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao chủ quyền Nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân
37
dân. Ngày nay, Đảng ta và Nhà nước ta đang tiếp tục phát huy tư tưởng nhân quyền của Người trong quá trình đổi mới. Văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của Nhân dân”. Thêm vào đó ngày 12-11-2013, ĐHĐ Liên hiệp quốc đã bầu ra 14 thành viên mới bổ sung vào Hội đồng Nhân quyền. Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất so với 13 nước còn lại , đạt 184/192 phiếu thuận. Việc đông đảo các quốc gia thành viên Liên hợp quốc tín nhiệm bầu Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền có ý nghĩa lớn về nhiều mặt. Trước hết, điều này thể hiện sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của Nhân dân.
- Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, Hiến pháp nêu rõ vai trò đó do lịch sử lựa chọn, giao phó, được Nhân dân thừa nhận và được Hiến pháp công nhận. Đồng thời Hiến pháp làm rõ hơn và sâu sắc hơn bản chất tiên phong, bản chất Nhân dân của Đảng và bổ sung một yêu cầu rất quan trọng của Nhân dân, đó là “Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”. Mục tiêu của sự nghiệp cách mạng là giải phóng con người, vì vậy, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam là bảo vệ quyền con người, giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho mỗi người.
Mặc dù, bảo vệ quyền con người là mục tiêu thiết yếu của Hiến pháp, tuy nhiên việc liệt kê các quyền của con người một cách đầy đủ cũng không
38
đơn giản, vì nhân quyền luôn phát triển theo thời gian, có rất nhiều quyền của con người mà loài người chưa có điều kiện nhận ra trong hiện tại. Vì lẽ đó, nhiều người ngần ngại, lo lắng, việc liệt kê các quyền con người hiện nay có thể làm giảm đi các giá trị của quyền con người chưa được định ra trong tương lai. Nhưng Hiến pháp cũng chỉ là một văn bản luật. Với khuôn khổ có hạn, Hiến pháp trong nhiều trường hợp cũng không thể nào quy định một cách chi tiết cụ thể về những quyền con người và những bảo đảm để các quyền đó luôn được thực hiện đầy đủ, mà chỉ có thể quy định những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất để bảo đảm quyền con người luôn được thực hiện, còn việc quy định chi tiết, cụ thể sẽ được quy định tại các văn bản pháp luật khác.
Quyền con người là một giá trị cao quý thể hiện các đặc tính quan trọng nhất của nhân cách. Đưa ra một định nghĩa mà nội hàm của nó có thể bao quát, cô đọng, xúc tích và hoàn chỉnh về quyền con người là một việc làm rất khó và để thể hiện nó dưới dạng những đặc quyền của một quốc gia dành cho công dân của mình lại còn khó hơn rất nhiều. Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, quyền công dân là một nội dung cơ bản và là sự thể hiện cụ thể quyền con người. Quyền con người, quyền công dân mặc dù là hai phạm trù khác nhau, song có mối liên hệ rất chặt chẽ, tác động, bổ sung lẫn nhau. Việc thực hiện quyền công dân cũng chính là thực hiện quyền con người. Một khi các quyền con người, quyền công dân đã được tuyên bố, ghi nhận trong một văn bản pháp lý cao nhất của một quốc gia là Hiến pháp thì việc tạo ra một cơ chế bảo vệ trong đó các chủ thể có trách nhiệm bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, quyền công dân là một đòi hỏi quan trọng. Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ thì trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người là phải liên tục củng cố các cơ chế hợp tác để cùng thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trên mọi cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.
39
Chƣơng 2
SỰ HÌNH THÀNH CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TỪ HIẾN PHÁP 1946 ĐẾN HIẾN PHÁP 2013