Hiến pháp 1992

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013 (Trang 54 - 57)

Hiến pháp 1992 được Quốc hội thông qua ngày 15/4/1992. Hiến pháp 1992 gồm 147 Điều chia làm 12 chương. Xét về nội dung chính trị - pháp lý cũng như hình thức thể hiện của các quyền con người, có thể nói rằng quyền công dân trong Hiến pháp 1992 đã có những bước phát triển cả về quan niệm và nhận thức lý luận.

Hiến pháp 1992 không chỉ là bước phát triển về cả nội dung mà còn có những đổi mới về hình thức thể chế các quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là cơ chế bảo vệ của chúng.

Về cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 1992 thể hiện ở các đặc điểm sau:

a) Cơ quan quyền lực Nhà nước:

Theo Hiến pháp 1992 quy định cơ quan quyền lực Nhà nước gồm Quốc hội – chương VI (từ Điều 83 đến Điều 100) và Hội đồng Nhân dân – chương IX (từ Điều 119 đến Điều 122). Trong đó, Điều 83 quy định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội thống nhất mọi quyền lực Nhà nước của Nhân dân, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp; quyết định các chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với mọi hoạt động của Nhà nước”. Chương này xác định vị trí,

49

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Quốc hội về cơ bản nội dung quyền hạn giống Hiến pháp 1980. Tuy nhiên, có một số bổ sung về quyền hạn của Quốc hội như quyết định chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh, quyết định trưng cầu ý dân (Điều 84).

Về cơ cấu tổ chức của Quốc hội theo Hiến pháp 1992 có một số thay đổi nhất định như khôi phục lại chế định Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và chế định Chủ tịch nước như Hiến pháp 1959; Một số thành viên của các Hội đồng, các Uỷ ban của Quốc hội làm việc theo chế độ chuyên trách (Điều 94, 95).

Tính chất của Hội đồng Nhân dân vẫn không thay đổi, vẫn là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương do Nhân dân địa phương bầu ra, nhưng Hiến pháp mới nhấn mạnh tính đại diện của Hội đồng Nhân dân nên đã quy định rõ hơn: "Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên” (Điều 119). Như vậy, có thể thấy rằng tính chất của Hội đồng là tính quyền lực Nhà nước và tính đại diện Nhân dân.

b) Cơ quan hành chính Nhà nước:

Gồm Chính phủ - Chương VIII (từ Điều 109 đến Điều117) và Ủy ban Nhân dân các cấp – Chương IX (từ Điều 123 đến 125). Chính phủ theo Hiến pháp 1992 được quy định là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với quy định này Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của Nhà nước có thể hoạt động một cách độc lập tương đối trong lĩnh vực hành chính Nhà nước.

Cách thức thành lập Chính phủ theo Hiến pháp 1992 thì chỉ có Thủ tướng Chính phủ là do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước, còn các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên

50

khác của Chính phủ Quốc hội chỉ phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, Hiến pháp 1992 đề cao vai trò của Thủ tướng Chính phủ trong việc thành lập Chính phủ. Việc tăng cường vai trò của người đứng đầu Chính phủ còn thể hiện ở việc tăng thêm nhiều quyền hạn cho Thủ tướng Chính phủ mà trước đây các Hiến pháp 1959, 1980 không quy định. (Điều 114)

Theo quy định của Hiến pháp 1992, quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân được tăng cường. Một số quyền hạn trước đây thuộc tập thể Uỷ ban Nhân dân, nay chuyển cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân. Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân do Quốc hội khoá IX (kỳ họp thứ năm) thông qua ngày 21-6-1994 trên tinh thần Hiến pháp 1992 đã tăng cường quyền lực cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân.

c) Cơ quan tư pháp :

Chế định về TAND và VKSND, bao gồm 15 Điều (từ Điều 126 đến Điều 140). Nghiên cứu quy định tại Điều 126 Hiến pháp 1992 cho thấy nhiệm vụ của TAND và VKSND không có gì thay đổi.

Về tổ chức hệ thống cơ quan Toà án, Hiến pháp 1992 quy định "Toà án Nhân dân tối cao, các TAND địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức TAND theo Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1980 là: Hiến pháp 1980 thực hiện chế độ thẩm phán bầu, còn Hiến pháp 1992 thực hiện chế độ thẩm phán bổ nhiệm. Còn đối với các Hội thẩm Nhân dân thì kết hợp giữa chế độ cử và chế độ bầu.

Về các nguyên tắc xét xử, Hiến pháp 1992 ghi nhận lại những nguyên tắc đã quy định trong Hiến pháp 1980. Các nguyên tắc đó được quy định tại các Điều 129, Điều 130, Điều 131, Điều 132, Điều 133.

Về VKSND, Hiến pháp 1992 cũng xác định tính chất, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như trước đây, nhưng về tổ chức và trách nhiệm cũng có

51

những thay đổi và bổ sung nhất định. Một số vấn đề quan trọng trước đây do Viện trưởng VKSND tối cao hoặc Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định nay chuyển cho Uỷ ban kiểm sát VKSND tối cao và Uỷ ban kiểm sát VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương .

2.2. Các quy định về cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân theo Hiến pháp 2013

Hiến pháp năm 2013 đã được Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Một trong những nội dung quan trọng của bản Hiến pháp này là chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được để lên cao, đưa lên vị trí trang trọng trong Hiến pháp năm 2013, thể hiện nhận thức mới, đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Có thể nói trong lịch sử lập hiến Việt Nam, quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp chưa bao giờ được các nhà soạn thảo cân nhắc cẩn trọng như lần này. Từ vị trí thứ năm, Chương Quyền công dân trong Hiến pháp 1992 được chuyển lên vị trí thứ hai trong Hiến pháp 2013 thể hiện sự quan tâm vượt bậc, cũng như nhận thức của các nhà lập hiến Việt Nam về tầm quan trọng của quyền con người và quyền công dân.

Về cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân, Hiến pháp 2013 đã bổ sung, điều chỉnh thêm rất nhiều nội dung quan trọng nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của các chủ thể có liên quan trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)