Hiến pháp 1959 được thông qua ngày 31/12/1959 gồm 10 chương, 112 Điều; là bước phát triển mới về quyền và nghĩa vụ của công dân. Nếu như Hiến pháp 1946, có 18 Điều quy định về quyền công dân thì đến Hiến pháp
42
1959 có 21 điều trong đó có 19 điều trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam.
Đối với những quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1946, thì Hiến pháp năm 1959 tiếp tục ghi nhận, nhưng có sửa đổi, bổ sung. Cụ thể là, chương III Hiến pháp 1959 với tên gọi “Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, với những quyền mới được bổ sung như quyền làm việc; quyền nghỉ ngơi; quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật; quyền khiếu nại, tố cáo..v.v…
Những quy định tạo nên khung pháp lý của cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân thì Hiến pháp 1959 đã kế thừa và phát triển trên nền những quy định của Hiến pháp 1946. Nếu Hiến pháp 1946 chỉ tập trung chủ yếu quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị thì Hiến pháp 1959 lại quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân trên phương diện kinh tế, văn hóa và xã hội.
Một điểm mới của Hiến pháp 1959 là trong số 14 Điều quy định về quyền tự do dân chủ của công dân thì có tới 9 Điều từ Điều 24 đến Điều 34 quy định những bảo đảm kèm theo dưới dạng trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước. Ngoài ra, một điểm mới nữa của Hiến pháp 1959 có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà Hiến pháp 1946 chưa quy định – đó là những quy định về các bảo đảm vật chất. Về bảo đảm pháp lý trên phương diện tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước, Hiến pháp 1959 quy định đầy đủ, chi tiết và rõ ràng hơn Hiến pháp 1946:
a) Cơ quan quyền lực Nhà nước:
Nếu như Hiến pháp 1946, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Nghị viện Nhân dân thì được đổi tên thành “Quốc hội”. Điều 43 quy định “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”. Hiến pháp 1946 không có một điều luật nào quy định Nghị viện Nhân
43
dân có quyền lập pháp, thì Hiến pháp 1959 nhiệm vụ này được quy định tại điều 50: “Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm pháp luật; giám sát việc thi hành Hiến pháp; bầu Chủ tịch và Phó chủ tịch nước; theo đề nghị của Chủ tịch nước Việt Nam quyết định cử Thủ tướng Chính phủ; theo đề nghị của Thủ tướng quyết định cử Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ …”. Ngoài ra, Quốc hội còn có những quyền hạn quan trọng khác như: “Phê chuẩn việc thành lập và bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, phê chuẩn việc phân vạch địa giới các tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương; quyết định đặc xá; quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; những quyền hạn cần thiết khác do Quốc hội định”.
Đặc biệt, Hiến pháp 1959 đã bổ sung thêm một cơ quan có chức năng giúp việc trực tiếp cho Quốc hội, đó là Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Điều 51). Theo Hiến pháp năm 1959, ngoài Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội còn thành lập các uỷ ban chuyên trách như Ủy ban Dự án pháp luật, Ủy ban Kế hoạch và ngân sách, Ủy ban Thẩm tra tư cách đại biểu và các uỷ ban khác mà Quốc hội thấy cần thiết để giúp Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Điều 56 và 57).
b) Chế định Chủ tịch nước:
Hiến pháp 1959 quy định tại Chương V - Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, bao gồm 10 Điều (từ Điều 61 đến Điều 70).
Khác với Hiến pháp 1946, chức danh Chủ tịch nước nằm trong cơ cấu của Chính phủ thì đến Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước được tách ra khỏi chính phủ và được quy định thành một chương riêng là chương Chủ tịch nước. Đây là một điểm mới của Hiến pháp 1959 mà theo đó, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước không nằm trong thành phần của Chính phủ (đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ).
44
So với Hiến pháp năm 1946, quyền hạn của Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1959 hẹp hơn do chức năng của người đứng đầu Chính phủ đã chuyển sang cho Thủ tướng Chính phủ. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng (Điều 65).
c) Cơ quan hành chính Nhà nước:
Chế định về cơ quan hành chính Nhà nước được Hiến pháp 1959 quy định tại chương VI, gồm 7 Điều (từ Điều 71 đến Điều 77). Theo Điều 71 Hiến pháp năm 1959, Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất. Quy định này thể hiện rõ nguyên tắc quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất vào Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân. Như vậy, mô hình Hội đồng Chính phủ theo Hiến pháp năm 1959 được tổ chức theo mô hình chính phủ của các nước xã hội chủ nghĩa. Về thành phần của Hội đồng Chính phủ không có Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước và không có các Thứ trưởng như trước đây.
d) Cơ quan tư pháp:
Chế định về cơ quan tư pháp được Hiến pháp 1959 quy định tại chương VIII, từ Điều 93 đến Điều 108. Theo Hiến pháp 1959, hệ thống các cơ quan này có sự thay đổi nhất định so với Hiến pháp 1946. Tòa án được đổi tên thành TAND tối cao, được thành lập theo nguyên tắc lãnh thổ. Ở trung ương có TAND tối cao, ở địa phương có TAND cấp tỉnh, huyện và tương đương. Thẩm phán TAND cấp nào do cơ quan quyền lực Nhà nước cấp đó bầu và bãi miễn. Các TAND đều đặt dưới sự giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp…
Đặc biệt, Hiến pháp 1959 thiết lập một cơ quan tư pháp mới là VKSND, gồm VKSND tối cao, các VKSND địa phương và Viện kiểm sát quân sự. Chức năng cơ bản của VKSND tối cao là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ
45
quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân. Còn các VKSND địa phương và Viện kiểm sát quân sự có quyền kiểm sát trong phạm vi luật định (Điều 105).
Với những điều phân tích trên đây cho thấy, Hiến pháp 1959, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như cơ chế bảo đảm để các quyền đó được thực hiện đã được bổ sung, hoàn thiện thêm một bước đáng kể, góp phần củng cố và tăng cường trách nhiệm của Nhà nước và công dân.