ASN đã xây dựng cho mình một chiến lược thông tin với mục tiêu là tăng cường hiểu biết dân chúng về các vấn đề hạt nhân, tăng cường “văn hoá nguy cơ” trong dân chúng, thể hiện các giá trị cốt lõi của ASN: Năng lực – Độc lập – Nghiêm ngặt – Minh bạch, và tăng cường sự tin tưởng vào cơ quan pháp quy độc lập về an toàn hạt nhân và bảo vệ bức xạ.
Trong công tác thông tin, ASN xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với: - Báo chí: xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với báo chí trung ương và địa phương, hơn 30 cuộc họp báo ở trung ương và địa phương, hơn 20 thông cáo báo chí, khoảng 100 bản ghi nhớ thông tin (information memos) và nhiều cuộc phỏng vấn mỗi năm. Hàng năm, ASN tổ chức buổi giới thiệu cuốn Báo cáo hàng năm (Annual Report) cho các nhà báo;
- Các cơ quan công vụ: hàng năm ASN tổ chức giới thiệu Báo cáo hàng năm cho Quốc hội, phát triển mối quan hệ với các Bộ, ngành có liên quan để báo cáo về hoạt động và nhiệm vụ của mình và để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của mình, thường xuyên liên hệ với Ủy ban Thông tin địa phương (CLI). ASN cũng là đại diện trong 35 thành viên của Uỷ ban cấp cao về minh bạch và thông tin về an toàn hạt nhân (HCTISH);
- Các chuyên gia, cơ sở được cấp phép, các học viện và các hiệp hội: cung cấp ấn phẩm, tổ chức hoặc cùng tham gia vào các hội nghị quốc tế, hội nghị chuyên đề, hội thảo và nhiều sự kiện khác;
- Dân chúng: ASN coi trọng việc người dân phải được thông tin và phải được tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề hạt nhân.
Để thực hiện được các mục tiêu trong chiến lược thông tin, ASN có các công cụ thông tin đa dạng: website www.asn.fr, báo cáo hàng năm, tạp chí “Controle” xuất bản 3 tháng 1 lần từ năm 1978, tờ thông tin nội bộ Newsletter của ASN, trung tâm thông tin công chúng của ASN bao gồm khu thư viện, khu trưng bày và phòng chiếu phim đồng thời là phòng họp báo, các cuộc họp báo và thông cáo báo chí, các cuộc triển lãm, chiến dịch phát viên i-ốt cho người dân sống gần nhà máy điện hạt nhân và mạng xã hội (Twitter, Facebook, Google + and Youtube, Dailymotion, Lindedin và Video).
Bên cạnh đó, ASN rất coi trọng thông tin nội bộ như là một phần của chiến lược thông tin chung của ASN, giúp giải thích và chia sẻ về các quyết định của ASN cho tất cả thành viên ASN đều biết, góp phần nâng cao văn hoá thông tin trong nội bộ ASN và cam kết của nhân viên với sứ mệnh của cơ quan. Trong thông tin nội bộ cũng có các công cụ thông tin riêng như Tạp chí Transparence xuất bản 3 số mỗi năm, Báo cáo hàng năm nội bộ và Mạng nội bộ OASIS. Một trong các mục tiêu của thông tin nội bộ là nhằm nâng cao “Văn hoá thông tin”,
35
ASN đã cố gắng để toàn bộ nhân viên được tham gia vào nhiệm vụ truyền thông, thực hiện đào tạo truyền thông phù hợp cho từng nhân viên (ví dụ như đào tạo qua các cuộc diễn tập ứng phó sự cố có trả lời báo chí, đào tạo người phát ngôn, đào tạo thanh tra viên trong việc đưa ra các thông cáo báo chí về kết luận thanh tra,..); đào tạo nhân viên về các thách thức mới (phương pháp để thông tin tốt hơn, các vấn đề và nguy cơ của thông tin tuyên truyền,..); và thành lập một nhóm truyền thông nội bộ bao gồm trưởng của 11 chi nhánh vùng và 7 phòng kỹ thuật của ASN nhằm nâng cao sự thống nhất và hiệu quả của các hoạt động truyền thông.