Các cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013 (Trang 62 - 73)

Hiến pháp năm 2013 dự liệu việc xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định (khoản 2 Điều 119): “Mọi hành vị vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý” và xác định rõ “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, TAND,VKSND, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam nhắc đến cụm từ “cơ chế bảo vệ Hiến pháp” và xác định Nhân dân là một trong những chủ thể bảo vệ Hiến pháp. Đây là tiền đề để bảo vệ nhân quyền ở cấp cao nhất, xét cho đến cùng cơ chế bảo vệ Hiến pháp cũng chính là cơ chế bảo vệ quyền con người vì Hiến pháp là văn bản tôn vinh quyền con người, công nhận, bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở nước ta. Một cơ chế bảo hiến hiện đại, phù hợp với nguyện vọng Nhân dân phải là cơ chế bảo vệ quyền con người đã được công nhận trong Hiến pháp.

Không chỉ có Chương II, chương dành riêng cho việc quy định quyền con người, quyền công dân mà cả nội dung của bản Hiến pháp 2013 đã toát lên một tinh thần bảo vệ quyền con người. Nhà nước với tư cách là cơ quan công quyền, nắm trong tay bộ máy chuyên chính thì việc bảo vệ quyền con người, các quyền tự do của công dân là trách nhiệm trước tiên thuộc về Nhà nước thông qua hoạt động thực hiện chức năng của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước. Theo Hiến pháp 2013, cơ chế bảo vệ và giám sát thực hiện các quyền con người, quyền công dân đã được hình thành, có sự tham gia của cả

57

hệ thống chính trị từ Quốc hội, Chính phủ, TAND, VKSND, MTTQ và các tổ chức đoàn thể xã hội.

Nhằm tìm hiểu cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013, luận văn sẽ làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

a) Cơ quan quyền lực Nhà nước

Cơ quan quyền lực Nhà nước bao gổm Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp.

Chế định Quốc hội trong Hiến pháp 2013 được đặt ở chương V, từ Điều 69 đến Điều 85. Chế định này kế thừa nhiều nội dung của chế định Quốc hội trong Hiến pháp 1992, tuy nhiên có sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm làm rõ hơn chức năng của Quốc hội.

Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ, quyền lực Nhà nước bắt nguồn từ Nhân dân, nhưng Nhân dân không thực hiện quyền lực Nhà nước trực tiếp mà quyền lực lại được ủy thác tập trung thống nhất ở Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Kế thừa quy định của Điều 83 Hiến pháp 1992, Điều 69 của Hiến pháp 2013 khẳng định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam; Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”,

Vị trí vai trò của Quốc hội còn đặc biệt quan trọng ở chỗ, trong mối quan hệ giữa Quốc hội và các cơ quan Nhà nước khác, theo đó Thủ tướng Chính phủ, Chánh ánTAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia và tổng kiểm toán Nhà nước đều do Quốc bầu, bãi nhiệm, miễm nhiệm và đều phải báo cáo trước Quốc hội. Hiến pháp 2013 có sự phân biệt giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp: “Thực hiện quyền lập

58

hiến, quyền lập pháp” mà không quy định như Hiến pháp 1992 là “cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp”(lập hiến và lập pháp là một quyền theo Hiến pháp 1992). Quyền lập hiến cao hơn quyền lập pháp, Nhân dân sử dụng quyền lập hiến để thiết lập quyền lực Nhà nước, trong đó có quyền lập pháp. Bằng quyền lập hiến của mình, Nhân dân giao cho Quốc hội thực hiện một số quyền cụ thể như quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp; thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp; thảo luận và thông qua Hiến pháp (Điều 120). Hoạt động của Quốc hội là hoạt động đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân cả nước, do đó Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực Nhà nước thống nhất ở Quốc hội, nhưng Quốc hội không phải là toàn quyền mà chỉ nắm “quyền lập hiến và lập pháp, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước và quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước”; còn thẩm quyền quản lý tất cả các lĩnh vực thuộc về đối nội và đối ngoại được giao cho Chính phủ, thẩm quyền công tố được giao cho VKSND, thẩm quyền xét xử được giao cho TAND. Và như vậy, xây dựng cơ chế đảm bảo quyền con người ở nước ta không thể không làm rõ sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và đồng bộ của cả ba nhánh quyền lực Nhà nước này với bốn cơ quan kiến tạo thành bộ máy Nhà nước ta.

Điều 70 Hiến pháp 2013 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội: Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật, thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…”. Có thể nói nhiệm vụ này của Quốc hội đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, vì “không có pháp luật thì không có quyền con người”, và do vậy, hoạt động lập hiến và lập pháp là cơ sở ban đầu,

59

tiền đề cho các hoạt động đảm bảo quyền con người tiếp theo của các cơ quan khác trong bộ máy Nhà nước và của chính cá nhân, công dân.

Nhìn dưới phương diện mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân công dân, Quốc hội là yếu tố trung tâm của cơ chế bảo vệ quyền con người và quyền công dân. Một mặt, mỗi cá nhân công dân bằng việc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín bầu ra các đại biểu quốc hội, để thông qua đó, thực hiện quyền lực Nhà nước của mình (Điều 7). Mặt khác, Quốc hội là cơ quan có vị trí pháp lý cao nhất trong bộ máy Nhà nước bảo vệ thực hiện các quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơ quan đại diện cao nhất của công dân.

Với tư cách là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội liên quan đến quyền con người, quyền công dân. Các cơ quan quan trọng khác của bộ máy Nhà nước như Chủ tịch nước, Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao có trách nhiệm báo cáo hoạt động công tác của mình trước Quốc hội.

Đối với việc phối hợp trong thực hiện quyền hành pháp, Hiến pháp năm 2013 khẳng định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Theo đó, Chính phủ có quyền ban hành các chính sách, văn bản độc lập để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trong việc thực hiện quyền hành pháp, mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ còn được thể hiện ở quyền quyết định và hoạch định chính sách. Theo đó, Quốc hội quyết định những chính sách dài hạn, mang tầm định hướng quốc gia, còn Chính phủ quyết định những chính sách ngắn hạn, mang tính chất điều hành các mặt kinh tế, xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp trong việc thực hiện quyền hành pháp còn thể hiện thông qua việc Quốc hội tham gia vào việc quy định tổ chức và hoạt động của Chính phủ.

60

Về quan hệ phối hợp, kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp, Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội có quyền xét báo cáo công tác của TAND tối cao; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TAND tối cao; bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chánh án TAND tối cao; bãi bỏ văn bản của TAND tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TAND tối cao. Ngược lại, việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp, pháp luật, giữ vững kỷ cương pháp luật là nhiệm vụ hàng đầu của cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Đây chính là cách thức thể hiện sự phối hợp quan trọng nhất giúp cơ quan tư pháp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Bằng hoạt động giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của mình. Đây chính là phương thức bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân bằng hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao, làm cho các quyền và nghĩa vụ ấy được thực hiện thống nhất trong cả nước.

Bằng hoạt động quyết định những vấn đề cơ bản quan trọng nhất của đất nước như quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quyết định chính sách tài chính, tiền tệ…Đây là những vấn đề lớn, hệ trọng có liên quan trực tiếp tới quyền con người, quyền tự do, dân chủ của Nhân dân. Với phương diện, Quốc hội thay mặt cá nhân công dân trực tiếp thực hiện quyền lực Nhà nước tối cao. Đến lượt mình, các quyết định tối cao ấy lại tác động tích cực trở lại đối với mỗi cá nhân, mỗi công dân và đối cới các cơ quan Nhà nước khác làm cho quyền và nghĩa vụ của công dân được từng bước thực hiện trên thực tế.

61

Bằng hoạt động lập Hiến và lập pháp, Quốc hội thể chế hóa các quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp và luật. Đây chính là hoạt động xác lập các mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và cá nhân công dân. Các mối quan hệ cơ bản này được thể chế và ghi nhận trong Hiến pháp, các bộ luật, các đạo luật nên nó là cơ sở Hiến pháp cao nhất cho sự ra đời của mối quan hệ pháp lý cụ thể giữa Nhà nước và công dân.

Trong hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước, Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân đại phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.

b) Cơ quan hành chính Nhà nước

Cơ quan hành chính Nhà nước bao gồm Chính phủ và Ủy ban Nhân dân các cấp.

Chế định về Chính phủ được Hiến pháp 2013 quy định tại chương VII, từ Điều 94 đến Điều 101. Các nội dung quy định về chế định này đã có sự kế thừa những nội dung của các bản Hiến pháp trước, đồng thời cũng bổ sung thêm những nội dung mới sao cho phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của thực tế.

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là cơ quan chấp hành của Quốc hội (Điều 94 Hiến pháp 2013). Hoạt động của Chính phủ có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến việc đảm bảo, thúc đẩy và phát triển quyền tự do dân chủ của công dân. Hiến pháp 2013 quy định về vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cũng như về cơ chế thực hiện quyền lực của Chính phủ đều có những sửa đổi, bổ sung theo tinh thần đổi mới theo hướng, đề cao vị trí, vai trò là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất;

62

bảo đảm tính độc lập tương đối, tăng cường tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo và tính dân chủ pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ.

Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến ở nước ta, Hiến pháp quy định trực tiếp nhiệm vụ của Chính phủ trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân – một nhiệm vụ hiến định: “Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội” (Khoản 6 Điều 96). Từ đây, xã hội, Nhân dân, mọi người có quyền đặt ra yêu cầu ngày càng cao hơn đối với Chính phủ trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Về mối quan hệ phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa Chính phủ với cơ quan quyền lực cao nhất, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Quy định này đã phản ánh sự gắn bó chặt chẽ và thống nhất trong việc thực hiện quyền lập pháp và quyền hành pháp của Nhà nước ta. Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ không chỉ có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước (khoản 1 Điều 96), báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước mà còn có trách nhiệm giải trình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Cùng với các quy định nêu trên, Hiến pháp 2013 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định khác theo hướng làm rõ hơn chức năng, mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước khác, như: bỏ quy định về thẩm quyền của Quốc hội “quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh”; phân định rõ hơn phạm vi chính sách và các vấn đề quan trọng do Quốc hội và Chính phủ quyết định trên một số lĩnh vực, theo đó Chính phủ có thẩm quyền đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc

63

hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; trình dự án luật, dự án ngân sách Nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội (khoản 2 Điều 96); ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật (Điều 100)…

Về mối quan hệ phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa Chính phủ với TAND, Hiến pháp năm 2013 không có quy định trực tiếp về cơ chế phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa Chính phủ với TAND. Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ “cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Chính phủ có trách nhiệm quản lý về tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước và chế độ công vụ, công chức. Đồng thời, phối hợp với TAND trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp, pháp luật, giữ vững kỷ cương pháp luật nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và các chủ trương, chính sách của Nhà nước... Về phía TAND, là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, TAND thực hiện chức năng kiểm soát việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp thông qua nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Hiến pháp và luật.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013 (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)