Hiện trạng quản lý chất thải NORM tại Việt Na m khó khăn, bất cập

Một phần của tài liệu TapsanThongtinphapquyhatnhanso17_final1 (Trang 26 - 28)

cập

3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải NORM

Quản lý chất thải NORM cần có sự tham gia của các Bộ ngành có liên quan, gồm Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng. Một hệ thống văn bản từ quy định bắt buộc đến hướng dẫn, tiêu chuẩn khuyến cáo áp dụng là điều cần thiết để quản lý đối tượng này. Hiện nay, chúng ta đã có một số văn bản về quản lý chất thải NORM, tuy nhiên, trong các văn bản đã ban hành này có chứa đựng những bất cập nhất định:

(1) Chưa bao trùm các hoạt động sinh ra chất thải NORM; (2) Quy định đã lỗi thời;

(3) Sự khác nhau giữa quy định của các Bộ ngành có liên quan.

Thứ nhất: Văn bản duy nhất liên quan trực tiếp đến quản lý chất thải NORM là Thông tư 04/2016/TT-BKHCN hướng dẫn về thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ. Phạm vi của Thông tư này quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục và nội dung thẩm định báo

26

cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ. Như vậy Thông tư này chưa bao trùm tất cả các hoạt động công nghiệp có sản sinh ra chất thải NORM.

Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Phạm vi của Thông tư này không bao gồm quy định về quản lý chất thải NORM. Ngoài ra, phân loại chất thải NORM chưa được quy định trong văn bản. Tuy nhiên, tại Phụ lục có đề cập đến mức thanh lý đối với nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên (gồm K-40 và tất cả nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên khác).

Thứ 2: Thông tư 15/2010/TT-BKHCN, ngày 14/9/2012 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép. Quy định về mức miễn trừ khai báo, cấp phép đối với chất phóng xạ chứa nhân phóng xạ tự nhiên đã lỗi thời so với quy định mới của IAEA (quy định về mức miễn trừ như Hình trên).

Thứ 3: Đối với hoạt động xây dựng, chúng ta có TCXDVN 397: 2007: Hoạt động phóng xạ tự nhiên của vật liệu xây dựng - Mức an toàn trong sử dụng và Phương pháp thử và Quyết định số 393/QD-BXD ngày 21/5/2019 ban hành chỉ dẫn kỹ thuật “sử dụng thạch cao phospho và thạch cao FGD làm nguyên liệu sản xuất tấm thạch cao” do Bộ Xây dựng ban hành. Bộ Xây dựng quy định mức hoạt độ phóng xạ an toàn I1, I2, I3, trong khi đó Bộ Khoa học và Công nghệ quy định mức miễn trừ và mức thanh lý dựa trên nồng độ hoạt độ (Bq/g).

3.2. Tình hình quản lý chất thải NORM tại Việt Nam

Tại Hội thảo quốc tế về Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý chất thải NORM vào tháng 10/2019, chuyên gia khẳng định “Quản lý chất thải có chứa các nguyên tố phóng xạ là việc làm rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho người lao động và cộng đồng, đảm bảo cho phát triển kinh tế nhưng vẫn duy trì sự bền vững về mặt môi trường”. Một số kinh nghiệm thực tế đã thực hiện tại Việt Nam được các chuyên gia chia sẻ.

- Đối với hoạt động nghiên cứu chế biến quặng Urani: Cơ sở đã xây dựng bể chôn lấp 100 tấn chất thải NORM sinh ra từ hoạt động khai thác quặng Urani tại Pà Lừa, Quảng Nam. Chất thải được xi măng hoá rồi đặt vào bể bê tông, sau đó đổ bê tông hàn kín mặt bể và lấp đất dày 1 m phủ kín bể chôn.

27

Do quy định của Việt Nam chưa hoàn thiện, nên việc quản lý chất thải như trên là không mang lại hiệu quả về mặt kinh tế.

- Đối với hoạt động khai thác chế biến sa khoáng ven biển: Quá trình này gồm hai giai đoạn tuyển thô và tinh tuyển hỗn hợp khoáng vật nặng như Ilmenite, Rutil, Anatas, Leucoxen, Zircon, Monazite. Giai đoạn tuyển thô, cát nguyên liệu sẽ trở thành cát sạch (không chứa phóng xạ) đã được bơm quay trở lại để lấp phần móng khai thác. Giai đoạn tinh tuyển, chất thải cần đặc biệt chú ý đến monazite còn sót trong cát thải có hoạt độ phóng xạ khá cao. Chất thải này được đưa quay về mỏ, chôn lấp ở dưới đáy móng khai thác.

- Đối với hoạt động khai thác chế biến quặng đất hiếm: Việc quản lý chất thải sinh ra từ các hoạt động thăm dò đánh giá trữ lượng quặng đất hiếm đã được lập kế hoạch. Các chất thải NORM sẽ được chứa trong các hồ chứa chất thải có các biện pháp chống thấm như sau:

+ Biện pháp chống thấm nền bãi thải: Đáy bãi thải sau khi đã nạo vét bùn, xử lý các hang, hố sụt và sẽ được chống thấm bằng 4 lớp vật liệu từ dưới lên;

+ Biện pháp chống thấm cho thân đập thải;

+ Biện pháp cách ly bãi thải và hạn chế nước mưa từ trên núi đổ xuống: Lựa chọn vị trí xây dựng bãi thải nằm trong khu vực thung lũng nhằm cách ly và hạn chế nước mưa từ thượng lưu chảy vào bãi thải, xây dựng hệ thống mương rãnh thu nước bao quanh phía thượng lưu để dẫn dòng đổ ra phía hạ lưu.

- Đối với chất thải sinh ra từ hoạt động công nghiệp khai thác, chế biến dầu mỏ, quặng phốt phát, quặng bôxít v.v. việc xử lý, chôn cất đang được tiến hành như chất thải có tính nguy hại về mặt hoá học và kim loại nặng, mà chưa được quan tâm chú ý về mặt phóng xạ. Nguyên nhân là do thiếu văn bản hướng dẫn và nhận thức của người chủ quản chưa ý thức rõ ràng đây là chất thải NORM.

Một phần của tài liệu TapsanThongtinphapquyhatnhanso17_final1 (Trang 26 - 28)