3.2. Giải pháp thực hiện có hiệu quả cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân theo Hiến pháp 2013. quyền công dân theo Hiến pháp 2013.
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nước ta được quy định toàn diện và sâu sắc nhất trong bản Hiến pháp mới nhất 2013. Đảm bảo thực hiện các quyền được hiến định trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân có ý nghĩa rất to lớn. Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm của thế giới cho rằng, bên cạnh hệ thống pháp luật tiến bộ ghi nhận ngày càng nhiều các quyền con người, quyền công dân thì việc lập ra một cơ chế bảo vệ các quyền đó cũng là một đòi hỏi vô cùng quan trọng. Quyền con người, quyền công dân sẽ được tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện nếu có một cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể có trách nhiệm bảo
83
vệ quyền con người. Hiến pháp 2013 đã có hiệu lực, bước đầu đi vào cuộc sống, để thực hiện có hiệu quả cơ chế bảo bảo vệ quyền con người, quyền công dân, Luận văn đề nghịcần phải áp dụng một số các giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng tính độc lập của Tòa án
Tính độc lập của Tòa án hay còn gọi là độc lập tư pháp là một nguyên tắc quan trọng bậc nhất của tất cả các nguyên tắc điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của Tòa án. Nguyên tắc này được sinh ra do đòi hỏi phải thực hiện chức năng xét xử một cách công bằng. Ngay từ tác phẩm “tinh thần pháp luật”, Montesquieu đã cảnh báo về sự nguy hiểm của việc không tách rời các quyền tư pháp với các quyền lập pháp và hành pháp. Sự độc lập của tòa án khỏi lập pháp và hành pháp là một trong những bảo đảm quan trọng đối với nguyên tắc bình đẳng, bảo vệ quyền con người, chống lại tham nhũng, lợi dụng quyền lực của các nhà cầm quyền. Trong cơ cấu bộ máy Nhà nước, lập pháp và hành pháp bao giờ cũng phải phối hợp với nhau ở mức độ nhất định, nhưng tư pháp phải luôn riêng rẽ để có thể phán xét về sự đúng sai của hai nghành quyền lực kia.
Ở Việt Nam, đã quy định sự độc lập của tòa án trong Hiến pháp từ ngay bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, tại điều 60 Hiến pháp 1946 “Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp”. Điều 100 Hiến pháp 1959 “Khi xét xử, Tòa án Nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”; điều 131 Hiến pháp 1980 và điều 130 Hiến pháp 1992 “Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm Nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luât”; đến Hiến pháp 2013, điều 103 “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thấm phán, Hội thẩm”. Như vậy, trong tất cả các bản Hiến pháp đều chỉ dừng lại ở việc khẳng định cần độc lập “khi xét xử” hoặc “xét xử” mà thôi. Không thể có sự độc lập khi xét xử, trong khi các
84
giai đoạn khác của cả một quy trình tố tụng không được tuyên bố là độc lập, nhất là trong cuộc sống của thẩm phán và hội thẩm lại còn phụ thuộc quá nhiều vào cơ quan lập pháp, hành pháp và nhiều chủ thể khác.
Thiết nghĩ, trong cơ chế bảo vệ quyền con người, Tòa án là cơ quan giữ vai trò đặc biệt quan trọng, mọi hoạt động của Tòa án suy cho cùng là nhằm bảo đảm các quyền con người được thực hiện đầy đủ, chính xác; mọi hành vi xâm phạm đến các quyền con người, quyền công dân đều bị xử lý theo pháp luật, mà chủ thể chủ yếu vi phạm quyền lại đến từ các cơ quan Nhà nước – là chủ thể thực hiện quyền lực Nhà nước. Như vậy, việc quy định nguyên tắc độc lập của Tòa án trong suốt quá trình tố tụng chứ không phải trong khi xét xử là một yêu cầu đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo cho cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân vận hành có hiệu quả. Đây là điều mà trong suốt quá trình lập hiến của ta đến nay vẫn chưa đạt được.
Thứ hai, thiết lập Tòa án Hiến pháp
Một trong những chức năng cơ bản của Hiến pháp là bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Thông qua Hiến pháp, người dân xác định những quyền gì của mình mà Nhà nước phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện, cùng những cách thức để bảo đảm thực thi những quyền đó. Với tính chất là văn bản pháp lý có hiệu lực tối cao, Hiến pháp là bức tường chắn quan trọng nhất để ngăn ngừa những hành vi lạm dụng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, cũng như là nguồn tham chiếu đầu tiên mà người dân thường nghĩ đến khi các quyền của mình bị xâm phạm. Hiệu lực bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp còn được phát huy qua việc hiến định các cơ chế, thiết chế bảo vệ quyền.
Mặc dù Hiến pháp 2013 là một bản Hiến pháp tiến bộ, trong đó đã ghi nhận, sửa đổi thêm rất nhiều quyền con người, quyền công dân. Nó thể hiện bước tiến vượt bậc trong nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về việc thừa
85
nhận và ghi nhận các quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của con người vào trong hệ thống pháp luật quốc gia. Hiến pháp đã giao cho tất cả cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương đều có thẩm quyền bảo đảm thi hành Hiến pháp thông qua việc kiểm tra, giám sát, xử lý các văn bản vi hiến, trong đó Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao. Thế nhưng, thực tế cho thấy cơ chế giám sát này chưa phát huy được hiệu quả do bị lẫn lộn giữa chức năng lập pháp và tư pháp. Đặc biệt sẽ rất khó thực hiện với chính cơ chế giám sát tối cao của Quốc hội, nghĩa là không ai ngoài Quốc hội có thể thực hiện quyền giám sát đối với Quốc hội nếu cơ quan này cũng có hành vi bất hợp hiến. Trên thực tế Quốc hội chưa hủy đạo luật nào của mình vì lý do đạo luật đó bất hợp hiến mà chỉ có hoạt động sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật. Đây vẫn chỉ là hoạt động lập pháp của Quốc hội.
Yêu cầu bảo hiến bằng một cơ chế hữu hiệu hơn trở thành một vấn đề bức thiết. Mô hình bảo hiến của các quốc gia trên thế giới thì hầu hết các quốc gia đều thành lập một tòa án bảo hiến độc lập – Tòa án Hiến pháp. Theo đó, Tòa án này có thẩm quyền phán quyết các tranh chấp liên quan đến các vấn đề hiến định trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp theo nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo Hiến pháp. Nếu như năm 1978 chỉ có 26% các bản Hiến pháp trên thế giới quy định việc thành lập tòa án Hiến pháp thì đến năm 2005, con số này đã là xấp xỉ 44% và có mặt tại hơn 3/4 quốc gia. Hiến pháp 2013 được coi là cuộc cách mạng của nước ta trong việc ghi nhận quyền con người từ trước đến nay; càng tăng về số lượng quyền thì sẽ dẫn đến tăng về sự vi phạm quyền. Để Hiến pháp phát huy được hết vai trò của mình đòi hỏi phải có một thiết chế đảm bảo các quy định của Hiến pháp luôn được thực hiện đầy đủ, chính xác.
Học tập mô hình bảo hiến của thế giới, việc thiết lập Tòa án Hiến pháp chắc chắn sẽ phát huy được hết các thế mạnh của mình, việc vi phạm các
86
quyền hiến định sẽ bị xử lý cho dù sự vi phạm xuất phát từ bất kỳ chủ thể nào. Tòa án Hiến pháp chắc chắn sẽ là công cụ đầu tiên để người dân lựa chọn trong việc bảo vệ các quyền con người, quyền công dân của mình khi các quyền đó của họ bị xâm phạm. Vì một khi quyền con người, quyền công dân bị vi phạm thì chủ thể bị vi phạm cần được tiếp cận các thiết chế tư pháp một cách thuận lợi, nhanh chóng. Tòa án Hiến pháp có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân đã được hiến định.
Thứ ba, thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia
Ở mỗi quốc gia trên thế giới, các thiết chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người ngày càng được quan tâm xây dựng, hoàn thiện. Các Nhà nước giao nhiệm vụ bảo đảm, bảo vệ quyền con người cho các cơ quan Nhà nước hiện hành. Chẳng hạn, cơ quan quản lý trong lĩnh vực công thương có nhiệm vụ tổ chức việc bảo đảm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; các cơ quan Nhà nước đều phải chú trọng đến việc bảo đảm quyền bình đẳng giới, quyền của người khuyết tật, quyền của trẻ em trong tổ chức và hoạt động của mình.
Hiện nay ở Việt Nam đã có một số cơ quan Nhà nước chăm lo đến việc bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Như Ủy ban dân tộc là cơ quan có trách nhiệm chăm lo đến người các dân tộc thiểu số, bảo đảm sự phát triển của các cộng đồng dân tộc thiểu số về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa của các cộng đồng này. Ban Tôn giáo thuộc Bộ Nội vụ có nhiệm vụ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tự do theo hoặc khong theo tôn giáo của con người; bảo dảm sự hoạt động theo phương châm tốt đời, đẹp đạo của các tôn giáo. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thuộc Bộ Lao động - Thương binh – Xã hội có nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho trẻ em. Như vậy, ở nước ta đã có một số cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ bảo đảm, bảo vệ quyền của một số nhóm người trong xã hội; nhóm người thuộc các dân tộc thiểu số, nhóm trẻ em.
87
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự ra đời Hiến pháp 2013, để thúc đẩy việc bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân thì việc nghiên cứu thành lập một cơ quan chuyên trách về nhân quyền là việc rất nên làm. Nghiên cứu các mô hình cơ quan nhân quyền của các nước trên thế giới cho thấy các cơ quan nhân quyền quốc gia (National Human Rights Institutions, viết tắt là NHRIs) có chức năng tư vấn, hỗ trợ các Nhà nước trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người. Nó có một vị thế rất đặc biệt, không giống với các tổ chức phi chính phủ, đồng thời cũng không giống các cơ quan Nhà nước thông thường.
Nếu dựa trên các chức năng trên, thì Việt Nam hiện nay chưa có cơ quan nào có thể coi là NHRIs. Các bản Hiến pháp của Việt Nam chưa từng quy định về NHRIs. Mặc dù, ở Việt Nam đã có một số các cơ quan như đã liệt kê ở trên hoạt động tựa như NHRIs nhưng không thể coi các cơ quan này là NHRIs thực chất được vì một số các lý do sau:
Một là, Các cơ quan này mới chỉ hoạt động với chức năng chủ yếu là tư vấn cho Chính phủ các vấn đề đến bảo vệ và thúc đẩy một số các quyền liên quan đến đối tượng bảo vệ của cơ quan ấy thôi.
Hai là, Các cơ quan này được thành lập với tư cách là cơ quan Nhà nước (trong khi đó, tính độc lập với các cơ quan Nhà nước là yếu tố không thể thiếu của NHRIs).
Căn cứ vào tình hình thực tế, vấn đề bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, quyền công dân đang được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, bằng chứng là Hiến pháp 2013 được coi là bước ngoặt trong việc ghi nhận quyền con người, quyền công dân vào hệ thống pháp luật quốc gia. Vì vậy, việc thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia có chức năng như NHRIs là một điều cần thiết, vì một số lý do:
88
Một là, Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên hợp quốc thì việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền vừa là một nghĩa vụ quốc tế vừa là một đòi hỏi khách quan.
Hai là, thực tế trên thế giới, vấn đề vi phạm nhân quyền diễn ra ngày càng phức tạp. Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phải giải quyết ngày càng nhiều các vấn đề về nhân quyền, đòi hỏi phải sớm hoàn thiện cơ chế, bộ máy hiện có về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền mà hiện đang thiếu một thiết chế là các NHRIs.
Ba là, với vị thế đặc biệt thì các NHRIs sẽ giúp Nhà nước giải quyết các vấn đề nhân quyền trước những đòi hỏi khách quan và chủ quan trong thực tế. Việc thành lập NHRIs dưới dạng thức nào, Cơ quan Thanh tra Quốc hội hay Ủy ban nhân quyền thì cần phải có sự nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Điều đặc biệt quan trọng là việc thành lập NHRIs phải được ghi nhận trong Hiến pháp. Bởi vì nếu được hiến định thì việc khẳng định vị trí, vai trò của thiết chế quan trọng này sẽ được bảo đảm hơn rất nhiều.
Thứ tư, tiếp tục thực hiện cải cách tư pháp
Ở Việt Nam, cơ quan tư pháp bao gồm cả các cơ quan xét xử, cơ quan công tố, cơ quan điều tra và những cơ quan hoạt động bảo trợ tư pháp khác như công chứng, luật sư, pháp y…Điều này chứng tỏ sự phân quyền của Nhà nước ta không có sự phân định rạch ròi giữa quyền hành pháp và tư pháp. Quyền hành pháp của chúng ta không bao gồm quyền công tố buộc tội của Viện Kiểm sát. Chính phủ là cơ quan có quyền hành pháp, mục tiêu trước hết là giữ gìn an ninh cho người dân, phòng và chống tội phạm. Muốn thực hiện tốt quyền này mà không có quyền công tố buộc tội thì không thể đảm đương được. Do đó, không nên quy định cơ quan có quyền công tố thuộc cơ quan tư pháp, mà nên đưa cơ quan này là một cơ quan thuộc Chính phủ.
89
Ở nước ta từ trước đến nay, Tòa án luôn được nhấn mạnh là cơ quan xét xử. Do vậy, hệ thống tòa án của nước ta mới chỉ làm tốt nhiệm vụ bảo vệ Nhà nước và ở mức độ nhất định là bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân trước sự xâm phạm của công dân và chủ thể khác. Tòa án ở nước ta chưa thể coi là đóng vai trò thực sự của một cơ quan bảo vệ công lý, theo nghĩa đó là bộ máy hay lá chắn giúp bảo vệ công dân trước những vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của chính các cơ quan và công chức Nhà nước. Tòa án là một thiết chế đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Do vậy, để cơ chế này phát huy được hiệu quả thì cần thay đổi nhận thức về tòa án, cần xem đó là cơ quan bảo vệ công lý thay bằng coi đó là cơ quan xét xử.
Cần xem xét lại quy định của Hiến pháp về việc thành lập các tổ chức hòa giải ở cơ sở để giải quyết các tranh chấp nhỏ trong Nhân dân, bởi vì những tổ chức này không phải là tư pháp về chức năng cũng như tính chất hoạt động. Thực tiễn cũng cho thấy hiệu quả hoạt động của những tổ chức này không cao. Vì vậy, việc đưa thiết chế mang tính xã hội này đến mức hiến định và đặt nó cạnh cơ quan tư pháp hay không cần phải cân nhắc.
Thứ năm, cải cách cơ chế kiểm soát quyền lực
Hiến pháp 2013 đã thể hiện rõ nội dung ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự phân công rành mạch ba quyền này tạo cơ sở pháp lý cho cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả giữa các cơ quan trong bộ máy Nhà nước.
Trên cơ sở kế thừa kế thừa tư tưởng “Quyền lực Nhà nước là thống nhất” được quy định trong các bản Hiến pháp trước, Hiến pháp 2013 quy định: